Chống thấm sàn mái bê tông bị nứt: Nguyên nhân, cách xử lý

24-12-2024, 11:26 am 10

Bạn đang đau đầu vì mái bê tông bị nứt gây thấm nước? Bạn đã thử mọi cách nhưng kết quả không như mong đợi. Làm sao để xử lý chống thấm sàn mái bê tông bị nứt một cách triệt để? Trong bài viết này Điện máy Đặng Gia sẽ cung cấp chi tiết về nguyên nhân và cách khắc phục tối ưu, dễ thực hiện; đảm bảo công trình bền vững theo thời gian.

Nguyên nhân sàn mái bê tông bị nứt

Các vết nứt không chỉ làm giảm tính thẩm mỹ mà còn gây thấm dột, ảnh hưởng nghiêm trọng đến độ bền của công trình. Vậy, có những nguyên nhân gây nứt mái bê tông là nào? Đó là:

Hiện tượng sàn mái bê tông bị nứt vô cùng phổ biến

Hiện tượng sàn mái bê tông bị nứt vô cùng phổ biến

  • Khí hậu: Nguyên nhân phổ biến nhất

Sàn, mái bê tông bị nứt là vấn đề thường gặp trong các công trình xây dựng, đặc biệt là ở Việt Nam - nơi khí hậu Nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng mạnh mẽ đến kết cấu công trình.

Kết cấu bê tông cốt thép trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thường xuyên chịu sự biến dạng do co giãn nhiệt ẩm. Khi trời nóng bê tông nở ra; khi trời lạnh bê tông co lại. Tương tự, độ ẩm không khí cũng gây ra sự thay đổi kích thước của kết cấu: độ ẩm cao bê tông nở ra và co lại khi khô. Sự biến đổi này diễn ra liên tục, ngày đêm; theo mùa,...

  • Yếu tố kỹ thuật trong thi công:

Không đảm bảo chất lượng bê tông: Trộn bê tông không đúng tỷ lệ, sử dụng vật liệu kém chất lượng hoặc thực hiện không đúng quy trình.

Đổ bê tông sai cách: Đổ bê tông không đồng đều, gián đoạn thời gian, đổ dẫn đến các mối nối yếu.

Chất tải vượt mức: Trong quá trình thi công các chất tải như (gạch, xi măng) vượt lên sàn vượt qua thiết kế ban đầu.

  • Thiết kế không phù hợp:

Không tính toán đủ tải trọng: Sàn, mái không được thiết kế đủ tải trọng từ trường, thiết kế nặng, không đáp ứng điều kiện thực tế.

Thiết kế quá trọng tải khiến sàn bị nứt sau 1 thời gian sử dụng

Thiết kế quá trọng tải khiến sàn bị nứt sau 1 thời gian sử dụng

Thiếu khe co giãn: Không bố trí hoặc bố trí sai khe co giãn nhiệt ẩm khiến ứng suất tích tụ gây nứt.

  • Biến dạng kết cấu:

Bê tông bị co ngót tự nhiên trong quá trình khô đặc biệt nếu không được thực hiện đúng kỹ thuật.

Phân loại các vết nứt bê tông sàn mái

Nứt sàn mái bê tông có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, từ những vết nứt nhỏ đến những vết nứt sâu. Chúng được phân loại dựa trên nguyên nhân xuất hiện và theo mức độ nguy hiểm. Cụ thể:

Dựa trên nguyên nhân gây nứt

  • Vết nứt do tác động của ngoại lực, xảy ra trong quá trình sử dụng như va đập, dư chấn động đất, ảnh hưởng từ các công trình xây dựng lân cận.
  • Vết nứt do cốt thép ứng lực trước lên bê tông gây ra sự giãn nở hoặc biến dạng không đồng đều.
  • Vết nứt phát sinh từ các yếu tố kỹ thuật như co ngót bê tông, đầm vừa không đạt yêu cầu, quy trình chưng hấp không đều,...
  • Do ăn mòn cốt thép bởi môi trường xung quanh ảnh hưởng đến độ bền và tính toàn vẹn của kết cấu.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, hiện tượng sàn mái bị nứt còn xảy ra bởi một số nguyên nhân như lỗi thiết kế, thi công không đạt chuẩn và các tác động môi trường khác.

