Thương hiệu
Dung tích bình chứa

Khí nén được tạo ra bởi máy nén khí sẽ được chuyển đến bình khí nén, phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Vậy bình chứa khí nén là gì? Có công dụng như thế nào? Làm sao để tính được thể tích bình chứa khí phù hợp với hệ thống nén khí? Cùng tìm hiểu nhé!

Bảng giá bình chứa khí nén

Nhìn chung, giá bán bình chứa hơi rất đa dạng, dao động từ vài triệu cho đến vài chục triệu đồng tùy theo dung tích bình chứa. Để đảm bảo an toàn khi sử dụng, bạn nên lựa chọn những đơn vị bán uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm để mua hàng.

Dưới đây là bảng báo bình chứa khí nén theo thể tích, khách hàng có thể tham khảo để lựa chọn bình có dung tích phù hợp với điều kiện kinh tế:

Thể tích (Lít) Chiều cao(mm) Đường kính(mm) Độ dày(mm) Giá bán(VNĐ)
Bình khí nén 100l 1300 400 6 4.000.000
Bình tích khí 180L 1500 400 6 5.000.000
Bình chứa khí 230L 1500 450 6 5.500.000
Bình khí nén 300L 1800 500 6 6.500.000
Bình chứa khí nén 500 lít 2100 600 6 8.500.000
Bình chứa khí nén 1000L 2200 850 6 11.500.000
Bình khí nén 1500 lít 1980 1050 8 23.500.000
Bình chứa khí 2000 lít 2480 1050 8 29.500.000
Bình khí nén 3000L 2580 1270 8 35.500.000
Bình chứa khí nén 4000L 2660 1460 8 41.500.000
Bình khí nén 5000l 3600 1380 8 45.500.000

Bình chứa khí nén là gì?

Bình khí nén hay còn được gọi là bình tích khí, bình chứa hơi. Đây là thiết bị được trang bị cùng máy nén khí trong hệ thống khí nén, có nhiệm vụ chính là tích trữ khí nén. Khí nén được lưu trữ trong bình vẫn giữ nguyên được giá trị áp suất, đáp ứng nhu cầu sử dụng đột xuất của nhà xưởng mà máy nén khí không có khả năng cung cấp kịp thời.

Bình chứa hơi máy nén khí

Bình chứa hơi máy nén khí được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực công nghiệp

Vai trò, nhiệm vụ của bình chứa khí

Lưu trữ khí nén, duy trì hoạt động sản xuất: Bình có nhiệm vụ dự trữ khí nén do máy nén khí tạo ra, giúp cho hoạt động sản xuất diễn ra liên tục và ổn định ngay cả khi máy nén khí xảy ra vấn đề trong thời gian ngắn hay bị mất điện đột ngột.

  • Tách nước trong khí nén: Khí nén đi vào bình tích khí sẽ bị giảm nhiệt xuống, kết hợp với lực ly tâm của dòng khí chuyển động theo dạng xoắn ốc khiến hơi nước ngưng tụ dưới đáy bình, giúp khí nén khô hơn. Sau một thời gian dài sử dụng, bạn mở van xả dưới đáy bình sẽ thấy có một lượng nước chảy ra.
  • Bảo vệ máy sấy khí: Trong hệ thống khí nén, bình khí nén sẽ được lắp sau máy nén khí và trước máy sấy khí nhằm bảo vệ cho máy sấy khí. Nguyên nhân là bởi khí nén được tạo ra từ máy nén khí có nhiệt độ cao, sau khi đi qua bình chứa sẽ giảm bớt nhiệt độ xuống, giúp máy sấy khí vận hành ổn định và hiệu quả hơn.
  • Duy trì sự ổn định của hệ thống sử dụng khí nén: Khí nén được lưu trữ trong bình vẫn giữ nguyên giá trị áp suất ban đầu, đảm bảo khả năng vận hành ổn định cho hệ thống sử dụng khí nén khỏi tình trạng máy nén khí bị tụt áp đột ngột.

