Mỏ khoáng sản là gì? Tên các mỏ khoáng sản ở Việt Nam

06-07-2024, 1:47 pm 66

Việt Nam có trên 5000 mỏ khoáng sản cùng các điểm quặng của 60 loại khoáng sản khác nhau. Một số mỏ khoáng sản của nước ta có quy mô, trữ lượng “vươn tầm thế giới”; có ý nghĩa chiến lược trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Để biết mỏ khoáng sản là gì, tên và phương pháp khai thác mỏ khoáng sản hiện nay thì bạn đừng bỏ lỡ nội dung chi tiết dưới đây.

Mỏ khoáng sản là gì?

Thế nào là khoáng sản và mỏ khoáng sản? Hiểu một cách đơn giản, khoáng sản là những khoáng vật và đá có ích được con người khai thác, sử dụng. Mỏ khoáng sản là nơi tập trung nhiều khoáng sản, cho khả năng khai thác trữ lượng lớn.

Mỏ khoáng sản là nơi có nhiều khoáng vật

Mỏ khoáng sản là nơi có nhiều khoáng vật

Mỏ khoáng sản hay mỏ quặng là nơi tích tụ, tập hợp tự nhiên hoặc tập trung các loại kim loại, khoáng chất có trữ lượng lớn mang về nguồn kinh tế lớn cho đất nước. Những mỏ khoáng sản này đã được đánh giá, thăm dò trữ lượng, chất lượng, điều kiện khai thác và chế biến.

Để tìm ra mỏ khoáng sản, các nhà địa chất sẽ nghiên cứu địa chất ở nhiều nơi; kiểm tra đặc tính của đất và đá rồi phân tích đặc điểm vật lý, hóa học. Khi tìm thấy mỏ khoáng sản thì họ sẽ xác định trữ lượng thông qua việc khoan rồi kiểm tra khoáng sản thu được ở các lỗ khoan, lập bản phác thảo mỏ quặng. Sau cùng, họ tính toán tổng lượng khoáng sản có trong mỏ và đưa vào khai thác nếu mỏ quặng đó có trữ lượng lớn.

Điểm danh 10 tên các mỏ khoáng sản ở Việt Nam

Việt Nam là quốc gia giàu tài nguyên, có một số mỏ khoáng sản có trữ lượng “vươn tầm thế giới”. Dựa theo kết quả thăm dò, đánh giá đã thực hiện từ trước đến nay thì Việt Nam có trên 500 mỏ, điểm quặng với 60 loại khoáng sản khác nhau.

Việt Nam có nhiều mỏ, điểm quặng khoáng sản

Việt Nam có nhiều mỏ, điểm quặng khoáng sản

Mỗi năm, trung bình ngành công nghiệp khai khoáng Việt Nam cung cấp khoảng 90 triệu tấn đá vôi xi măng, 70 triệu m3 đá vật liệu xây dựng thông thường, trên 45 triệu tấn than, 3 triệu tấn quặng sắt,...Tổng giá trị sản lượng của ngành khai khoáng (không bao gồm dầu khí) chiếm 4 - 5 % GDP hàng năm của cả nước.

Tài nguyên thiên nhiên, các mỏ khoáng sản ở Việt Nam đã và đang trở thành nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, đưa đất nước ngày càng phát triển; có ý nghĩa chiến lược, đảm bảo an ninh quốc gia.

Hiện nay, có các mỏ khoáng sản lớn ở Việt Nam đó là:

Dầu khí

Dầu khí là nguồn tài nguyên quan trọng, trữ lượng ngoài khơi chiếm khoảng 25% trữ lượng dầu dưới đáy biển Đông. Hàng ngày có thể khai thác từ 30 - 40 ngàn thùng (1 thùng 159 lít) tương đương khoảng 20 triệu tấn mỗi năm. Trong đó, trữ lượng dầu khí có khả năng thương mại chiếm khoảng 67% trong tổng tài nguyên đã được phát hiện.

Dầu khí tích tụ trong các bể trầm tích như sông Hồng, Phú Khánh, nhóm bể ở Trường Sa, Cửu Long, Nam Côn Lĩnh, Tư Chính - Vũng Mây, Malay - Thổ Chu.

