Cách chống thấm sàn mái bê tông không chỉ là biện pháp để bảo vệ công trình khỏi hư hại mà còn là “lá chắn” giúp tăng tuổi thọ, giữ vững vẻ đẹp của ngôi nhà theo thời gian. Với phương pháp hiện đại và vật liệu chất lượng cao, bạn hoàn toàn có thể biến sàn mái bê tông thành khu vực bền bỉ trước mọi thác động khắc nghiệt của thời tiết. Hãy cùng khám phá các bí quyết chống thấm hiệu quả, đảm bảo sàn mái của bạn trở thành pháo đài kiên cố qua hàng thập kỷ.
Chống thấm sàn mái nhà, sân thượng là bước quan trọng trong quá trình xây dựng và bảo trì nhà ở. Dưới đây là những lý do vì sao bạn không bên bỏ qua bước chống thấm sàn mái bê tông.
Chống thấm sàn mái mang tới nhiều lợi ích
Nếu bạn đang tìm kiếm cách chống thấm sàn bê tông hiệu quả thì đừng bỏ qua 7 gợi ý dưới đây. Đây đều là những cách chống thấm được nhiều người áp dụng, hiệu quả cao và dễ thực hiện.
Sika là một trong những vật liệu chống thấm hoàn hảo hiện nay, ngăn chặn nước triệt để, thi công đơn giản. Tên đầy đủ của Sika là Sikaproof Membrane, được điều chế ở dạng lỏng hoặc hồ; thành phần chính là các hạt vật liệu có khả năng lấp đầy lỗ rỗng bê tông và những thành phần kỵ nước như sunfat, silicat của soda, nhôm clorua.
Sử dụng Sika để chống thấm sàn mái
Khi sử dụng sika chống thấm mái bê tông bạn pha trộn cùng với nước theo hướng dẫn của nhà sản xuất, thường tỷ lệ 1:1 rồi phun hoặc quét lên sàn mái. Thực hiện lặp lại 2 - 3 lần để đạt hiệu quả chống thấm cao nhất. Thời gian phủ chống thấm mái nhà bằng Sika giữa các lần từ 4 - 6 tiếng.
Và bạn đừng quên vệ sinh bề mặt sàn mát cần chống thấm, trám trét lại các vị trí bị nứt, lõm; tưới nước lên mặt sàn để tạo độ ẩm nhưng không để đọng nước.
Nhựa đường là vật liệu chống thấm sàn bê tông sân thượng vượt trội, khả năng thẩm thấu và kết dính cực tốt. Lớp nhựa đường sẽ tạo lớp vỏ ngăn cách giữa bê tông sàn với nước, tuổi thọ lên đến hàng chục năm.
Thực hiện chống thấm sàn mái bằng nhựa đường
Cách chống thấm sàn mái bằng nhựa đường đòi hỏi người thực hiện phải có rất nhiều kinh nghiệm, tỉ mỉ. Nhựa đường sẽ được đun sôi và pha với một chút dầu DO để gia tăng khả năng thẩm thấu vào bê tông. Sau đó sẽ quét một lớp Primer lên bề mặt rồi dùng con lăn để quét nhựa đường. Cuối cùng, ngâm thử phần sàn mái trong 24 tiếng để kiểm tra hiệu quả.
Bạn đã bao giờ áp dụng biện pháp chống thấm mái bê tông bằng bitum khò nóng chưa? Nếu chưa hãy thử một lần nhé, hiệu quả mang lại sẽ khiến bạn không khỏi bất ngờ. Trước khi thi công, bề mặt sàn mái cần được làm sạch và xử lý kỹ các khuyết điểm. Tiếp đến, phủ lớp sơn lót Primer để tăng khả năng kết dính rồi dùng đèn khò để làm nóng màng bitum, tạo lớp màng liên kết chắc chắn với bề mặt. Các mối nối cần được xử lý cẩn thận để tránh rò rỉ nước.
Dùng bitum khò nóng
Thay vì sử dụng màng bitum khò nóng với quy trình phức tạp và tốn kém chi phí thì nhiều người đã sử dụng màng bitum tự dính để chống thấm mái nhà bê tông. Màng bitum tự dính có các ưu điểm nổi bật như bám dính tốt, tính đàn hồi cao, bền, dễ thi công.