 Tác dụng của bình tích áp

Tác dụng của bình tích áp

Các loại bình chứa khí nén

Hiện nay trên thị trường, bình chứa hơi máy nén khí được chia thành nhiều loại khác nhau. Dưới đây là các cách phân loại phổ biến:

Theo chất lượng khí nén

Với cách phân chia này, bình tích khí nén được chia thành 2 loại: bình chứa thông thường và bình chứa khí sạch được làm từ 2 vật liệu khác nhau:

  • Bình chứa khí thường: Được gia công chủ yếu từ thép có khả năng chịu áp suất cao, giá thành rẻ, phù hợp với mọi phân khúc khách hàng.
  • Bình chứa hơi khí nén sạch: Thường được gia công chủ yếu từ inox, không bị oxy hóa hay ăn mòn theo thời gian sử dụng nên không sản sinh các chất độc hại lẫn vào khí nén. Loại bình này được sử dụng chủ yếu trong các ngành công nghiệp như: thực phẩm, y tế,...

Theo áp lực khí

  • Bình chứa khí nén cao áp: Được dùng chủ yếu cho hệ thống khí nén có áp lực làm việc trên 10 bar. Thành loại bình này được thiết kế dày, có khả năng chịu áp lực lớn. 
  • Bình chứa khí công nghiệp: Loại bình này được biết đến rộng rãi hơn; được sử dụng cho hệ thống khí nén có áp lực làm việc dưới 10 bar.

Dung tích bình chứa

Theo cách phân loại này, bình chứa khí nén được chia thành nhiều loại khác nhau như: 50 lít, 100 lít, 200 lít, 500l, 1000 lít, 2000l,... Tùy theo quy mô hệ thống cũng như nhu cầu sử dụng thực tế của đơn vị để lựa chọn sản phẩm có dung tích phù hợp, đảm bảo hiệu quả công việc tốt nhất, không bị gián đoạn.

 Bình dự trữ khí nén có nhiều dung tích khác nhau

Bình dự trữ khí nén có nhiều dung tích khác nhau cho người dùng lựa chọn

Theo hình dạng bình

Hiện nay trên thị trường đang phổ biến hai loại bình khí nén có dạng hình trụ đứng và hình trụ nằm. Cả hai loại đều được trang bị thêm phần chân đế nên rất thuận tiện cho quá trình lắp đặt và sử dụng.

Cấu tạo bình chứa khí nén

Bình tích khí nén có cấu tạo khá đơn giản, gồm có các bộ phận sau:

Vỏ bình khí nén

Đây là bộ phận quan trọng nhất của bình chứa, được gia công từ kim loại cao cấp cho độ bền cao và có khả năng chịu được áp lực của khí nén trong bình.

Vỏ ngoài của bình thường được nhà sản xuất phủ lớp sơn tĩnh điện có khả năng chống gỉ sét, chống ăn mòn, giúp bình luôn bền đẹp theo thời gian dù được lắp đặt trong điều kiện môi trường ẩm ướt, thường xuyên phải tiếp xúc với nước mưa.

Lõi bình

Đây là nơi chứa khí nén dự trữ. Lõi bình được thiết kế với 2 đầu ra và vào của dòng khí. Trong lõi bình có chứa khí Nito giúp duy trì ổn định áp lực của khí nén trong bình.

Các phụ kiện đi kèm

Đi kèm với bình tích áp khí nén còn có một số phụ kiện khác như: đồng hồ áp suất, rơ le, van xả,... đảm bảo an toàn khi sử dụng và giúp thiết bị vận hành ổn định, hiệu quả nhất.

Cấu tạo của bình chứa khí

 

Cấu tạo của bình chứa khí

Cách tính thể tích bình chứa khí nén phù hợp với công suất máy nén khí

Việc chọn bình chứa hơi khí nén phù hợp với công suất máy là vô cùng quan trọng, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Nếu chọn bình có dung tích quá lớn sẽ rất lãng phí, đầu tư nhiều chi phí mà không sử dụng hết.

Ngược lại, nếu chọn bình có dung tích nhỏ sẽ khiến máy nén khí ra tải và vào tải liên tục, làm giảm tuổi thọ của máy. Hơn nữa, do lưu lượng khí nén tích trữ quá ít nên không thể đáp ứng hết nhu cầu sử dụng, gây ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.

