Mẹo xử lý giày bị mốc hiệu quả trong nháy mắt tại nhà

Admin 02-10-2024, 10:42 am 8

Giày bị mốc không chỉ gây khó chịu mà còn làm mất đi vẻ đẹp thẩm mỹ đôi giày của bạn. Vậy làm thế nào để xử lý những vết mốc cứng đầu này? Cùng tìm hiểu nguyên nhân và tham khảo 6 phương pháp tẩy mốc giày hiệu quả dưới đây của Điện máy Đặng Gia để bạn “bắt mạch chẩn bệnh” cũng như xử lý đúng cách.

Nguyên nhân phổ biến khiến giày bị mốc

Giày bị mốc là điều không thể tránh khỏi trong quá trình sử dụng nhất là đối với những đôi giày vải. Nguyên nhân giày bị mốc có thể đến từ thời tiết, môi trường bảo quản cho đến cách sử dụng và bảo quản giày sai cách.

 Thời tiết ẩm ướt khiến giày bị mốc

Thời tiết ẩm ướt khiến giày bị mốc

  • Thời tiết ẩm ướt: Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến giày bị mốc xanh hoặc mốc đen. Khi giày tiếp xúc với nước trong thời gian dài mà không được vệ sinh và làm khô đúng cách khiến vết mốc xuất hiện ngày càng nhiều. Đây là nguyên chủ yếu khiến giày vải bị mốc.
  • Không vệ sinh đúng cách: Đế giày bị mốc có thể là do sau khi sử dụng bạn không lau chùi hay giặt sạch.
  • Bảo quản sai cách: Đặt giày ở nơi thiếu thoáng khí, đặc biệt trong các khu vực kín như tủ giày không có thông gió hoặc phòng ẩm thấp cũng làm cho giày bị ẩm mốc nhanh chóng.
  • Không phơi khô sau khi giặt: Nếu bạn giặt giày nhưng không phơi khô hoàn toàn trước khi cất đi sẽ khiến cho giày vải bị mốc.

TOP 6 cách xử lý giày bị mốc đơn giản nhất

Giày bị mốc thì phải làm sao? Giầy bị mốc làm thế nào? Giày bị mốc đen phải làm sao? là thắc mắc của rất nhiều người. Để tẩy mốc giày nhanh chóng ngay tại nhà thì bạn đừng bỏ qua 9 cách dưới đây.

Cách tẩy mốc giày bằng giấm ăn

Giấm ăn là nguyên liệu quen thuộc trong bếp và cũng được sử dụng để xử lý giày bị mốc nhanh chóng. Cách xử lý giày vải bị mốc bằng giấm ăn như sau:

  • Pha giấm với nước theo tỷ lệ 1:1.
  • Dùng khăn mềm thấm dung dịch và lau đều lên bề mặt giày bị mốc. 
  • Để trong 10-15 phút, sau đó lau lại bằng khăn ẩm sạch.

Sử dụng giấm ăn để làm sạch vết mốc giày 

Sử dụng giấm ăn để làm sạch vết mốc giày

Tẩy mốc giày bằng baking soda

Baking soda là chất tẩy rửa tự nhiên có khả năng làm sạch và khử mùi rất hiệu quả. Để tẩy mốc giày, bạn có thể rắc baking soda lên bề mặt giày, sau đó dùng bàn chải nhẹ nhàng chà xát. Sau khoảng 30 phút, dùng khăn ẩm lau sạch lại.

Baking soda thích hợp để tẩy mốc cho mọi loại giày, từ giày da lộn bị mốc đến giày thể thao bị mốc.

Cách xử lý giày bị mốc bằng cồn

Tẩy giày trắng bị mốc bằng cồn cũng rất hiệu quả. Cồn có khả năng khử trùng và diệt khuẩn mạnh, giúp loại bỏ nấm mốc trên giày mà không làm hỏng chất liệu như một số chất tẩy rửa khác. Cách cách tẩy mốc giày bằng cồn như sau:

  • Chuẩn bị một lọ cồn 70% hoặc 90%, khăn mềm hoặc bông gòn và bàn chải mềm. 
  • Lau sạch bề mặt giày bằng khăn ẩm hoặc bàn chải để loại bỏ lớp bụi ban đầu.
  • Dùng bông gòn hoặc khăn thấm cồn và nhẹ nhàng lau lên khu vực bị mốc. Nếu vết mốc lan rộng, có thể dùng bàn chải mềm để chà nhẹ, giúp cồn thấm đều và làm sạch nhanh hơn. 
  • Sau khi lau bằng cồn hãy để giày khô tự nhiên ở nơi thoáng mát. Nếu cần, bạn có thể lau lại giày bằng khăn ẩm sạch để loại bỏ hoàn toàn mùi cồn.

Lau sạch giày trước khi tẩy vết mốc bằng cồn 

Lau sạch giày trước khi tẩy vết mốc bằng cồn

Tẩy mốc giày bằng giấy nhám

Việc tẩy mốc giày thể thao bằng giấy nhám là một phương pháp hiệu quả nhưng cần thực hiện đúng cách để tránh làm hỏng bề mặt giày. Bạn nên tìm mua giấy giám có độ mịn cao (từ 200 grit trở lên) để tránh làm xước hoặc hỏng chất liệu giày. Đối với giày da hoặc da lộn không nên sử dụng phương pháp này bởi bề mặt giày dễ bị xước khi dùng giấy nhám.

