Bộ lọc khí nén là gì? Cấu tạo, cách lắp đặt và sử dụng chuẩn

16-11-2023, 11:30 am 12177

Bộ lọc khí nén là bộ phận quan trọng của máy nén khí. Vậy thực chất bộ lọc khí nén là gì, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và phân loại như thế nào? Để có thể nắm được những thông tin chi tiết về bộ phận này, các bạn hãy cùng chúng tôi tham khảo cụ thể trong bài viết dưới đây nhé.

Bộ lọc khí nén là gì?

Bộ lọc khí nén là bộ phận trong máy nén khí có nhiệm vụ chính là tách nước, loại bỏ các chất bẩn có trong khí nén để bôi trơn các thiết bị truyền động. Ngoài ra phụ tùng máy nén khí này còn có nhiệm vụ duy trì và điều chỉnh áp suất trong máy, đảm bảo sự kết nối các chi tiết máy; có vai trò ảnh hưởng đến chất lượng khí nén đầu ra phục vụ công việc.

ký hiệu bộ lọc khí nén

Ký hiệu bộ lọc khí nén

Các chi tiết lõi lọc sẽ có độ lọc từ 0.1 micron ~ 40 micron, muốn khí nén càng sạch thì độ lọc phải càng tinh.

Cấu tạo của bộ lọc khí nén

Bộ lọc khí nén cũng được cấu tạo từ nhiều chi tiết khác như:

  • Van lọc là chi tiết quyết định đến chất lượng của khí nén. Chi tiết này sẽ thực hiện nhiệm vụ tách hơi nước và loại bỏ những tạp chất có trong khí ra khỏi dòng khí nén. Theo đó, khi khí nén được di chuyển đến đây sẽ chuyển động xoáy để từ đó làm văng bụi bẩn và hơi nước ra khỏi khí nén trước khi khí đi đến bình chứa.
  • Phần tử lọc được làm từ sợi thủy tinh hoặc được làm từ: vật liệu tổng hợp, kim loại thêu kết, sợi dây kim loại, giấy… Độ lớn của phần tử lọc này dao động trong khoảng từ 5 µm đến 70 µm.
  • Van điều chỉnh áp suất có nhiệm vụ điều chỉnh áp suất và giữ áp suất luôn ở mức ổn định dù cho áp đầu vào có sự thay đổi. Từ đó giúp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dùng. Bên cạnh đó, van điều chỉnh áp suất sẽ được gắn cùng đồng hồ đo áp, giúp người dùng có thể kiểm tra được mức áp suất trong máy.

cấu tạo bộ lọc khí nén

Cấu tạo của bộ lọc khí nén công nghiệp

  • Van tra dầu hay còn được gọi là bình dầu có nhiệm vụ là chứa dầu bôi trơn để thực hiện phun dầu dưới dạng sương vào khí nén đã lọc sạch, giúp máy bơm nén hoạt động trơn tru và ổn định hơn.

Nguyên lý hoạt động của bộ lọc khí nén

Nguyên lý làm việc của bộ lọc khí nén cũng khá đơn giản, cụ thể là:

Sau khi không khí được tiến hành nén, khí sẽ được dẫn vào bên trong bộ lọc. Tại đây, với sự chuyển động theo chiều xoáy lốc kết hợp với các tấm xoắn của bộ lọc sẽ làm cho dòng khí nén cũng phải chuyển động theo hình xoắn ốc.

Dưới sự tác động của lực ly tâm, nước và các hạt bụi có trong khí nén sẽ bị đánh văng ra ngoài và bám vào thành bình; chỉ có phần không khí là tiếp tục di chuyển qua bộ phận lọc khí. Ở giai đoạn này, bộ lọc chỉ có thể loại bỏ được khoảng 95% chất bẩn thô to.

Sau đó, khí nén tiếp tục phải đi qua màng lọc để lọc một lần nữa nhằm loại bỏ các hạt bụi siêu nhỏ. 

Các chất bẩn này sẽ rơi xuống đáy cốc lọc và tích tụ cho đến khi đầy thì người dùng nên tiến hành xả nước và vệ sinh bộ lọc.

Khí nén sau khi được lọc sạch sẽ đi qua cổng để đến bộ phận điều áp. Tại đây, người dùng sẽ có thể quan sát được áp suất của khí nén thông qua màn hình hiển thị đồng hồ áp suất. Trong trường hợp áp suất khí nén quá cao thì người dùng nên thực hiện điều chỉnh áp suất bằng cách xoay vít vặn điều chỉnh cho phù hợp. Nếu người dùng không thực hiện điều chỉnh thì màng khí sẽ bị đẩy lên để khí nén thoát ra ngoài.

Phân loại bộ lọc khí nén

Do nhu cầu sử dụng của người dùng đang ngày càng lớn do vậy, các hãng sản xuất đã không ngừng nghiên cứu và phát triển để đưa ra thị trường nhiều loại bộ lọc khác nhau. Để giúp khách hàng dễ dàng chọn lựa, chúng tôi đã phân loại bộ lọc khí nén dựa trên các tiêu chí về chức năng, hãng sản xuất. 

Theo chức năng

Hiện nay, bộ lọc khí nén không chỉ có tác dụng lọc tách bụi bẩn mà còn được sử dụng để lọc hạt, lọc mùi, lọc dầu,...

