5 vật liệu chống thấm mái bê tông và cách thi công hiệu quả

09-12-2024, 11:22 am 39

Sử dụng vật liệu chống thấm mái bê tông không chỉ giúp bảo vệ công trình mà còn là cách để giữ trọn nét đẹp và giá trị cho ngôi nhà theo thời gian. Hãy cùng Đặng Gia khám phá ngay 5 vật liệu chống thấm sàn mái bê tông tốt nhất hiện nay kèm cách thi công chuẩn kỹ thuật để ngôi nhà bạn trở nên “kiên cố” hơn trước mọi thách thức thời tiết.

Lưu ý: Trước khi thi công, bạn cần chuẩn bị bề mặt thật cẩn thận. Hãy dọn sạch các vật cản như vụn gạch, bụi bẩn,... Dùng máy mài sàn để loại bỏ các vết xi măng thừa gồ ghề, giúp bề mặt phẳng mịn, đồng đều hơn, đảm bảo quá trình chống thấm đạt hiệu quả tốt nhất.

Ngoài ra, mỗi vật liệu chống thấm mái bê tông đều sở hữu các đặc tính riêng biệt. Bạn nên căn cứ theo yêu cầu thẩm mỹ, điều kiện bề mặt thi công và ngân sách để chọn vật liệu chống thấm phù hợp nhất trong 5 gợi ý chất lượng dưới đây của chúng tôi:

Vật liệu chống thấm sàn mái bê tông Sika

Sika là vật liệu chống thấm cao cấp, có khả năng chống nước triệt để, tạo ra “lớp áo giáp” bảo vệ tốt nhất cho công trình. Vật liệu này hiện được sử dụng rộng rãi trong đời sống như nhà ở dân dụng, tòa nhà thương mại, hồ cá koi, bể nước,...

Vật liệu sika chống thấm sàn bê tông

Vật liệu chống thấm nước hiệu quả cho sàn, mái bê tông Sika

Cách thi công vật liệu chống thấm mái nhà Sika như sau:

  • Chuẩn bị bề mặt thi công.
  • Tưới nước lên bề mặt thi công để tạo độ ẩm, tránh để lại nước đọng.
  • Trộn vật liệu theo định lượng hướng dẫn in trên bao bì của nhà sản xuất.
  • Nên thi công từ 2 - 3 lớp chống thấm. Mỗi lớp quét cách nhau khoảng 6 tiếng tùy điều kiện thời tiết.
  • Sau khi hoàn tất, nên thử nghiệm ngâm nước trong 24h để đảm bảo lớp chống hoàn hảo nhất. Với những vị trí bị ngấm nước thì cần xử lý lại ngay lập tức.

Vật liệu chống thấm sàn mái màng bitum tự dính

Màng bitum chống thấm tự dính được tổng hợp từ Polyme và bitum tạo thành các tấm phẳng, mặt trước phủ HDPE, mặt sau được phủ keo dính sẵn, không cần đốt nóng. Ưu điểm của vật liệu chống thấm mái bê tông này là khả năng chống nước vượt trội, chịu được các điều kiện thời tiết khắc nghiệt, độ bám dính cao, dễ thi công trên cả bề mặt đứng hay nằm ngang, thời gian thi công nhanh chóng.

Màng bitum chống thấm tự dính

Màng bitum chống thấm tự dính

Quy trình thi công chấm thấm bằng màng bitum tự dính:

  • Chuẩn bị bề mặt thi công.
  • Trải màng bitum ra sàn, mái.
  • Lột lớp bảo vệ keo rồi dán trực tiếp màng chống thấm lên bề mặt, đảm bảo không bị nhăn hay để lại bọt khí.
  • Dùng con lăn gỗ hoặc máy ép để cố định màng chắc chắn hơn.
  • Cán vữa lên trên để bảo vệ lớp chống thấm bitum.
  • Cuối cùng, ngâm nước thử nghiệm trong 24h.

Vật liệu chống thấm sàn mái màng bitum khò nóng

Khác với màng bitum tự dính, màng bitum khò nóng cần dùng nhiệt để làm mềm mặt dưới màng, tăng cường sự kết dính với bề mặt sàn bê tông. Màng chống thấm khò nóng có nhiều ưu điểm như độ bền cơ học cao, chịu nhiệt tốt, có thể chống lại tia UV, giá thành cực kỳ hợp lý,...