Sản lượng khai thác dầu khí ở Việt Nam đứng thứ 3 Đông Nam Á sau Indonesia và Malaysia.

Sản lượng khai thác dầu khí ở Việt Nam đứng thứ 3 Đông Nam Á sau Indonesia và Malaysia.

Quặng Urani

Quặng urani Việt Nam ở mức khá. Kết quả nghiên cứu địa chất đã phát hiện ra khoáng hóa urani ở khu vực Tây Bắc, Việt Bắc, Trung Trung Bộ, Tây Nguyên. Khu vực tập trung nhiều nhất đó ở vùng Nông Sơn (Quảng Nam). Tính đến thời điểm hiện tại đã có 6 mỏ urani được đánh giá, thăm dò với tổng tài nguyên dự đoán là 218.000 tấn, trong đó vùng Nông Sơn có khoảng 100.000 tấn.

Than đá

Việt Nam là một trong 3 quốc gia khu vực Đông Nam Á có trữ lượng than đá lớn, khoảng 50 tỷ tấn trong đó có khả năng khai thác là 3,7 tỷ tấn theo thông tin của Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam (TKV). Khu vực có mỏ than lớn đang được khai thác và sử dụng đó là Quảng Ninh, Đồng bằng sông Hồng, sông Đà, sông Cả, Thái Nguyên,...

90% Sản lượng than đá Việt Nam đến từ tỉnh Quảng Ninh

90% Sản lượng than đá Việt Nam đến từ tỉnh Quảng Ninh

Quặng Bauxite

Quặng bauxite ở nước ta tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc (như Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang); Tây Nguyên (Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Nông, Kon Tum), Bình Phước, Phú Yên. Theo dự báo, trữ lượng quặng bauxite dự tính ở phía Bắc khoảng 88,5 triệu tấn. Còn với quặng bauxite laterit dự báo đạt khoảng 3.5000 triệu tấn quặng tinh.

Quặng Apatit

Đến nay đã xác định được 17 điểm mỏ quặng apatit, tập trung chủ yếu ở tỉnh Lào Cai. Hầu hết, các mỏ quặng apatit có quy mô từ trung bình đến lớn. Trữ lượng dự báo tính đến độ sâu 900 mét là 2. 373, 97 triệu tấn. Loại khoáng sản này được sử dụng để làm phân bón giàu dinh dưỡng chứa lân.

Mỏ quặng Apatit

Mỏ quặng Apatit

Quặng titan

Quặng titan ở nước ta có 2 loại là quặng gốc và quặng sa khoáng. Quặng gốc tập trung ở Thái Nguyên, quặng sa khoáng tập trung ở khu vực ven biển từ Thanh Hóa tới Bà Rịa - Vũng Tàu. Dự báo tổng trữ lượng quặng titan ở Việt Nam khoảng 633, 15 triệu tấn khoáng vật có ích.

Đất hiếm

Trữ lượng đất hiếm ở Việt Nam khoảng 10 triệu tấn, phân bố rải rác ở khu vực mỏ quặng của Tây Bắc và ven các tỉnh miền Trung. Trong đất hiếm có 17 nguyên tố hóa học, được sử dụng để làm nam châm vĩnh cửu, phân bón vi lượng, xúc tác lọc hóa dầu, siêu dẫn, phát quang,...

Khai thác đất hiếm

Khai thác đất hiếm

Quặng đồng

Quặng đồng là một trong những loại khoáng sản quý, có giá trị cao và được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp. Việt Nam có tổng trữ lượng đồng khoảng 1.874.382 tấn. Trong đó, có 441.002 tấn trữ lượng, 983.843 tấn tài nguyên, 449.536 tấn tài nguyên dự báo. Tên một số mỏ khoáng sản chính của đồng tập trung ở các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La; riêng Lào Cai trữ lượng đạt 845.672 tấn, chiếm gần ½ trữ lượng của cả nước.

Quặng sắt

Quặng sắt là loại khoáng sản có giá trị, được ứng dụng trong ngành xây dựng, chế tạo và các lĩnh vực đời sống. Đây chính là nguyên liệu được sử dụng trong sản xuất gang, luyện thép. Khoảng 95 -98% lượng quặng sắt được dùng để sản xuất thép.