  • Bộ lọc hạt: là thiết kế chuyên dụng để sử dụng cho những công việc chứa nhiều hạt bụi bẩn có kích thước lớn như: hạt sắt, hạt nhôm, hạt nhựa…
  • Bộ lọc than hoạt tính: được sử dụng để hút mùi, hút ẩm và thường được phục vụ sản xuất chế biến nông lâm sản, đóng gói thực phẩm….
  • Bộ lọc hợp nhất có khả năng loại bỏ tốt nước, dầu và các loại bụi bẩn có kích thước siêu nhỏ chỉ khoảng 0.1 mm có trong khí nén. 
  • Bộ lọc nạp khí nén được sử dụng cho những môi trường hóa chất độc hại để có thể loại bỏ chất ô nhiễm có kích thước 0.3 µm.

Phân loại theo hãng sản xuất

  • Bộ lọc khí nén Airtac

Airtac là thương hiệu bộ lọc khí nén nổi tiếng tại thị trường Đài Loan và ngay sau khi có mặt trên thị trường Việt Nam chúng cũng nhanh chóng chiếm được cảm tình người khách hàng.

 bộ lọc khí nén airtac

Bộ lọc khí nén Airtac

  • Bộ lọc khí nén STNC

STNC là một thương hiệu nổi tiếng đến từ Trung Quốc và cũng có mặt tại nhiều cửa hàng ở Việt Nam hiện nay. Do vậy, người dùng cũng có thể dễ dàng lựa chọn được một sản phẩm phù hợp. 

  • Bộ lọc khí nén SMC

Bộ lọc khí nén SMC là sản phẩm đến từ Nhật Bản. Nếu so sánh với 2 thương hiệu trên thì SMC có giá thành cao hơn nhưng lại có khá nhiều ưu điểm vượt trội là tuổi thọ cao, hiệu quả tốt và được thiết kế khá nhỏ gọn. 

bộ lọc khí nén smc

Bộ lọc khí nén SMC của Nhật

Bên cạnh 2 cách phân loại trên, thì bộ lọc khí nén còn được phân loại theo cấu tạo: bộ lọc khí nén đơn và bộ lọc khí nén đôi.

Ưu - Nhược điểm của bộ lọc khí nén

Ưu điểm

  • Thiết kế nhỏ gọn nên dễ dàng lắp đặt và thay thế.
  • Loại bỏ bụi bẩn và hơi nước trong khí nén giúp khí trở nên sạch hơn, khô hơn, đảm bảo chất lượng của khí nén.
  • Hầu hết các sản phẩm đều được chế tạo từ thép không gỉ nên có độ bền cao
  • Phù hợp với nhiều dòng máy khác nhau
  • Giá thành phải chăng

Nhược điểm của sản phẩm bộ lọc khí

Bên cạnh cách ưu điểm trên thì bộ lọc khí nén cũng còn một điểm hạn chế là: Do bộ lọc khí nén thường được lắp bên ngoài nên dễ bị va đập, nứt vỡ. 

Một số lưu ý khi lắp đặt và cách sử dụng bộ lọc khí nén

Cũng như các bộ phận khác của máy bơm khí nén, để có thể kéo dài tuổi thọ của bộ lọc khí nén thì người dùng cần biết cách sử dụng làm sao cho đúng cách. Dưới đây là một vài lưu ý cần thiết khi lắp đặt và sử dụng bộ lọc khí nén:

  • Người dùng cần nắm được cách lắp bộ lọc khí nén, xem xét kỹ và lắp đặt bộ lọc khí theo đúng chiều dòng chảy quy định. Đồng thời tiến hành vệ sinh, xả cặn trong chén lọc thường xuyên để thiết bị hoạt động ổn định.
  • Khi nén thường xuyên bị thoát ra ngoài do van điều áp bị lắp ngược chiều. Chính bởi vậy, hãy luôn đảm bảo van điều áp luôn được lắp chính xác nhé. Bên cạnh đó, bạn nên đặt mức áp suất

cách lắp bộ lọc khí nén

Tiến hành lắp đặt chính xác bộ lọc để đảm bảo thiết bị hoạt động ổn định 

Hiện nay, các hãng sản xuất đã nghiên cứu và tích hợp thêm bộ phận vi xử lý thay cho đồng hồ hiển thị; bộ phận này sẽ chỉ thị màu để người dùng dễ dàng nhận biết khi nào cần tiến hành thay mới lõi lọc.

Trên đây là những thông tin chi tiết về bộ lọc khí nén. Mong rằng với những chia sẻ trên các bạn đã có thể nhưng kiến thức cần thiết để có thể sử dụng máy nén khí hiệu quả. Bên cạnh đó, khi chọn mua bộ lọc khí nén thì các bạn nên tìm đến các địa chỉ bán hàng uy tín để tránh mua phải các sản phẩm kém chất lượng nhé.

Chia sẻ nhận xét của bạn về Bộ lọc khí nén là gì? Cấu tạo, cách lắp đặt và sử dụng chuẩn

Tin liên quan
Hỗ trợ online 8:00 - 18:00 | Đặt hàng online 24.24
Hỗ trợ nhanh 24/24: 0983 530 698
icon

TP.HN: -- 0983 530 698 - 0977 658 099

TP.HCM: 0965 327 282 - 0983 113 582

icon

Email: info@trungtammuasam.vn