Khái niệm, cấu tạo và ưu nhược điểm chiller giải nhiệt nước

20-03-2024, 2:50 pm 2497

Chiller giải nhiệt nước là một trong những hệ thống làm mát hiệu quả đang được sử dụng rộng rãi tại các xưởng sản xuất hiện nay đặc biệt là công nghiệp nặng. Mặc dù sở hữu thiết bị hữu ích này nhưng không phải ai cũng nắm chắc được về khái niệm, cấu tạo của sản phẩm. Vậy thì hãy theo dõi những thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây của Đặng Gia nhé!

Tìm hiểu hệ thống chiller và chiller giải nhiệt nước

Chiller là thiết bị được dùng để sản xuất nước lạnh, ứng dụng rộng rãi trong các nhà máy sản xuất công nghiệp hay trung tâm thương mại hiện nay.

sơ đồ lắp đặt hệ thống chiller

Sơ đồ lắp đặt của hệ thống điều hòa trung tâm chiller

Hệ thống chiller còn có tên gọi khác là hệ thống điều hòa trung tâm chiller. Đây là loại máy sinh ra nguồn lạnh để làm lạnh các đồ vật, thực phẩm,...Nước được làm lạnh qua bình bốc hơi, nhiệt độ thường vào 12 độ và ra 7 độ.

Hiện trên có 2 loại chiller đó là chiller giải nhiệt gió (air cooling chiller) và chiller giải nhiệt nước (water chiller). Trong đó hệ thống chiller giải nhiệt nước nhận được nhiều đánh giá, phản hồi tích cực từ người dùng.

Chiller giải nhiệt nước là một hệ thống máy làm lạnh nước công nghiệp; nhiệt độ nước tạo ra từ 6- 30 độ C. Water chiller sử dụng công suất điện năng tiêu thụ để tách nhiệt nóng và nhiệt lạnh. Nhiệt nóng sẽ không sử dụng và được thải ra ngoài môi trường bằng tháp giải nhiệt cooling tower. Phần nhiệt lạnh sẽ được sử dụng để tạo ra nước lạnh phục vụ cho việc điều hòa không khí tại trung tâm thương mại, nhà sách siêu thị,...hay giải nhiệt công nghiệp.

Cấu tạo chiller giải nhiệt nước

Chiller tản nhiệt nước có cấu tạo gồm 4 phần chính đó là:

Dàn bay hơi chiller

Dàn bay hơi chiller có 3 loại như sau.

  • Bay bơi loại khô: Nước được dẫn qua bình, gas bay hơi bên trong ống đồng. Lúc này nước chảy theo dạng hình sin nhờ các tấm định nước giúp tăng quãng đường nước chảy và hiệu suất trao đổi nhiệt.
  • Bay hơi loại ngập dịch: Loại này có hiệu suất làm việc cao, thường áp dụng cho máy có công suất 100 tons lạnh trở lên. Nước sẽ chảy trong ống trùm, gas lạnh sẽ sôi xung quanh để tối ưu hóa khả năng truyền nhiệt.
  • Bay hơi bằng tấm PHE INOX: Được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực thực phẩm nên nước cần có chất lượng tốt để không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Ngoài ra còn được dùng trong trường hợp nước không đảm bảo điều kiện pH (có PH từ 6.5 đến 7.5) và các ngành hóa chất.

Máy nén lạnh

các loại máy nén lạnh trong hệ thống chiller

Các loại máy nén lạnh trong hệ thống chiller giải nhiệt nước

Hiện nay, có nhiều lại máy nén lạnh để người dùng có thể chọn lựa, cụ thể:

  • Máy nén lạnh piston: Được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực dân dụng là máy nén 1 cấp với công suất làm việc nhỏ hơn 3HP. Đối với máy nén 2 cấp sẽ được dùng cho ngành công nghiệp âm sâu, công suất lên tới 100HP
  • Máy nén xoắn ốc: Là loại thiết bị có tỷ số nén trung bình nhưng lưu lượng khá lớn, được dùng cho chiller chạy dương có công suất làm việc nhỏ hơn 30HP.
  • Máy nén trục vít: Máy nén này có tỷ số nén trung bình, lưu lượng lớn nên phù hợp với chiller chạy dương có công suất lớn hơn 30HP.
  • Máy nén ly tâm: Có 2 loại đó là loại ly tâm nhỏ turbo 60tons- 300 tons và ly tâm lớn từ 300 tons đến hàng nghìn tons.

Dàn nóng chiller

Ống đồng có thiết kế dạng thẳng từ đầu này sang đầu kia, nước sẽ được bơm qua giàn ống chùm và thực hiện nhiệm vụ giải nhiệt cho gas.

Tủ điều khiển

Tủ điều khiển có tác dụng điều khiển hoạt động của hệ thống chiller. Với máy nén xoắn ốc sẽ không có điều khiển tải nên người dùng chỉ điều khiển qua ON/OFF. Còn máy nén trục vít điều khiển giảm tải 25%-50%-75%-100% thông qua việc sử dụng thanh trượt để làm giảm tỉ số nén.