Thi công chống thấm sàn mái bê tông bằng màng bitum khò nóng

Thi công chống thấm sàn mái bê tông bằng màng bitum khò nóng

Quy trình thi công vật liệu chống thấm sàn mái bê tông màng bitum khò nóng như sau:

  • Chuẩn bị bề mặt thi công.
  • Quét 1 lớp lót bằng Membrane lên bề mặt trước khi thi công để tăng kết dính cho màng.
  • Dùng nhiệt khò mặt dưới màng cho mềm thì dán trực tiếp xuống bề mặt sàn, mái rồi dùng con lăn miết thật chặt.
  • Cán vữa lên mặt trên của màng bitum.
  • Ngâm nước thử nghiệm trong 24 giờ và nghiệm thu sau khi hoàn thiện.

Lưu ý: Nếu màng bitum bị rách cần dán đè tấm khác lên để đảm bảo hiệu quả chống thấm nước tốt nhất. Biên độ chồng tối thiểu ước tính là 50mm.

Chống thấm bằng nhựa đường

Một vật liệu chống thấm mái bê tông khác cũng được dùng phổ biến là nhựa đường. Vật liệu này có khả năng bám dính tốt, tạo lớp màng ngăn cách nước hiệu quả, tuổi thọ có thể lên đến hàng chục năm.

Chống thấm mái, sàn bê tông bằng nhựa đường

Chống thấm mái, sàn bê tông bằng nhựa đường

Để chống thấm sàn, mái bê tông bằng nhựa đường, bạn thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

  • Chuẩn bị bề mặt thi công.
  • Đun sôi nhựa đường, pha thêm dầu DO để tăng hiệu quả chống thấm.
  • Quét 1 lớp lót asphalt primer mỏng lên bề mặt đã được vệ sinh sạch sẽ. Sau đó phun nhựa đường lên trên.
  • Cuối cùng, ngâm nước thử nghiệm 24h để kiểm tra lớp chống thấm.

Lưu ý: Phương pháp chống thấm sàn mái bê tông bằng nhựa đường nên thi công vào những ngày trời nắng có nhiệt độ từ 25 - 30 độ C, không có mưa để đảm bảo chất lượng và độ bền cho lớp chống thấm.

Vật liệu chống thấm mái nhà Flinkote

Flinkote là một dạng nhũ tương bitum có khả năng chống thấm toàn diện, độ đàn hồi cao, chống chọi tốt với mọi điều kiện thời tiết khác nhau. Sản phẩm không gây độc hại cho môi trường, được pha trộn sẵn, không cần pha chế thêm khi sử dụng nên chiếm được nhiều thiện cảm của người dùng.

Vật liệu chống thấm mái bê tông Flinkote

Vật liệu chống thấm mái bê tông Flinkote

Các bước thi công với vật liệu chống thấm mái nhà, sàn nhà bê tông Flinkote như sau:

  • Chuẩn bị bề mặt cần thi công.
  • Khuấy đều Flinkote trước khi sử dụng.
  • Lăn 1 lớp lót Flinkote với định lượng 0.2l/m2, quét theo 1 chiều.
  • Đợi lớp lót thẩm thấu hoàn toàn và khô thì quét lớp phủ Flinkote thứ nhất với định lượng 0.5l/m2, quét theo 1 chiều.
  • Khi lớp phủ thứ nhất khô, bạn tiếp tục quét lớp phủ Flinkote thứ 2 với định lượng như lớp phủ đầu tiên. Tuy nhiên, lần này quét theo chiều vuông góc với lớp sơn ban đầu.

Trên đây là bài viết tổng hợp 5 vật liệu chống thấm mái bê tông hiệu quả được nhiều chuyên gia tin dùng. Tùy theo nhu cầu và điều kiện thi công, hãy chọn vật liệu phù hợp nhất để giữ cho không gian sống của bạn luôn khô ráo, sạch sẽ và bền vững cùng thời gian nhé.

Chia sẻ nhận xét của bạn về 5 vật liệu chống thấm mái bê tông và cách thi công hiệu quả

Tin liên quan
Hỗ trợ online 8:00 - 18:00 | Đặt hàng online 24.24
Hỗ trợ nhanh 24/24: 0983 530 698
icon

TP.HN: -- 0983 530 698 - 0977 658 099

TP.HCM: 0965 327 282 - 0983 113 582

icon

Email: info@trungtammuasam.vn