Hiểu rõ nguyên lý làm việc của tháp giải nhiệt giúp lắp đặt và vận hành tháp đúng cách, góp phần nâng cao hiệu quả công việc. Tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về cách vận hành của thiết bị làm mát này nhé!
Tháp giải nhiệt nước là thiết bị chuyên dụng dùng để hạ nhiệt độ nguồn nước đầu vào. Nguồn nước mát được dẫn đến các nhà xưởng, nhà máy sản xuất, khu chế xuất,... để làm mát máy móc, trang thiết bị; góp phần duy trì, cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của chúng.
Hiện nay, tháp hạ nhiệt nước được sản xuất với nhiều loại khác nhau như tháp mạch kín, tháp mạch hở, tháp tròn, tháp vuông. Mỗi loại tháp hạ nhiệt lại có nguyên lý làm việc khác nhau nhưng đều có chung nhiệm vụ đó là làm mát nước.
Theo cơ chế tuần hoàn nước, tháp hạ nhiệt có 2 loại phổ biến là tháp giải nhiệt mạch hở và mạch kín. Nguyên lý làm việc cụ thể của 2 dòng tháp này như sau:
Tháp mạch hở có ưu điểm là hiệu suất làm mát ổn định, không kén nguồn nước, chi phí lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng hợp lý. Tháp giải nhiệt nước mạch hở được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống như điện lạnh, dược phẩm, thực phẩm, y tế,...
Tháp hạ nhiệt nước dạng hở Kumisai
Nguyên lý hoạt động của tháp giải nhiệt mạch hở khá đơn giản. Dựa trên sự bay hơi nước kết hợp với sự trao đổi nhiệt giữa nước nóng và khí mát để giảm nhiệt độ nước. Bộ phận quan trọng tham gia trực tiếp vào quá trình giảm nhiệt độ nước của dòng tháp hở là các tấm tản nhiệt.
Sơ đồ nguyên lý làm việc tháp giải nhiệt hở
Tháp giải nhiệt nước mạch kín là một hệ thống làm mát nước tuần hoàn khép kín. Nước không tiếp xúc trực tiếp với khí mát từ ngoài môi trường nên có độ tinh khiết cao, không bị nhiễm bụi bẩn.
Hình ảnh tháp làm mát nước tuần hoàn kín
Tháp làm mát nước mạch kín có giá thành đắt, chi phí vận hành tương đối cao nên ít được sử dụng hơn tháp mạch hở. Thiết bị này phù hợp với các ngành nghề cần nguồn nước sạch, không chứa bụi bẩn hay những khu vực có nhiệt độ cao, tốc độ nước bay hơi diễn ra nhanh chóng.
Sơ đồ nguyên lý hoạt động tháp giải nhiệt mạch kín
Nguyên lý hoạt động của tháp giảm nhiệt mạch kín dựa vào hiện tượng truyền nhiệt kết hợp làm mát bằng nước và không khí. Quá trình làm mát bằng nước và không khí diễn ra đồng thời, giúp nâng cao hiệu suất trao đổi nhiệt.
Ống xoắn của tháp làm mát nước mạch kín
>>Khám phá cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tháp giải nhiệt chuẩn nhất<<
Phân loại theo thiết kế, tháp hạ nhiệt nước chia thành 2 loại là tháp tròn và tháp vuông. Cách thực hoạt động của chúng như sau:
Tháp giải nhiệt tròn hoạt động dựa trên sự trao đổi nhiệt giữa nước nóng với khí mát tại tấm giải nhiệt. Nước nóng được dẫn lên đỉnh tháp và rơi xuống bề mặt màng giải nhiệt. Luồng khí mát trong tháp di chuyển theo hướng ngược lại, mang theo hơi nóng của nước lên đỉnh và thoát ra ngoài nhờ hệ thống cánh quạt. Kết thúc chu trình làm việc, nước nóng giảm từ 5 - 12 độ C so với nhiều độ ban đầu và rơi xuống đề bồn.
Nguyên lý vận hành của tháp làm mát tròn
Tháp giải nhiệt vuông có nguyên lý hoạt động giống với tháp tròn. Ban đầu, nước nóng được dàn đều lên bề mặt tấm giải nhiệt nhờ hệ thống phân phối nước dạng máng hoặc vòi chia.
Nguyên lý làm việc của tháp giải nhiệt vuông
Tại thời điểm này, khí mát đi vào trong tháp, xuyên qua màng giải nhiệt để giảm nhiệt độ nước. Nước mát di chuyển đến khu vực cần giải nhiệt sẽ trở thành nước nóng. Chúng được dẫn quay trở lại tháp để tiếp tục quá trình làm mát như trên.
Tháp tản nhiệt nước vuông Kumisai
Hy vọng bài viết trên của Điện máy Đặng Gia giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nguyên lý làm việc của tháp giải nhiệt. Nếu bạn có nhu cầu lắp đặt hay cần tư vấn về giải pháp làm mát cho nhà xưởng, doanh nghiệp thì hãy liên hệ đến chúng tôi qua số hotline 0965.327.282. Với đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề, Đặng Gia cam kết sẽ mang đến cho bạn thiết bị làm mát phù hợp với nhu cầu và tài chính cá nhân nhất!
Chia sẻ nhận xét của bạn về Sơ Đồ Nguyên Lý Hoạt Động Tháp Giải Nhiệt (chi tiết, dễ hiểu)