Quặng sắt được khai thác và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau

Quặng sắt được khai thác và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau

Việt Nam có 216 mỏ và điểm quặng với tổng trữ lượng quặng sắt đã được đánh giá, thăm dò khoảng 1.3 tỷ tấn. Hai mỏ khoáng sản quặng sắt có trữ lượng lớn nhất đó là Thạch Khê - Hà Tĩnh và Quý Xa - Lào Cai. Ngoài ra, còn được phân bố rải rác ở Hà Giang, Cao Bằng, Thái Nguyên, Yên Bái,...

Quặng vàng

Vàng được khai thác ở các mỏ sẽ được gọi chung là quặng vàng. Đây là dạng vàng thô ở dạng trầm tích. Quặng vàng là trầm tích có chứa vàng đạt độ tinh khiết từ 75 - 95% và bị nóng chảy trong lòng đất. Quặng kim loại vàng ở dạng chưa bị nóng chảy thường bị lẫn vào các kim loại như đồng, sắt, bạc. 

Ở Việt Nam, có khoảng 500 điểm khai thác vàng nhưng không có nhiều mỏ khoáng sản vàng lớn, trữ lượng đạt 300 tấn vàng. Theo kết quả thăm dò, từ năm 2015 - 2023 cả nước có khoảng 25.084kg vàng gốc.

Các mỏ vàng tập trung ở miền núi phía Bắc. Tên một số mỏ khoáng sản chính của vàng ở nước ta đó là mỏ Pắc Lạng, Khau Âu (Bắc Kạn), mỏ Bồ Cu (Thái Nguyên), Nam Quang (Cao Bằng); ở Hòa Bình có các mỏ Cao Răm, Da Bạc, Kim Bôi,...

Các phương pháp khai thác khoáng sản hiệu quả

Khai thác dưới lòng đất, khai thác bề mặt, khai thác sa khoáng, khai thác tại chỗ là 4 phương pháp khai thác khoáng sản hiệu quả. Chi tiết từng cách khai thác như sau:

Khai thác khoáng sản dưới lòng đất: Khoáng sản ở sâu trong lòng đất khiến việc khai thác thủ công đào bới mất rất nhiều thời gian, tốn kém chi phí. Hiện nay, mọi người đã ứng dụng và sử dụng máy dò kim loại dưới lòng đất, máy dò vàng,...để xác định vị trí vật thể kim loại từ đó tìm ra mỏ khoáng sản trữ lượng lớn.

Máy dò kim loại được sử dụng nhiều để khai thác khoáng sản ở dưới lòng đất

Máy dò kim loại được sử dụng nhiều để khai thác khoáng sản ở dưới lòng đất

Khai thác khoáng sản bề mặt: Các mỏ khoáng sản trên mặt đất thường ở vị trí nông nên dễ khai thác những giá trị lại không cao như ở sâu trong lòng đất.

Khai thác khoáng sản tại chỗ: Được ứng dụng để khai thác quặng uranium. Với phương pháp này, khoáng sản sẽ được hòa tan tại chỗ rồi xử lý tại chỗ ngay lập tức, không cần vận chuyển khoáng sản ở dưới lòng đất.

Khai thác điểm sa khoáng: Phương pháp này được áp dụng để sàng lọc kim loại có giá trị từ trầm tích ở các kênh sông, cát bãi biển,...Các vật liệu khai thác được sẽ được rửa sạch, lọc rồi cô đặc khoáng chất.

Trên đây là các thông tin chi tiết về mỏ khoáng sản, hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Khoáng sản là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc gia. Vì thế việc khai thác mỏ khoáng sản cần có kế hoạch dài hạn, tránh “tận thu tận diệt”.

Chia sẻ nhận xét của bạn về Mỏ khoáng sản là gì? Tên các mỏ khoáng sản ở Việt Nam

Tin liên quan
Hỗ trợ online 8:00 - 18:00 | Đặt hàng online 24.24
Hỗ trợ nhanh 24/24: 0983 530 698
icon

TP.HN: -- 0983 530 698 - 0977 658 099

TP.HCM: 0965 327 282 - 0983 113 582

icon

Email: info@trungtammuasam.vn