4 cách nhận biết vàng và đồng chính xác cho người mới

16-10-2024, 11:24 am 595

Vàng và đồng có màu sắc tương đối giống nhau nên rất dễ nhầm lẫn nếu không phải người tinh mắt. Cách nhận biết vàng và đồng rất đơn giản, chỉ mất vài phút bạn đã xác định được chính xác đâu là vàng đâu là đồng. Tham khảo ngay nội dung thông tin chi tiết dưới đây để biết cách phân biệt vàng và đồng “chuẩn không cần chỉnh”.

Tìm hiểu về vàng và đồng

Vàng là gì?

Vàng là kim loại quý, có màu vàng sẫm và ánh đỏ, mềm, không dễ ăn mòn; nhiệt độ nóng chảy là 1063 độ C. Khi nóng chảy vàng dễ hòa tan với các kim loại khác như đồng, kẽm, bạc, nhôm,...

Vàng là loại tài sản có giá trị, là khoản đầu tư lâu dài

Vàng là loại tài sản có giá trị, là khoản đầu tư lâu dài

Vàng được sử dụng từ thời cổ đại với nhiều mục đích khác nhau như tiền tệ, trang sức,...Hoạt động khai thác và sản xuất vàng diễn ra ở khắp các quốc gia trên thế giới. Nam Phi, Úc, Nga, Trung Quốc là những quốc gia sản xuất vàng hàng đầu.

Hiện nay, vàng được coi là loại tài sản bảo vệ được giá trị an toàn và lâu dài nhất là trong thời kỳ lạm phát.

(*) Nguyên tố kim loại vàng trong bảng tuần hoàn hóa học

  • Công thức hóa học: Au
  • Số hiệu nguyên tử: 79
  • Khối lượng riêng: 197g/mol
  • Vị trí của Au trong bảng tuần hoàn hóa học:
  • Ô: 79
  • Nhóm: IB
  • Chu kỳ: 6
  • Đồng vị của vàng: 195Au, 196Au, 197Au, 198Au, 199Au
  • Độ âm điện của vàng: 2.54

(*) Đặc điểm tính chất của vàng (Au)

  • Tính chất vật lý:
  • Vàng là kim loại mềm, màu vàng, dẻo; khả năng dẫn điện và nhiệt tốt nhưng lại kém hơn bạc và đồng.
  • Khối lượng riêng của Au là 19,3g/cm3, nóng chảy ở nhiệt độ 1063 độ C.
  • Để nhận biết vàng ta sử dụng nước cường toan. PTHH như sau:

Au + HNO3 (đặc) + 4HCl (đặc) → H[AuCl4] + NO + 2H2O

  • Tính chất hóa học của vàng:
  • Là kim loại quý có tính khử yếu
  • Không phản ứng với lưu huỳnh
  • Phản ứng với P, Cl2 ở nhiệt độ cao: 2Au + 3Cl2 à 2AuCl3
  • Vàng không bị oxy hóa trong không khí, không bị hòa tan trong axit nhưng lại bị hòa tan trong 2 trường hợp sau:
  • Nước cường toan (Hỗn hợp bao gồm 1 thể tích HNO3 và 3 thể tích HCl đặc) => PTHH: Au + HNO3 (đặc) + 4HCl (đặc) → H[AuCl4] + NO + 2H2O
  • Dung dịch muối xianua của kim loại kiềm như NaCN để tạo thành ion phức [Au(CN)2]-. PTHH: 4Au + 8NaCN (đặc) + O2 + H2O → 4Na[Au(CN)2] + 4NaOH

Vàng được ứng dụng rộng rãi trong đời sống như trao đổi tiền tệ, đầu tư, làm trang sức, thực phẩm, đồ uống, thiết bị y học, công nghiệp điện tử,...

Đồng là gì?

Đồng là kim loại nhưng không được xếp vào kim loại quý, có màu đỏ cam đặc trưng; khả năng dẫn nhiệt và dẫn điện cao. Cu là ký hiệu của đồng trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Đồng được sử dụng phổ biến làm chất dẫn điện, dẫn nhiệt; vật liệu xây dựng.

Đồng có màu đỏ cam hoặc đỏ sẫm

Đồng có màu đỏ cam hoặc đỏ sẫm

Hợp chất của đồng thường tồn tại ở dạng muối đồng II, có màu xanh lam và xanh lục.

(*) Nguyên tố Cu trong bảng tuần hoàn hóa học

  • Số hiệu nguyên tử: 29
  • Khối lượng: 63,546
  • Thuộc chu kì: 4
  • Phân nhóm: 11, d

(*) Đặc điểm tính chất của Cu

  • Tính chất vật lý:
  • Cu là kim loại dẻo nhất, khả năng dẫn điện và dẫn nhiệt cao (sau bạc)
  • Khi có tạp chất thì độ dẫn điện giảm dần
  • Khi không tiếp xúc với không khí thì có màu đỏ cam hoặc màu lam ngọc.
  • Tính chất hóa học của Cu:
  • Cu có tính khử yếu hơn so với những kim loại khác. Đồng tác dụng được với phi kim, các axit và dung dịch muối.
  • Đồng tạo được nhiều hợp chất khác nhau khi ở trạng thái oxy hóa +1 và +2.
  • Đồng không phản ứng với nước nhưng phản ứng với oxy trong không khí nhưng rất chậm tạo thành lớp oxit đồng có màu nâu đen.