Dùng màng bitum tự dính để chống thấm
Bạn chỉ cần vệ sinh bề mặt sàn mái bê tông rồi trải lớp màng chống thấm đã cắt theo kích thước. Tiếp đó, bóc lớp giấy lót phía dưới và thực hiện dán màng chống thấm rồi dùng con lăn để ép chặt và giúp bề mặt phẳng hơn. Cuối cùng, cán vữa lên mặt màng bitum để bảo vệ.
Flinkote là chất chống thấm sàn bê tông hiệu quả cao được nhiều đơn vị thi công lựa chọn chống thấm cho khách hàng. Quy trình chống thấm sàn mái bê tông bằng Flinkote không quá phức tạp; cần có lớp lót và lớp phủ.
Hóa chất chống thấm sàn Flinkote
Pha hỗn hợp Flinkote theo tỷ lệ 1:1 và 0.2ml/m2. Lớp lót sẽ quét theo 1 chiều và lớp phủ sẽ quét theo chiều vuông góc. Lớp phủ cần thực hiện 2 lần để gia tăng hiệu quả chống thấm sàn bê tông sân thượng.
Sơn Epoxy mang tới giải pháp chống thấm sàn bê tông hiện đại với khả năng bám dính vượt trội, chống nước cực tốt, nhiều màu sắc. Để đạt được hiệu quả tối ưu, bạn cần dùng máy mài sàn bê tông để làm phẳng và loại bỏ các khuyết điểm trên sàn mái. Tiếp đó, phủ lớp sơn chống thấm sàn bê tông Epoxy và thực hiện thêm 1 - 2 lần để tạo lớp màng bảo vệ chắc chắn. Sau 24 giờ, tiến hành bơm nước để kiểm tra kết quả.
Dùng sơn Epoxy để chống thấm sàn mái
Sơn chống thấm mái bê tông Epoxy không chỉ bảo vệ sàn mái khỏi ẩm mốc mà còn mang tới vẻ đẹp hiện đại, tăng độ cứng cho mặt sàn, thích hợp sử dụng cho cả nhà ở và công trình công nghiệp.
Hiệu quả chống thấm sàn bê tông bằng xi măng lên đến 99%, không yêu cầu kỹ thuật thi công phức tạp nên luôn là sự ưu tiên của các bác thợ xây dựng. Cách chống thấm mái nhà bê tông bằng xi măng có 3 bước cơ bản: pha xi măng với nước theo tỷ lệ, quét lên mặt sàn bê tông, ngâm nước xi măng chống thấm. Khi quét hỗn hợp xi măng bạn nên thực hiện 2 lần, khoảng cách giữa 2 lần là 10 - 15 phút.
Phủ chống thấm sàn bằng xi măng
Khi chống thấm sàn mái bạn cần lưu ý những điều quan trọng sau:
*Kiểm tra và xử lý bề mặt sàn mái kỹ lưỡng:
*Sử dụng vật liệu, hóa chất chống thấm phù hợp:
*Tuân thủ nghiêm chỉnh thứ tự thi công:
*Xử lý các khu vực đặc biệt:
Chú ý những vị trí đặc biệt để tránh bị thấm nước
*Kiểm tra, vệ sinh và bảo dưỡng sàn mái chống thấm định kỳ:
Chống thấm sàn mái là một bước quan trọng không thể thiếu trong việc bảo vệ công trình khỏi sự tác động của thời tiết và kéo dài tuổi thọ cho kết cấu. Bằng việc chuẩn bị kỹ lưỡng, chọn lựa vật liệu phù hợp và thi công đúng quy trình cách chống thấm sàn mái bê tông, bạn sẽ đạt được hiệu quả chống thấm bền vững và an toàn. Đừng quên kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ để duy trì sự hoàn hảo của lớp chống thấm, giúp sàn mái luôn khô ráo và vững chắc theo thời gian.
Chia sẻ nhận xét của bạn về Cách chống thấm sàn mái bê tông triệt để bền trên 30 năm