Sàn bê tông mài được ứng dụng phổ biến trong rất nhiều công trình vì có độ bền cao và mang lại giá trị thẩm mỹ lớn. Vậy, cách làm sàn bê tông mài như thế nào? Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết về cấu tạo, chi phí và quy trình làm sàn bê tông mài thì nhất định không nên bỏ qua các thông tin Đặng Gia chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Sàn bê tông mài (Polished Concrete) là thành phẩm được tạo ra bởi công nghệ xử lý bề mặt bê tông kết hợp cùng hạt đá granite. Bề mặt sàn mài sau thường được loại bỏ hoàn toàn các chi tiết gồ ghề để mang lại vẻ đẹp sáng bóng, nhẵn mịn và cao cấp hơn. Hiện nay, sàn bê tông mài được chia thành 3 loại chính sau: sàn mài bóng, sàn mài nhám và sàn ngoài trời…
Sàn mài bê tông là giải pháp hoàn hảo cho công trình
Sàn bê tông mài được mọi người lựa chọn khi:
Sàn bê tông mài được hình thành từ 3 lớp chính, cụ thể như sau:
Cấu tạo sàn bê tông mài gồm 3 lớp chính
Ngoài ra, sàn bê tông mài còn được thêm các ron chống nứt ở xung quanh để duy trì thể trạng tốt nhất và hạn chế tình trạng nứt do giãn nở khi nhiệt độ tăng cao.
Cách làm bê tông mài đúng chuẩn kỹ thuật cần được tiến hành theo các bước chi tiết dưới đây:
Trong quy trình làm phần cốt sàn bê tông, thợ xây dựng cần thực hiện 4 bước cơ bản sau:
Bạn cần dọn dẹp thông thoáng và vệ sinh sạch sẽ bề mặt sàn hiện trạng để đảm bảo không bị ảnh hưởng bởi các hạng mục khác khi thi công.
Dọn dẹp bề mặt sàn
Sau khi cố định chặt lưới thép tấm hoặc thép cuộn với nhau, người ta sẽ mang chúng đi cố định với lớp cốt kết cấu để gia tăng sự chắc chắn cho 2 lớp cốt bê tông. Việc sử dụng lưới thép sẽ giúp đảm bảo sự chắc chắn, bền bỉ và tính liên kết cho phần cốt bê tông.
Khi lưới thép đã hoàn thiện sẽ đến bước tiếp theo là thi công lớp kết dính. Với lớp này, người ta sẽ sử dụng sika latex trộn với nước và xi măng theo định lượng tiêu chuẩn. Lớp này sẽ được đổ nhằm kết dính cốt mới và cốt kết cấu để tránh hiện tượng tách lớp.
Độ dày tiêu chuẩn của cốt sàn phải đạt thiểu số 50mm, cốt càng dày sẽ càng chắc chắn. Người ta thường trộn thêm sợi gia cường với định mức 1kg/m3 để tăng sự liên kết của bê tông.
Cuối cùng là sử dụng trắc địa để đo lường cao độ và độ phẳng khi cào, cán phẳng mặt bê tông.
Tiến hành đổ cốt sàn bê tông
Sau khi phần cốt đã hoàn thiện và khô cứng, bước tiếp theo là thi công hoàn thiện phần mặt bê tông mài.
Rải sika theo định mức 3-5kg/m2 và sử dụng máy xoa sàn chuyên dụng để xoa đều lớp sika này lên bề mặt sàn (xoa lặp lại trong khoảng 6 - 8 tiếng). Lớp này sẽ có nhiệm vụ làm đầy các khoảng trống bị mất do thủy phân sau khi liên kết bê tông khô lại. Cách làm này sẽ giúp tăng cường độ cứng cho mặt sàn.
Trong khoảng thời gian từ 24 đến 48 tiếng đầu tiên, cần tiến hành cắt ron nền bê tông để giúp thoát nhiệt. Điều này sẽ giúp mặt sàn không bị rạn, nứt, giãn nở hay phồng rộp.
Trong vòng 3 đến 5 ngày đầu, bạn cần tưới nước lên mặt sàn và phủ kín bạt để thúc đẩy các phản ứng tạo liên kết cũng như làm mát cho bê tông.
Sau khi lớp cốt sàn đạt 60% độ cứng (thường mất khoảng 5-7 ngày) cần sử dụng máy mài bê tông công nghiệp để tiến hành mài thô. Lúc đầu mài với số #50 sau đó tăng lên #100.
Thực hiện mài thô
Sau khi mài hoàn tất, người ta sẽ phun hóa chất thẩm thấu lên bề mặt sàn để lấp đầy lỗ rỗng, tăng độ cứng và hạn chế rạn cho cốt bê tông.
Bề mặt sàn sau khi khô sẽ được tiếp tục với công đoạn mài tinh bằng máy mài công nghiệp với đĩa mài sàn đầu số cao hơn: bắt đầu với #200 sau đó là #400, #800… cho đến khi bề mặt nhẵn bóng.
Mặt sàn sau khi được mài hoàn tất, người ta sẽ tiến hành phủ lên một lớp phủ bóng (sealer) bằng máy phun chuyên dụng. Lớp phủ giúp bảo vệ giúp mặt sàn bê tông mài tránh khỏi thâm ố, nứt vỡ…và các từ tác động bên ngoài.
Bước hoàn thiện cuối cùng là sử dụng máy đánh pad chuyên dụng lên bề mặt cho đến khi mặt sàn đạt độ bóng yêu cầu rồi mới bàn giao. Bạn có thể tăng lên các số #1200, #1500 nếu muốn mặt sàn bóng hơn.
Thực hiện đánh bóng
Chi phí thi công sàn bê tông mài phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: diện tích mặt sàn, mức độ phức tạp của công trình, độ mài và độ bóng, chất lượng vật liệu… Do vậy, bảng giá dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn nên liên hệ trực tiếp với các đơn vị cung cấp dịch vụ làm sàn bê tông mài để được báo giá chính xác nhất.
Diện tích mặt sàn |
Đơn vị tính |
Dịch vụ mài lộ cát |
Dịch vụ mài lộ đá nhỏ |
Dưới 200m2 | VNĐ/m2 | Trên 120.000 | Trên 130.000 |
Từ 200 - 500m2 | VNĐ/m2 | Từ 90.000 - 120.000 | Từ 100,000 - 130.000 |
Từ 500 - 1000 m2 | VNĐ/m2 | Từ 80.000 - 110.000 | Từ 90.000 - 120.000 |
Từ 1000 - 2000m2 | VNĐ/m2 | Từ 65.000 - 80.000 | Từ 75.000 - 90.000 |
Trên 2000m2 | VNĐ/m2 | Từ 60.000 - 75.000 | Từ 70.000 - 90.000 |
Bảng chi phí làm sàn bê tông mài
Trên đây là hướng dẫn chi tiết về cách làm sàn bê tông mài đúng tiêu chuẩn và nhiều thông tin hữu ích khác, hy vọng sẽ giúp ích bạn. Nếu bạn đang cần mua hoặc tìm hiểu thông tin về các loại máy mài sàn bê tông sử dụng trong quy trình làm sàn bê tông mài thì hãy liên hệ ngay với Điện máy Đặng Gia thông qua số điện thoại: 0983.530.698 - 0977.658.099, tổng đài luôn mở 24/7, miễn phí 100%.
Chia sẻ nhận xét của bạn về Cấu Tạo, Chi Phí, Cách Làm Sàn Bê Tông Mài Bền Đẹp