Cách xử lý giày bị mốc bằng giấy nhám như sau:

  • Dùng bàn chải mềm hoặc khăn ẩm để loại bỏ bụi bẩn đang bám trên bề mặt giày.
  • Dùng giấy nhám chà nhẹ nhàng lên vùng bị mốc.
  • Bạn nên bắt đầu từ những vùng nhỏ và kiểm tra xem bề mặt giày có bị tổn thương không. Sau đó chà từ từ và đều tay đến khi hoàn tất.

Sau khi tẩy mốc, giày có thể bị khô hoặc mất độ bóng, hãy sử dụng các sản phẩm chuyên dụng để làm mềm và phục hồi bề mặt giày.

Lưu ý: Cách làm sạch giày bị mốc này chỉ áp dụng cho giày có vết mốc nhẹ. Nếu giày bị mốc nặng hoặc làm từ chất liệu khó xử lý nên cân nhắc mang đến các cửa hàng vệ sinh giày chuyên nghiệp.

Tẩy mốc giày bằng nước Javen

Nước Javen là một chất tẩy mạnh, thường được sử dụng để làm sạch vết mốc trên các bề mặt khó. Tuy nhiên khi áp dụng cho giày, đặc biệt các loại giày da, da lộn hay vải màu cần phải cẩn trọng để không làm phai màu hoặc hỏng chất liệu.

Cách làm giày hết mốc bằng nước Javen như sau:

  • Pha loãng với nước Javen theo tỷ lệ 1:5 để giảm độ mạnh của chất tẩy. 
  • Sử dụng bàn chải mềm hoặc vải sạch nhúng vào dung dịch và nhẹ nhàng chà lên vùng bị mốc.
  • Sau khi tẩy mốc xong rửa lại khu vực vừa chà bằng nước sạch hoặc lau kỹ bằng khăn ẩm để loại bỏ hoàn toàn nước Javen còn sót lại. 
  • Cuối cùng để giày khô tự nhiên ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp để không làm hỏng chất liệu giày.

Pha nước Javel đúng tỷ lệ để xử lý giày bị mốc 

Pha nước Javel đúng tỷ lệ để xử lý giày bị mốc

Tẩy mốc giày bằng xà phòng

Cách tẩy mốc giày vải bằng xà phòng là một phương pháp an toàn, dễ thực hiện và phù hợp với nhiều chất liệu giày. Để tẩy mốc hiệu quả, bạn cần chuẩn bị một loại xà phòng nhẹ như xà phòng rửa tay hoặc xà phòng chuyên dụng cho giày. Ngoài ra, nước ấm sẽ giúp xà phòng tạo bọt tốt hơn và loại bỏ mốc dễ dàng hơn.

Thứ tự thực hiện cách tẩy giày mốc bằng xà phòng như sau:

  • Làm ẩm bề mặt giày, sau đó thoa đều xà phòng lên các vùng bị mốc.
  • Dùng bàn chải mềm hoặc khăn mềm chà nhẹ lên các vị trí bị mốc.
  • Sau khi chà kỹ, rửa sạch giày bằng nước ấm để loại bỏ hết cặn xà phòng còn sót lại.
  • Khi giày đã sạch mốc, hãy lau khô bằng khăn mềm hoặc để giày khô ở khu vực thoáng mát, tránh phơi giày trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
  • Nếu giày vải của bạn bị mốc quá nhiều thì bạn có thể giặt giày với xà phòng. Cách giặt giày bị mốc cũng rất đơn giản và dễ thực hiện.

Những lưu ý khi xử lý giày bị mốc

Bảo quản cẩn thận để tránh giày bị ẩm mốc

Bảo quản cẩn thận để tránh giày bị ẩm mốc

 

Khi thực hiện các cách xử lý giày bị mốc, bạn cần lưu ý một số điều sau để đạt hiệu quả cao và bảo vệ giày tốt hơn:

  • Thử trước trên một vùng nhỏ: Trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào, hãy thử nghiệm trên một phần nhỏ của giày để đảm bảo không gây hư hỏng.
  • Làm khô hoàn toàn sau khi tẩy mốc: Sau khi tẩy giày bị mốc đen, hãy đảm bảo giày được phơi khô hoàn toàn ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp để không làm hỏng chất liệu.
  • Bảo quản đúng cách: Để tránh giày bị mốc đen hoặc giày bị mốc xanh, bạn nên bảo quản giày ở nơi khô ráo, thoáng khí. Sử dụng túi hút ẩm hoặc hộp đựng giày có lỗ thông gió để bảo vệ giày khỏi độ ẩm.
  • Không dùng hóa chất mạnh lên giày da: Nếu giày của bạn làm từ da thật, hãy tránh sử dụng các chất tẩy rửa mạnh như Javen vì chúng có thể làm hư hỏng da.

XEM THÊM: 9 cách xử lý giày da bị mốc nhanh chóng và đơn giản tại nhà

Giày bị mốc là vấn đề nhiều người gặp phải nhưng với 9 cách tẩy mốc giày trên chắc chắn bạn sẽ tự xử lý ngay tại nhà một cách nhanh chóng và hiệu quả. Nếu bạn biết cách tẩy giày trắng, giày cao gót bị mốc nào khác thì hãy chia sẻ với chúng mình biết nhé!

Chia sẻ nhận xét của bạn về Mẹo xử lý giày bị mốc hiệu quả trong nháy mắt tại nhà

Tin liên quan