Bản vẽ chi tiết cấu tạo tháp giải nhiệt

26-04-2024, 10:46 am 2353

Tháp giải nhiệt đang là giải pháp được nhiều nhà máy, xí nghiệp,… sử dụng với mục đích làm mát nhà xưởng, thiết bị máy móc. Tuy nhiên, vẫn có nhiều khách hàng mơ hồ không biết tháp giải nhiệt là gì, có chức năng và cấu tạo tháp giải nhiệt ra sao? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được chúng tôi giải đáp ngay trong bài viết dưới đây, các bạn cùng theo dõi nhé!

Khái niệm về tháp giải nhiệt

Tháp giải nhiệt hay còn được gọi với nhiều cái tên khác như: tháp làm mát, tháp giảm nhiệt nước hay tháp tản nhiệt. Đây là dòng thiết bị được dùng để làm giảm nhiệt độ của dòng nước bằng cách trích nhiệt từ nước và thải ra khí quyển. Lượng nước còn lại trong tháp được làm mát sẽ được đưa tới để thực hiện giải nhiệt cho các máy móc trong nhà xưởng hay hệ thống điều hòa không khí. Nhờ được làm mát hiệu quả mà các loại máy móc có thể vận hành liên tục và bền bỉ, mang lại hiệu quả làm việc cao, đồng thời tránh phát sinh sự cố không mong muốn trong quá trình vận hành. Vậy nên, sử dụng tháp tản nhiệt được đánh giá là giải pháp hạ nhiệt hiệu quả nhất hiện nay.

Cấu tạo tháp giải nhiệt
Tháp giải nhiệt - giải pháp giúp làm mát máy móc, thiết bị

Cấu tạo tháp giải nhiệt công nghiệp

Video cấu tạo tháp giải nhiệt nước

 

Mặc dù được phân loại thành nhiều dòng sản phẩm khác nhau tuy nhiên cấu tạo tháp hạ nhiệt vẫn bao gồm các bộ phận chính sau:

Bản vẽ cad tháp giải nhiệt

Bản vẽ cad tháp giải nhiệt tròn chi tiết

Khung và vỏ tháp

Khung và vỏ tháp là bộ phận không thể thiếu ở bất kỳ dòng sản phẩm tháp tản nhiệt nào. Hầu hết các dòng tháp hạ nhiệt đều chế tạo phần khung từ kim loại vững chắc. Phần vỏ tháp được làm từ sợi thủy tinh cao cấp có khả năng chống hoen gỉ, chống thấm nước, chống ăn mòn, không bám rêu và dễ dàng vệ sinh.

Động cơ tháp giải nhiệt nước hay còn gọi là motor của tháp:

Đây là bộ phận đảm nhiệm vai trò chuyển động bên trong, chuyển đổi động năng thành cơ năng, giúp tháp có thể hoạt động ổn định để vận hành. Motor tháp giải nhiệt được thiết kế với nhiều mức công suất và tốc độ khác nhau, từ 0,25HP – 20HP, tốc độ 650 vòng/phút, 760 vòng/phút hoặc 960 vòng/phút,...

động cơ tháp giải nhiệt

Động cơ của tháp hạ nhiệt nước 

Động cơ máy sử dụng 2 dòng điện chính là nguồn điện 3 pha 380V, số vòng quay là 1500 vòng/phút với công suất lên đến 100HP và động cơ tháp giải nhiệt 1 pha sử dụng nguồn điện dân dụng 220V, có những mức công suất là ½ HP, 1HP, 2HP , 3HP với tốc độ quay là 1450 vòng/phút.

Khối đệm hay được gọi tấm tản nhiệt

Bộ phận được làm bằng nhựa hoặc gỗ có nhiệm vụ tản đều nước từ đó giúp quá trình làm mát nước diễn ra nhanh hơn và cho hiệu quả tốt hơn

Tấm tản nhiệt có 2 loại chính: khối đệm dạng phun và khối đệm dạng màng.

+ Khối đệm dạng phun: các thanh chắn được sắp xếp nằm ngang trên khối đệm. Nước sẽ được bắn thành những hạt nhỏ từ đó sẽ làm mát nước tốt hơn

+ Khối đệm dạng màng: Được thiết kế gồm các màng nhựa mỏng được đặt sát nhau, khi nước rơi trên đó sẽ tạo thành một lớp màng mỏng

Vòi phun (bộ chia nước): 

Bộ phận này đảm nhận nhiệm vụ phun và phân chia nước đến các khối đệm, đảm bảo quá trình làm hiệu quả.

Vòi phun của tháp hạ nhiệt được làm bằng nhựa ABS hoặc hợp kim nhôm tùy vào công suất lạnh của từng thiết bị. Theo đó, các loại tháp hạ nhiệt có công suất nhỏ sẽ được trang bị đầu phun nhựa, còn thiết bị công nghiệp có công suất lớn sẽ được đầu tư bộ chia nước bằng nhôm.