Vết nứt do thi công không đạt chuẩn

Vết nứt do thi công không đạt chuẩn

Phân loại vết nứt do mức độ nguy hiểm

  • Vết nứt nguy hiểm, được biểu hiện kết cấu không an toàn, cần gia cố bê tông sàn mái ngay.
  • Vết nứt làm tăng độ thấm nước của bê tông, gây hiện tượng thấm dột vào những ngày mưa đặc biệt nếu trời mưa liên tục sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống.
  • Các vết nứt làm giảm tuổi thọ kết cấu do cốt thép, bê tông bị ăn mòn.
  • Vết nứt thường, có thể là những vết nứt chân chim nhỏ, không ảnh hưởng đến đến kết cấu cũng như độ an toàn trong quá trình sử dụng.

Cách xử lý và chống thấm nứt sàn mái bê tông

Khi đã nắm được nguyên nhân và đánh giá tình trạng của các vết nứt, việc tiến hành xử lý sẽ trở nên đơn giản và hiệu quả hơn. Dưới đây là một số cách xử lý chống thấm sàn bê tông bị nứt hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

Chống thấm mái bê tông bị nứt bằng nhựa đường

Nhựa đường có khả năng thẩm thấu và kết dính cực kỳ hiệu quả, mang lại khả năng chống thấm tối ưu cho sàn mái và sân thượng. Lớp màng nhựa đường sẽ ngăn nước một cách triệt để, đảm bảo hiệu quả chống thấm lâu dài, có thể duy trì lên đến chục năm.

Chống thấm bằng nhựa đường

Chống thấm bằng nhựa đường

Các bước chống thấm mái nứt bằng nhựa đường được thực hiện như sau:

Bước 1: Vệ sinh sàn mái cần chống thấm, loại bỏ bụi bẩn, rong rêu và các tạp chất; trám trét lại các vị trí bị lõm, nứt; đục bỏ những phần bê tông kém chất lượng; dùng máy mài bê tông cầm tay để mài phẳng sàn ở những điểm gồ ghề.

Bước 2: Tiến hành thi công chống thấm bằng cách đun sôi nhựa đường có pha thêm 1 chút dầu DO để nhựa dễ dàng thẩm thấu vào bề mặt bê tông. Khi đã xong tiến hành quét một lớp primer lên mặt sàn sau đó dùng con lăn lăn đều nhựa đường trên mặt sàn.

Lưu ý: Tại bước này nên thi công vào những ngày nắng, thời gian hoàn hảo nhất là vào buổi trưa, nhiệt độ cao, xong phải phủ bạt để tránh mưa nếu chưa dải dầu hắc.

Bước 3: Nghiệm thu để kiểm chứng khả năng chống thấm trước khi bàn giao, người làm công việc này cần ngâm nước để thử nghiệm khả năng chống thấm, nếu đạt tiêu chuẩn mới bàn giao cho khách hàng.

Xem thêm

Chống thấm mái nhà bê tông bị nứt bằng keo Epoxy

Nhờ độ bám dính cao, khả năng chịu lực tốt và tính chống thấm nước hiệu quả, keo Epoxy là một trong những giải pháp được ứng dụng phổ biến khi mái, sàn gặp hiện tượng nứt và thấm dột.

Chống thấm mái nhà bê tông bằng keo Epoxy - giải pháp phổ biến

Chống thấm mái nhà bê tông bằng keo Epoxy - giải pháp phổ biến

Để tiết kiệm thời gian và chi phí, người dùng tham khảo quy trình xử lý mái bê tông bị nứt bằng keo Epoxy được Điện máy Đặng Gia tổng hợp dưới đây:

Bước 1: Sử dụng máy hút bụi, cọ, chổi,... xử lý bề mặt để đảm bảo không còn tạp chất, bụi bẩn như vậy keo sẽ bám dính tốt nhất.