 Cách tính thể tích bình chứa khí nén phù hợp

Các cách tính thể tích của bình chứa phù hợp với máy nén khí

Để khắc phục tình trạng trên, người ta đã nghiên cứu và cho ra đời nhiều cách tính dung tích bình chứa khí nén. Trong đó phổ biến nhất là 2 cách tính sau:

Cách tính số 1

Công thức tính: V = CS  40.

Trong đó:

  • V: Thể tích bình chứa (lít)
  • CS: Công suất hoạt động của máy nén khí (HP)

Dưới đây, chúng tôi đã tính toán sẵn dung tích bình tích khí nén đối với một số dòng máy, xin mời các bạn tham khảo:

 Bảng dung tích bình chứa khí nén thông dụng

Bảng dung tích bình chứa khí nén thông dụng

Cách tính số 2

Công thức tính dung tích bình chứa khí nén như sau:

VR = (t1 + t2 )  Qs  Pa   x(1 - x)D

Trong đó:

  • VR : Thể tích của bình chứa khí
  • t1: Thời gian tải (phút)
  • t2: Thời gian không tải (phút) (t1+ t2 ≥ 0.5 phút)
  • Qs: Lưu lượng khí nén (m3/ phút)
  • Pa : Áp suất của khí quyển (bar)
  • D: Độ chênh lệch giữa áp suất có tải và không tải (bar)
  • x: Tỷ lệ tại (lưu ý: thể tích bình khí nén lớn nhất nếu x = 0.5).

Tóm lại, để có thể lựa chọn được bình tích áp khí nén có dung tích phù hợp nhất, bạn nên vận dụng cả hai cách tính trên nhé!

 Lưu ý khi mua bình khí nén

Xác định đúng nhu cầu sử dụng

Tiêu chuẩn đầu tiên khi mua bình chứa khí nén là sự phù hợp. Bạn nên chọn bình có kích thước, dung tích và áp suất làm việc phù hợp với hệ thống khí nén của đơn vị và nhu cầu sử dụng thực tế. Nhờ vậy sẽ đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng, mang lại nhiều giá trị kinh tế. Ngoài ra, bạn cũng cần kiểm tra kỹ xem bình có dấu hiệu bị rạn nứt, móp méo, han gỉ mối hàn, phồng thành bình hay không để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng.

Chọn bình khí nén phù hợp với địa hình của nhà xưởng

Tùy từng khu vực lắp đặt mà bạn có thể lựa chọn bình ngang hoặc bình dọc cho phù hợp nhằm sử dụng không gian một cách hiệu quả. Với những không gian có diện tích nhỏ hẹp, nên dùng những chiếc bình dọc. Ngược lại, không gian rộng rãi thì có thể lựa chọn dáng bình ngang.

Chú ý đến các phụ kiện đi kèm với bình

Các phụ kiện đi kèm như van xả hơi, đồng hồ đo áp suất, đường ống dẫn ngoài,... phải chất lượng và trang bị đầy đủ. Bởi những phụ kiện này sẽ ảnh hưởng trực tiếp hiệu quả hoạt động, hạn chế tình trạng thất thoát khí nén.

Lựa chọn đơn vị bán bình khí nén uy tín

Bình tích áp khí nén chất lượng phải được đăng ký sử dụng và có chứng nhận kiểm định an toàn thiết bị (Kiểm định KTAT) Hầu hết những sản phẩm chính hãng này chỉ được phân phối bởi những đơn vị bán uy tín. Do vậy, bạn cần phải lưu ý khi lựa chọn.

Hơn nữa khi mua hàng tại những đơn vị bán uy tín, khách hàng sẽ được tư vấn kỹ lưỡng hơn để lựa chọn sản phẩm phù hợp. Đồng thời được hưởng dịch vụ bảo hành rõ ràng, mang lại sự an tâm khi sử dụng.

