Kích nâng ô tô là một thiết bị quan trọng, tối thiểu không thể thiếu. Bên cạnh đó, sản phẩm này còn có mặt trong nhiều gia đình. Để biết thêm thông tin hữu ích về loại thiết bị này, quý khách hãy theo dõi bài viết chi tiết dưới đây của chúng tôi.
Kích nâng ô tô hay còn gọi là bộ kích nâng gầm ô tô, con đội ô tô,... Là loại dụng cụ giúp hỗ trợ nâng gầm xe ô tô một cách tiện lợi và dễ dàng, không tốn công sức. Đây là một trợ thủ đắc lực giúp ta có thể thay lốp xe, kiểm tra sửa chữa các bộ phận bên dưới gầm xe,…
Kích nâng xe ô tô là gì?
Kích xe ô tô là một dụng cụ cần thiết không chỉ đối với các gara, nếu xe không được trang bị sẵn kích bởi nhà sản xuất thì chủ xe nên tự đầu tư cho mình một bộ kích nhỏ gọn để phòng các trường hợp khẩn cấp cần sử dụng, nó có thể giúp bạn tự giải quyết, cứu hộ xe của mình khi xảy ra sự cố tại những cung đường vắng vẻ.
Kích nâng ô tô là thường được sử dụng để hỗ trợ vá, thay lốp xe. Và nhiều thao tác khác ở gầm xe ô tô, ví dụ như: kiểm tra dầu nhớt, hệ thống phanh, ống xả,...
Sử dụng kích xe ô tô đúng cách sẽ đem lại nhiều tác dụng cho người dùng như:
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại kích xe ô tô, nhưng 5 loại dưới đây được người dùng ưu tiên chọn lựa sử dụng hơn cả đó là:
Kích cá sấu là loại kích thủy lực cho xe ô tô du lịch, ô tô con. Với thiết kế đặc biệt, thân dài dễ dàng luồn vào gầm xe ô tô. Kích thủy lực xe ô tô được phân thành nhiều loại khác nhau tùy theo tải trọng của từng kích từ 2 tấn, 5 tấn, 10 tấn,...
Kích thủy lực cá sấu
Kích cá sấu sử dụng cơ cấu nâng bằng xilanh thủy lực, bơm bằng tay hoặc đạp chân. Với một số loại kích cá sấu cao cấp, cỡ lớn được thiết kế bơm bằng khí nén.
Giá kích nâng ô tô cá sấu khoảng từ 400.000 đồng/bộ.
Kích nâng xe kiểu cắt kéo hay kích chữ A ô to là loại kích nâng xe ô tô vừa phải, kích cỡ gọn nhẹ và giá kích nâng ô tô kiểu này cũng vô cùng hợp lý. Chính vì thế, thiết bị được tiệm rửa xe, tiệm sửa chữa vừa và nhỏ ưa chuộng sử dụng hay cứu hộ lốp xe trong những trường hợp khẩn cấp.
Kích chữ A ô tô
Sức nâng kích nâng xe kiểu cắt kéo vừa phải từ 1-2 tấn, hoạt động hoàn toàn bằng cơ cấu cơ khí, bộ kích gầm ô tô này sử dụng lực cần bẩy, hoạt động bằng lực tay quay. Kích có hình dạng giống với chữ A, cách nâng hạ giống như hình kéo cắt.
Dòng kích chữ A ô tô thường được các hãng xe bán kèm theo xe mới , do không sử dụng dầu mỡ nên vô cùng sạch sẽ phù hợp để dự phòng trong cốp xe. Ngày nay, kích chữ A ô tô được cải tiến với các phiên bản dùng điện hoặc dùng pin vô cùng tiện dụng, tốc độ nâng hạ nhanh hơn,....
Giá kích nâng ô tô chữ A từ 100.000 đồng/bộ.
Còn có tên gọi khác là kích thân đứng, kích thủy lực xe ô tô. Đây là loại kích nâng xe ô tô có thiết kế đứng, xi lanh nâng có phương thẳng đứng nên bộ kích nâng gầm ô tô này có một sức nâng khỏe so với kích thước nhỏ gọn của mình.
Bộ kích nâng gầm ô tô này tận dụng tối đa sức đẩy của áp suất dầu thuỷ lực để nâng gầm xe. Kích thuỷ lực xe ô tô có thể hoạt động dựa vào lực bơm tay hoặc bơm điện.
Kích con đội
Do có thiết kế khá nhỏ gọn nên đa phần các dòng kích thuỷ lực mini hoạt động dựa vào bơm tay. Thế nhưng chiều cao tối thiểu của kích con đội khá cao nên chủ yếu được dùng cho các loại xe có gầm cao như xe tải, SUV,...
Thiết bị được sử dụng chủ yếu tại nhiều cửa hàng sửa chữa, làm lốp xe tải hay các nhà máy, xưởng sản xuất,... Một số model còn được cải tiến trang bị thêm bơm bằng khí nén.
Giá kích thủy lực ô tô chỉ từ 150.000 đồng/bộ.