Cánh quạt

Cánh quạt là một bộ phận tháp hạ nhiệt, được làm bằng chất liệu hợp kim nhôm; thiết kế cân bằng với mâm quạt. Bộ phận này có nhiệm vụ chính là thông gió, hút gió theo ống thoát gió tạo hướng gió theo chiều thuận giúp hạ nhiệt và làm mát nước hiệu quả.

cánh quạt tháp giải nhiệt

Hệ thống cánh quạt của tháp giải nhiệt

Các sản phẩm tháp giải nhiệt nước Tashin có loại 5RT, 20RT,… thường sử dụng quạt bằng nhựa ABS cao cấp, chắc chắn. Còn tháp giải nhiệt có công suất lớn như 50RT, 250RT,… dùng cánh quạt hợp kim nhôm.

Bên cạnh các bộ phận chính trên thì cấu tạo tháp giải nhiệt còn bao gồm các bộ phận khác: tấm chắn nước, hộp số, tấm giải nước, bộ phận chống tiếng ồn…

Phân loại tháp tản nhiệt

Phân loại theo công suất của tháp

+ Tháp hạ nhiệt mini: có công suất từ 5RT-25RT, phù hợp với những doanh nghiệp, xí nghiệp có xưởng quy mô nhỏ, nhu cầu làm mát thấp

+ Tháp giải nhiệt công nghiệp: thường là dòng sản phẩm có công suất lớn từ 50RT trở nên và được dùng có những không gian lớn, nhu cầu làm mát cao.

Chi tiết phân loại theo công suất của tháp qua bài viết sau đây:

Tháp giải nhiệt Alpha - Top 100+ model tháp giải nhiệt nước Alpha theo công suất lớn, nhỏ và giá của sản phẩm

Phân loại theo hình dáng thiết kế

+ Tháp tản nhiệt nhiệt vuông: có cấu trúc hình khối, cấu tạo khá đơn giản, giúp cho quá trình lắp đặt trở nên dễ dàng hơn. Người dùng có thể liên kết với nhiều sản phẩm tháp với nhau để tạo thành một tổ hợp đem lại hiệu suất làm mát cao.

+ Tháp tản nhiệt tròn: Tháp được thiết kế theo hình tròn, sử dụng phổ biến trong các nhà máy sản xuất điều hòa không khí, đông lạnh hoặc ngành ép nhựa,…

Phân loại theo cơ chế tuần hoàn của nguồn nước:

+ Tháp giảm nhiệt không tuần hoàn: Sử dụng nước từ sông, hồ để nước làm mát. Cũng bởi vậy mà nguồn nước đầu vào phải được xử lý để chống cáu cặn và vi sinh.

+ Tháp giải nhiệt tuần hoàn kín: là loại tháp hạ nhiệt tái sử dụng nguồn nước sau khi làm mát.

+ Tháp giải nhiệt tuần hoàn hở: Nước sau khi sử dụng sẽ được tái sử dụng. Tuy nhiên, nước tuần hoàn sẽ bị hao hụt do bay hơi nên sẽ liên tục được cấp bù bằng một lượng tương đương. Đây là dòng sản phẩm đang được sử dụng phổ biến hiện nay.

Phân loại tháp hạ nhiệt theo nguyên lý làm việc:

Theo cách phân loại này thì tháp tản nhiệt sẽ được chia thành 2 loại là:

+ Tháp giải nhiệt nước đối lưu cơ học: sử dụng quạt lớn để hút khí cưỡng bức trong nước lưu thông, tăng thời gian tiếp xúc giữa nước và không khí để hạ nhiệt độ. Tháp tản nhiệt đối lưu cơ học hiện nay trên thị trường có 3 loại chính là: tháp giảm nhiệt đối lưu cưỡng bức, tháp hạ nhiệt thông khí dòng ngang và tháp giải nhiệt thông khí ngược dòng.

+ Tháp giải nhiệt nước đối lưu tự nhiên: sử dụng sự chênh lệch nhiệt độ với không khí bên ngoài, bên trong để làm mát nước. Theo đó, khi làm việc, khí nước nóng trong tháp sẽ bay lên trên, khí mát bên ngoài sẽ đi vào đáy tháp để giải nhiệt nước. Dòng sản phẩm này được cấu thành từ bê tông, cao 200 mét nên thường được sử dụng tại những nơi có nhu cầu giải nhiệt cao.

Trên đây là những thông tin giúp các bạn giải đáp thắc mắc tháp giảm nhiệt là gì và cấu tạo tháp giải nhiệt như nào. Hy vọng bài viết này sẽ giúp quý khách có thêm những kiến thức hữu ích về dòng sản phẩm này.

Chia sẻ nhận xét của bạn về Bản vẽ chi tiết cấu tạo tháp giải nhiệt

Tin liên quan
Hỗ trợ online 8:00 - 18:00 | Đặt hàng online 24.24
Hỗ trợ nhanh 24/24: 0983 113 582
icon

TP.HN: -- 0983 530 698 - 0977 658 099

TP.HCM: 0965 327 282 - 0983 113 582

icon

Email: info@trungtammuasam.vn