Van tiết lưu là loại van được ứng dụng trong rất nhiều loại máy móc như máy nén khí, điều hòa, máy rửa xe,... Tuy nhiên, nhiều người chưa hiểu rõ về loại van này cũng như cấu tạo và nguyên lý vận hành. Do đó, mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Van tiết lưu nói chung hay van tiết lưu sang A, van tiết lưu điều hòa, van tiet luu may lanh,... nói riêng là thuật ngữ chỉ một loại van có chức năng điều chỉnh lưu lượng dung môi bằng độ mở của van. Mở van to thì lưu lượng đi qua nhiều, mở nhỏ thì lưu lượng đi qua vừa phải.
Hình ảnh van tiết lưu
Trong một hệ thống người ta có thể sử dụng một hoặc nhiều van để lắp đặt tại nhiều vị trí khác nhau để đảm bảo cho máy móc vận hành ổn định, thông suốt. Vì thường sử dụng trong môi trường hóa chất, dầu, hơi nên các van tiết lưu thường được làm từ chất liệu tốt như: thép, đồng, inox,... có thể chịu được áp suất và nhiệt độ cao, không bị oxi hóa và ăn mòn.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại van điều tiết lưu lượng. Mỗi một loại lại có cấu tạo cũng như đặc điểm riêng. Để có thể hiểu được cấu tạo của chúng thì chúng ta cần tìm hiểu từng loại van.
Hình ảnh van tiết lưu thủy lực
Loại van này còn được gọi là van điều tiết lưu lượng nước hay van tiết lưu 1 chiều. Cũng tương tự như van 1 chiều, loại van này chỉ có thể điều chỉnh dòng chảy theo một chiều và không thể điều chỉnh theo chiều ngược lại. Cấu tạo gồm có 2 cuộn dây, ống đàn hồi, nam châm vĩnh cửu, cánh chạm, miệng phun dầu, càng đàn hồi.
Hình ảnh van tiết lưu khí nén
Đây là loại van làm giảm tốc độ của dòng chảy khí nén trong mạch nén khí của máy nén khí hoặc hệ thống khí nén. Loại van này còn được gọi là van tiết lưu 2 chiều.
Các loại van điều tiết khí nén phổ biến:
Hình ảnh van tiết lưu tay
Đây là loại van điều tiết khí nén đơn giản gồm các bộ phận như: cửa khí vào – ra, thân van, màng chắn, chốt chắn, vít vặn. Tất cả các bộ phận được kết nối chặt chẽ với nhau. Loại van này có kích thước khá nhỏ với chiều dài từ 0.4 – 0.8mm cùng tiết diện từ 0.4 – 0.5mm. Thường được sử dụng trong các hệ thống máy móc có quy mô nhỏ.
Hình ảnh van tiết lưu điện tử
Hoạt động dựa vào một hoặc nhiều tín hiệu đo được trong các hệ thống tại nhiều hay 1 vị trí cụ thể. Khi nhận được tín hiệu, van sẽ điều chỉnh lưu lượng thể tích của dòng chảy đi qua van.
Van này gồm các bộ phận sau: màng giãn nở, thanh van, lò xo điều chỉnh, vít điều chỉnh, bộ điều khiển, sụn cân bằng áp suất, đường chỉnh van, đề van, kim van.
Hình ảnh van tiết lưu nhiệt
Đây là loại van dựa vào sự thay đổi của nhiệt độ tại điểm đo để thay đổi lưu lượng thể tích đi quan van. Loại van này gồm có van tiết lưu cân bằng trong và van tiết lưu cân bằng ngoài.
Hiện nay có nhiều loại van tiết lưu, mỗi loại sẽ có những khác biệt trong quá trình vận hành. Tuy nhiên các loại van này đều vận hành theo nguyên lý sau: Khi dung môi đi qua van được lắp trên đường ống thì áp suất dòng chảy sẽ giảm xuống do ma sát mạnh và những dòng xoáy được sinh ra. Áp suất sẽ phụ thuộc vào bản chất, trạng thái của dung môi cũng như độ co hẹp của ống dẫn và tốc độ dòng chảy.
Dựa vào nguyên lý hoạt động người ta chia van điều tiết lưu lượng ra thành 2 loại là van tiết lưu chảy tầng và van tiết lưu chảy rối.
Chế độ chảy tầng
Khi dung môi chảy qua một ống dẫn có kích thước l/d>10 thì chế độ chảy của dung môi trong ống được gọi là chảy tầng. Theo chế độ này, dung môi sẽ đi theo rãnh xoắn. Có thể thay đổi chiều dài rãnh xoắn bằng cách tăng giảm số vòng xoắn nhờ một vít vặn. Số vòng xoắn và tiết diện rãnh liên quan trực tiếp tới giá trị tụt áp suất theo yêu cầu.
Tuy nhiên, loại van tiết lưu này gây hao phí áp lực của dung môi do ma sát theo độ dài của rãnh và lưu lượng phụ thuộc phần lớn vào nhiệt độ của dung môi.
Chế độ chảy rối
Đặc điểm của chế độ chảy rối là rút ngắn chiều dài van. Nhờ đó, sự tụt áp và lưu lượng sẽ không hao phí áp lực và không phụ thuộc vào nhiệt độ cũng như tính chất của dung môi. Chính vì thế mà van ổn định hơn chế độ chảy tầng, hiệu quả công việc được nâng cao.
Van gồm 2 bộ phận chính là bộ phận đứng yên: thân van và bộ phận di chuyển: chốt chắn, đầu vít, cuộn dây,... Người dùng chỉ cần gắn chúng cố định lại với nhau, đầu vít có thể gắn với tay quay để dễ điều chỉnh lưu lượng dòng chảy.
Để có thể đạt được hiệu quả điều chỉnh lưu lượng dòng chảy tốt nhất thì khi lắp đặt cần phải đúng vị trí, đúng chiều, sử dụng đúng cách.
Cách điều chỉnh van tiết lưu sau khi lắp xong:
Sau khi lắp xong, bạn điều chỉnh lại van tiết lưu cho phù hợp với nhu cầu
Trên đây là những thông tin khái quát nhất về van tiết lưu. Nếu còn câu hỏi nào cần giải đáp hoặc muốn mua van tiết lưu cũng như các phụ tùng thiết bị công nghiệp khác quý khách hàng hãy gọi ngay tới số hotline 0983.113.582 - 0965.327.282 của Đặng Gia để được nhân viên tư vấn, hướng dẫn.
Chia sẻ nhận xét của bạn về Van tiết lưu: Cấu tạo, nguyên lý, phân loại và cách điều chỉnh