Bước 2: Sử dụng máy cắt hoặc dao chuyên dụng để mở rộng các vết nứt giúp keo dễ xâm nhập cũng như tăng diện tích tiếp xúc giữa keo và bề mặt bê tông, tăng độ bám dính.

Bước 3: Trộn keo theo đúng tỷ lệ cũng như hướng dẫn của nhà sản xuất, đảm bảo trộn kỹ để keo có độ đồng nhất cao.

Bước 4: Sử dụng bơm chuyên dụng để bơm keo vào vết nứt. Ở bước này cần đảm bảo bơm đủ lượng keo để lấp đầy hoàn toàn các khe hở, đối với những vết nứt có diện tích lớn bạn có thể bơm nhiều lần để đạt hiệu quả cao nhất.

Bước 5: Chờ keo khô từ 24 - 48 giờ, tuỳ điều kiện cũng như loại keo Epoxy sử dụng sau đó tiến hành mài phẳng bề mặt, đảm bảo tính thẩm mỹ cho sàn bê tông.

Chống thấm nứt mái bằng bằng màng khò nóng

Màng khò nóng được thợ xây chuyên nghiệp, nhiều năm kinh nghiệm đánh giá là một trong những giải pháp chống thấm cho hiệu quả cực cao, khả năng chống thấm gần như tuyệt đối, thích ứng tốt với mọi điều kiện thời tiết, môi trường.

Giải pháp chống thấm nứt sàn mái bằng màng khò nóng

Giải pháp chống thấm nứt sàn mái bằng màng khò nóng

Tuy nhiên để thực hiện chống thấm bằng giải pháp này đòi hỏi thợ có tay nghề cao do quy trình thực hiện khá phức tạp và cần độ chính xác cao.

  • Cũng giống như nhiều phương pháp khác, để tiến hành chống thấm bước đầu tiên cần làm là làm sạch bề mặt thi công, mài phẳng bề mặt để công việc chống thấm được diễn ra một cách thuận tiện nhất.
  • Tiếp theo là quét lớp sơn lót gốc bitum lên bề mặt sàn mái, tăng độ bám dính.
  • Trải màng khò nóng, sử dụng đèn khò phần dưới của màng cho đến khi bề mặt bitum chảy mềm thì dán xuống bề mặt. Tiếp đó dùng con lăn miết đều, chặt màng lên bề mặt, đảm bảo phẳng, không có bọt khí bên trong.
  • Cuối cùng, cán thêm một lớp vữa nữa lên trên màng bitum để bảo vệ màng. như vậy là đã hoàn thành.

Cách chống thấm dột mái bê tông bằng bitum tự dính

Nhờ khả năng bám dính tốt, tính đàn hồi cao hiệu quả chống thấm tuyệt vời, màng bitum tự dính đang ngày càng được ưa chuộng trong công việc chống thấm.

Quá trình thi công chống thấm bằng bitum tự dính

Quá trình thi công chống thấm bằng bitum tự dính

Quy trình chống thấm dột mái bê tông bằng bitum tự dính được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt trước thi công

  • Vệ sinh bề mặt sàn mái, loại bỏ bụi bẩn, tạp chất, dầu mỡ đất đá bám dính trên mặt sàn.
  • Mài phẳng và giữ khô ráo mặt sàn.
  • Dùng vữa xử lý trước các vết nứt, bo góc cạnh.

Bước 2: Thi công 

  • Trước tiên, trải màng chống thấm tự dính lên sàn, mái bê tông và tiến hành cắt theo kích thước sàn.
  • Bóc lớp giấy lót rồi tiến hành dán màng chống thấm lên, lưu ý diện tích chồng mí tối thiểu là 5 cm.
  • Ép thẳng bề mặt bằng con lăn chuyên dụng.
  • Cuối cùng, cán một lớp vữa lên trên màng để bảo vệ lớp màng bitum này.