Điểm giống và khác nhau của vàng và đồng

 

Vàng

Đồng

Giống nhau

  • Đều là kim loại
  • Dẻo, dễ uốn cong và gia công để tạo ra những sản phẩm phức tạp
  • Khả năng dẫn điện tốt nên được ứng dụng nhiều trong ngành điện tử, điện học

Khác nhau

  • Có màu vàng, sáng hơn đồng
  • Không phản ứng với axit
  • Không khí không làm ảnh hưởng đến vàng
  • Chỉ bị ảnh hưởng bởi thủy ngân
  • Vàng không bị ăn mòn trong điều kiện thường
  • Là loại tài sản có giá trị kinh tế được sử dụng đầu tư, cất trữ an toàn
  • Được sử dụng phổ biến để tạo ra trang sức quý giá.
  • Vàng và đồng cái nào nặng hơn? Vàng nặng hơn đồng. Khối lượng riêng của Au 19,3 g/cm3.
  • Có màu vàng đỏ sẫm
  • Phản ứng được với axit nên có màu nâu sẫm
  • Bị ảnh hưởng bởi không khí
  • Dễ bị oxy hóa và tạo ra lớp patina màu xanh đậm
  • Giá trị kinh tế thấp hơn, được ứng dụng trong ngành công nghiệp và gia dụng.
  • Ít hoặc không được sử dụng để làm đồ trang sức.
  • Cu có khối lượng riêng là 8,96 g/cm3

Cách phân biệt vàng và đồng đơn giản, nhanh chóng

Lưu ngay những cách nhận biết vàng và đồng dưới đây để sử dụng khi cần nhé!

Phân biệt vàng và đồng bằng nam châm

Đây là cách phân biệt vàng và đồng đơn giản, dễ thực hiện nhất. Vàng không phản ứng với từ trường nên sẽ không bị hút bởi nam châm còn đồng thì có tính ferromagnetic nên sẽ bị hút bởi nam châm.

Nam châm sẽ hút đồng và không hút vàng

Nam châm sẽ hút đồng và không hút vàng

Bạn di chuyển nam châm tới gần vàng và đồng để quan sát phản ứng, kiểm chứng cách phân biệt đồng và vàng kể trên. Nếu thấy mẫu kim loại bị hút thì bạn có thể kết luận là đồng còn không bị hút thì đó là vàng.

Cách phân biệt đồng và vàng bằng axit

Axit được sử dụng để phân biệt vàng và đồng đó là axit nitric. Khi cho vàng vào dung dịch axit nitric thì sẽ không xảy ra phản ứng nào, màu sắc và hình dáng vẫn nguyên vẹn còn khi cho đồng vào thì sẽ chuyển màu nâu sẫm.

Cách nhận biệt đồng vàng qua màu sắc

Bằng mắt thường quan sát bạn cũng có thể phân biệt được đồng và vàng. Vàng có màu vàng rực rỡ và sáng bóng còn đồng có màu nâu đỏ và có thêm các vệt hay đốm màu khác nhau.

Nhận biết đồng và vàng dễ dàng qua màu sắc đặc trưng

Nhận biết đồng và vàng dễ dàng qua màu sắc đặc trưng

Cách phân biệt vàng với đồng dựa vào tính chất vật lý

Dựa vào tính chất vật lý của vàng và đồng kể trên thì bạn cũng xác định được đâu là vàng đâu là đồng.

  • Đồng có khả năng dẫn nhiệt, dẫn điện nên thường được làm dây dẫn điện. Đồng còn được dùng làm pin cho các thiết bị điện khác nhau. Đồng dễ bị oxy hóa bởi không khí.
  • Vàng là kim loại trơ nên không bị tác động của không khí, độ ẩm, nhiệt độ hay axit. Vàng chỉ phản ứng hóa học với thủy ngân.

Với các cách nhận biết vàng và đồng kể trên, hy vọng sẽ giúp ích bạn. Việc xác định chính xác đồng và vàng giữ vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại, buôn bán kinh doanh. Để đảm bảo sự chính xác tuyệt đối, tránh rủi ro tiềm ẩn thì bạn có thể mang trực tiếp vàng và đồng đến cửa hàng kinh doanh vàng, trang sức để được hỗ trợ. Bằng nghiệp vụ và kinh nghiệm lâu năm trong nghề chắc chắn sẽ cho bạn đáp án “chuẩn nhất”. Truy cập website trungtammuasam.vn để tìm hiểu thêm về các loại máy dò kim loại để tìm nhẫn vàng bị mất nhanh và hiệu quả nhất.

Chia sẻ nhận xét của bạn về 4 cách nhận biết vàng và đồng chính xác cho người mới

Tin liên quan
Hỗ trợ online 8:00 - 18:00 | Đặt hàng online 24.24
Hỗ trợ nhanh 24/24: 0983 530 698
icon

TP.HN: -- 0983 530 698 - 0977 658 099

TP.HCM: 0965 327 282 - 0983 113 582

icon

Email: info@trungtammuasam.vn