Ưu - nhược điểm của chiller giải nhiệt nước

Ưu điểm

  • Các ống nước lạnh được thiết kế nhỏ gọn nên dễ dàng lắp đặt trong các tòa nhà cao tầng, xưởng sản xuất công nghiệp mà không tiêu tốn nhiều không gian diện tích.
  • Hệ thống chiller giải nhiệt nước vận hành ổn định dù phải làm việc liên tục trong thời gian dài mà không gặp phải sự cố phát sinh nào.
  • Water Chiller có thiết kế đặc biệt với nhiều cấp giảm tải, giúp người dùng điều chỉnh được phụ tải để phù hợp với công suất làm việc, tiết kiệm điện năng tiêu thụ. Thông thường mỗi máy sẽ có từ 3 đến 5 cấp giảm tải.

hệ thống chiller giải nhiệt nước

Hệ thống chiller giải nhiệt nước giúp cho máy móc vận hành ổn định

  • Công suất làm việc lớn từ 5 tons đến hàng ngàn tons nên đem tới hiệu quả làm mát lớn.
  • Được cấu thành từ nhiều vật liệu tốt, các chi tiết ráp nối chắc chắn cho phép người dùng lắp đặt máy ở nhiều điều kiện môi trường khác nhau.
  • Hệ thống được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, trung tâm thương mại, siêu thị,...

Nhược điểm

  • Người dùng cần phải lắp đặt trong một phòng máy riêng biệt
  • Tính tự động hóa không cao nên cần có chuyên viên phụ trách thường xuyên kiểm tra, theo dõi.
  • Công tác vận hành, bảo dưỡng, vệ sinh khá phức tạo đòi hỏi thợ sửa chữa có trình độ chuyên môn cao.
  • Điện năng tiêu thụ lớn, mức chi phí đầu tư khá cao.

Nên mua chiller giải nhiệt nước hay gió?

nên mua chiller giải nhiệt nước không

Nên mua chiller giải nhiệt nước hay gió?

Mỗi một hệ thống giải nhiệt chiller đều có những tính năng nổi bật riêng, tuy nhiên vẫn có khá nhiều người dùng không biết nên chọn mua chiller giải nhiệt nước hay gió. Vậy thì hãy theo dõi sự so sánh nhỏ dưới đây của chúng tôi.

Cấu tạo

Chiller giải nhiệt gió được thiết kế với toàn bộ dòng giải nhiệt và đặt trong một thiết bị độc lập còn chiller giải nhiệt nước thì lại được đặt trong CRAC.

Nguyên lý làm việc

Hệ thống giải nhiệt nước hoạt động dựa trên nguyên lý bay hơi của nước để giải nhiệt và quá trình này diễn ra liên tục cho đến khi đạt nhiệt độ lý tưởng cho quá trình vận hành máy móc và thiết bị trong nhà xưởng.

Ngược lại, chiller giải nhiệt gió thực hiện quá trình trao đổi nhiệt trực tiếp từ khí gas nóng có áp suất cao với không khí để loại bỏ lượng nhiệt dư thừa trong quá trình vận hành của máy móc.

vai trò của tháp giải nhiệt

Tháp giải nhiệt giữ vai trò quan trọng trong chiller giải nhiệt nước

Dù là chiller giải nhiệt gió hay giải nhiệt nước thì đây đều là những sản phẩm đáng để người dùng đầu tư. Với các nhà xưởng có số lượng máy móc cần giải nhiệt thường xuyên thì hệ thống chiller giải nhiệt nước sẽ là sự lựa chọn phù hợp nhất. Còn với hệ thống giải nhiệt gió chỉ thực sự thích hợp những trung tâm, nhà máy có nhu cầu làm mát ít hay những nguồn nước bị ô nhiễm hoặc ít.

Một trong những thiết bị không thể thiếu trong quá trình làm việc của hệ thống đó là tháp giải nhiệt. Người dùng nên chọn mua sản phẩm tháp làm mát đến từ các thương hiệu nổi tiếng như Liangchi, Kumisai,..để hiệu quả giải nhiệt tốt hơn.

Trên đây là những thông tin chi tiết về hệ thống chiller giải nhiệt nước, hy vọng sẽ hữu ích với quý khách hàng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, quý khách hàng hãy liên hệ ngay tới điện máy Đặng Gia theo hotline 0977.658.099 - 0983.530.698 - 0983.113.582 - 0965.327.282.

Chia sẻ nhận xét của bạn về Khái niệm, cấu tạo và ưu nhược điểm chiller giải nhiệt nước

Tin liên quan
Hỗ trợ online 8:00 - 18:00 | Đặt hàng online 24.24
Hỗ trợ nhanh 24/24: 0983 530 698
icon

TP.HN: -- 0983 530 698 - 0977 658 099

TP.HCM: 0965 327 282 - 0983 113 582

icon

Email: info@trungtammuasam.vn