Chống thấm bằng Sika cho sàn mái bê tông bị nứt

Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp chống thấm triệt để, không bị mài mòn và dễ dàng thi công, thì Sika chính là vật liệu không nên bỏ qua. Các bước tiến hành:

Bước 1: Chuẩn bị 

  • Đội ngũ thợ chuyên chống thấm nhiều năm kinh nghiệm với tay nghề vững.
  • Không thể thiếu máy móc, thiết bị sử dụng cho hoạt động thi công như máy khoan, máy hút bụi, dụng cụ băm đục,...
  • Và cuối cùng là vật liệu chống thấm Sika

Bước 2: Vệ sinh diện tích sàn cần chống thấm

Sàn mái thường tương đối bẩn, nhiều khe nứt, gây ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thi công chống thấm, chính vì vậy trước khi tiến hành, các bạn cần dọn sạch sẽ sàn mái.

  • Loại bỏ rong rêu, đất cát đọng trên sàn
  • Trà phẳng mặt sàn

Bước 3: Tiến hành chống thấm bằng vật liệu Sika

  • Đổ Sika vào các rãnh, khe nứt đã được đục ra trên sàn mái
  • Đổ lớp phụ gia chống thấm lên sàn
  • Trong khoảng thời gian từ 3 - 5 tiếng liên tục quét lớp chống thấm lên, ít nhất 2 lần.
  • Cuối cùng thử nước để kiểm tra độ chống thấm của công trình.

Công trình sau thi công chống thấm bằng Sika

Công trình sau thi công chống thấm bằng Sika

Chống thấm mái bê tông nứt bằng Kova

Khi mái nhà có hiện tượng thấm dột, bạn có thể thử ngay phương pháp chống thấm bằng Kova. Theo đánh giá của người dùng, nếu thực hiện theo đúng 3 bước sau, Kova cho hiệu quả chống thấm lên đến 100%.

Bước 1: Chuẩn bị trước khi chống thấm

  • Chất chống thấm sàn mái Kova chính hãng
  • Xi măng
  • Cuối cùng là đội ngũ thợ chống thấm tay nghề cao

Bước 2: Chuẩn bị bề mặt sàn 

  • Đục lớp vữa cũ bám trên bề mặt sàn mái và mài phẳng mặt sàn.
  • Vệ sinh sạch sẽ mặt sàn, đảm bảo bề mặt luôn khô ráo, thông thoáng
  • Xử lý các vết nứt lớn bằng chống thấm co giãn của Kova
  • Làm ẩm bề mặt sàn trước khi chống thấm.

Bước 3: Chống thấm

  • Phủ 2 - 3 lớp Kova lên sàn cách nhau từ 4 - 6 tiếng, lớp cuối cùng để 3 - 4 ngày, chắc chắn đủ độ khô cứng.
  • Sau đó cán hồ lên trên để bảo vệ là xong.

Giải pháp chống thấm mái bằng Kova cực kỳ dễ dàng

Giải pháp chống thấm mái bằng Kova cực kỳ dễ dàng

Trên đây là 6 phương pháp chống thấm sàn, mái bê tông bị nứt một cách hiệu quả và được sử dụng phổ biến trong xây dựng. Tuỳ thuộc vào tình trạng cụ thể của bề mặt, yêu cầu kỹ thuật mà bạn lựa chọn phương pháp phù hợp để đảm bảo độ bền và khả năng chống thấm lâu dài cho công trình. Nếu có nhu cầu mua sắm thiết bị vệ sinh công nghiệp để phục vụ công việc chống thấm liên hệ ngay với Điện máy Đặng Gia qua số hotline 0983 530 698 để được tư vấn thêm.

Chia sẻ nhận xét của bạn về Chống thấm sàn mái bê tông bị nứt: Nguyên nhân, cách xử lý

Tin liên quan
Hỗ trợ online 8:00 - 18:00 | Đặt hàng online 24.24
Hỗ trợ nhanh 24/24: 0983 530 698
icon

TP.HN: -- 0983 530 698 - 0977 658 099

TP.HCM: 0965 327 282 - 0983 113 582

icon

Email: info@trungtammuasam.vn