Hướng dẫn cách lắp đặt và sử dụng bình khí nén

Cách lắp đặt bình tích áp khí nén

Thông thường, bình chứa khí được lắp đặt theo 2 phương pháp phổ biến sau:

 + Lắp đặt theo tỉ lệ 1:1:1:1: Đây là cách lắp đặt được sử dụng nhiều nhất. Hệ thống bao gồm các thiết bị được lắp lần lượt như sau:  1 máy nén khí, 1 bình chứa, 1 bộ lọc và 1 máy sấy khí.

 + Lắp đặt theo tỉ lệ 2:1:2:2: Hệ thống gồm có 2 máy nén khí, 1 bình chứa khí, 2 bộ lọc, 2 máy sấy khí. Cách lắp đặt này có lượng khí nhiều hơn, phù hợp với những công việc đòi hỏi nguồn khí nén lớn và liên tục. Những nhà xưởng có môi trường làm việc khắc nghiệt, hơi ẩm và nhiệt lượng cao thường lựa chọn cách lắp này để kéo dài tuổi thọ cho hệ thống khí nén.

Ngoài ra khi lắp đặt bình tích khí nén, bạn cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

 - Nên lắp đặt hệ thống trong phòng riêng, thông thoáng, có đầy đủ không gian và ánh sáng.

 - Các thiết bị cần được lắp cách tường và cách nhau từ 1m trở nên.

 - Đảm bảo nhiệt độ phòng luôn dưới 40 độ C, không quá ẩm ướt và có nhiều bụi bẩn. Đồng thời không nên để ánh sáng soi trực tiếp vào bình.

 - Nên lắp đặt bình chứa xa những nơi có nguồn nhiệt hay những vật dễ gây cháy nổ,... Quá trình lắp đặt phải được thực hiện bởi các chuyên viên kỹ thuật, có trình độ chuyên môn cao.

 - Lắp đặt bình theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất. Nếu áp suất máy nén khí cao hơn so với áp suất của bình thì có thể gây ra tình trạng cháy, nổ.

 - Hệ thống điện của hệ thống nên lắp độc lập, đảm bảo hiệu điện thế luôn ổn định và có sự cân bằng. Đồng thời nên lựa chọn loại dây cáp chất lượng, có khả năng chịu tải được công suất hoạt động của toàn hệ thống khí nén.

 Cách lắp đặt bình tích áp khí nén

Quy trình lắp đặt cần được thực hiện bởi các nhân viên kỹ thuật có tay nghề cao

Lưu ý khi sử dụng bình khí nén

 -  Đọc kỹ hướng dẫn về quy trình vận hành trước khi sử dụng bình chứa khí nén.

 -  Trước khi vận hành, phải chắc chắn bình chứa đã được trang bị đầy đủ các thiết bị như: rơ le, van an toàn,...

 -  Đảm bảo người vận hành hệ thống phải có kiến thức về hệ thống khí nén để đảm bảo an toàn tối đa khi sử dụng.

 - Thường xuyên vệ sinh, kiểm tra, bảo dưỡng bình chứa khí nén để kịp thời phát hiện sự cố và có giải pháp khắc phục phù hợp. Quá trình sửa chữa cần được thực hiện bởi nhân viên có tay nghề cao.

Trên đây là thông tin chia sẻ về bình khí nén, hy vọng sẽ là nguồn tham khảo hữu ích giúp quý khách hàng lựa chọn cho mình sản phẩm thích hợp. Mọi câu hỏi thắc mắc cần được giải đáp về sản phẩm này vui lòng liên hệ đến số điện thoại 0977.658.099 - 0983.530.698 để được hỗ trợ giải đáp tốt nhất!

Bình chứa khí nén tương tự

Bình chứa khí nén mới về

Bình chứa khí nén HOT

Bình chứa khí nén khuyến mãi

Hỗ trợ online 8:00 - 18:00 | Đặt hàng online 24.24
Hỗ trợ nhanh 24/24: 0983 530 698
icon

TP.HN: -- 0983 530 698 - 0977 658 099

TP.HCM: 0965 327 282 - 0983 113 582

icon

Email: info@trungtammuasam.vn