Kích bóng hơi hay kích quả bóng là thiết bị nâng đỡ xe để tháo lốp ra khỏi xe, rửa hoặc sửa chữa xe. Đây là loại kích xe ô tô bằng điện nhưng hoạt động theo nguyên lý tạo khí nén làm căng phồng các bóng hơi, từ đó nâng gầm xe cao lên. Một số model được trang bị lốp xe giúp di chuyển kích dễ dàng hơn.
Kích xe ô tô bóng hơi khí nén
Dòng sản phẩm này xuất hiện phổ biến trong nhiều gara sửa chữa, trung tâm bảo trì bảo dưỡng; thích hợp dùng cho xe con, xe du lịch từ 24 chỗ trở xuống. Kích quả bóng hỗ trợ, giúp công việc nâng hạ xe trở nên tiện lợi và nhanh chóng hơn rất nhiều.
Dựa vào thiết kế, số lượng quả bóng hơi trên mỗi sản phẩm, mà kích nâng ô tô dạng quả bóng được chia thành nhiều loại khác nhau như: kích hơi 2 bóng, 3 bóng,… Bóng được làm bằng chất liệu cao su, có khả năng chịu tải cực tốt; không bị chảy dầu, giúp cho thiết bị vận hành bền bỉ và tuổi thọ dài lâu.
Giá kích nâng ô tô bóng hơi khá cao từ 2.000.000 đồng/bộ.
Hay kích gầm ô tô 12V là loại kích ô tô hoạt động bằng nguồn điện 12V lấy trực tiếp từ xe. Khác biệt với các loại kích khác, kích ô tô bằng điện không chỉ dùng để nâng hạ gầm ô tô mà còn có nhiều công dụng khác như tháo lắp ốc bánh xe, bơm hơi xe,…
Kích xe ô tô bằng điện
Với nhiều ưu điểm như thiết kế nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ, tính cơ động cao, không cần sử dụng sức tay để nâng gầm,... Tuy nhiên cần phải sử dụng điện của xe hoặc ắc quy mới hoạt động được, không nâng hạ được các xe có trọng lượng quá nặng. Giá thành cao, giá kích nâng ô tô bằng điện từ 1.300.000 – 2.000.000 VNĐ/bộ.
Bên cạnh câu hỏi mua kích xe ô tô ở đâu hay loại kích nào chất lượng, giá tốt thì cách sử dụng kích nâng xe ô tô cũng là thắc mắc của nhiều khách hàng. Để bộ kích lốp xe ô to có thể vận hành hiệu quả, ổn định, độ bền cao người dùng nên vận hành thiết bị theo trình tự như sau.
Chọn chính xác điểm đặt kích nâng xe ô tô và điểm đặt mễ kê
Bước 1: Xác định vị trí để đặt kích
Trước hết, bạn cần chú ý xác định chính xác nhất vị trí để đặt kích xe ô tô. Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng xe trước hoặc có thể gọi điện đến bộ phận chăm sóc, kỹ thuật của hãng xe để được tư vấn.
Một số lưu ý khi xác định vị trí đặt kích như sau:
Bước 2: Chọn hướng kích gầm xe
Bạn cần cân nhắc lựa chọn hướng kích nâng xe ô tô hợp lý, sau đó luồn kích xe ô tô vào bên trong gầm. Chú ý đảm bảo pad đỡ trùng với điểm nâng gầm xe đã xác định được ở bước 1.
Bước 3: Nâng xe
Mỗi loại kích nâng xe ô tô sẽ có một cách nâng xe khác nhau, theo đó chúng ta có:
Bước 4: Đặt mễ kê vào điểm gần kích chính
Bạn cần đưa mễ kê xuống dưới gầm xe ô tô, gần với điểm kích chính, sau đó điều chỉnh mễ kê lên mức nâng cao nhất và khóa cố định.
Sử dụng nhiều mễ khê thì chúng phải cao bằng nhau
Nếu như sử dụng nhiều mễ kê, bạn cần đảm bảo các mễ kê phải cao bằng nhau. Sau đó vặn tay kích ngược chiều kim đồng hồ kích chính để giúp thực hiện việc hạ chiều cao kích, giúp xe tựa chắc chắn vào chân kê.
Bước 5: Kiểm tra độ vững chãi của xe trước khi sửa chữa
Để kiểm tra độ chắc chắn của xe, bạn hãy thử rung nhẹ xe. Chú ý đảm bảo xe chắc chắn, vững chãi mới thao tác sửa chữa dưới gầm xe để đảm bảo an toàn.
Bước 6: Hạ xe
Sau khi đã hoàn thành công việc sửa chữa, chúng ta thực hiện hạ xe xuống bằng cách bỏ các mễ kê ra, tiếp đến là hạ kích xe từ từ cho tới khi xe hoàn toàn chạm đất. Sau đó, lấy bộ kích nâng gầm ô tô ra và gỡ bỏ các vật chặn bánh là hoàn thành.
Bài viết trên là những thông tin chia sẻ của điện máy Đặng Gia hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm hiểu biết về các loại kích nâng xe ô tô. Hiện nay có rất nhiều địa chỉ bán kích nâng ô tô với những mức giá khác nhau. Tuy nhiên, để có thể mua được sản phẩm chất lượng cùng chế độ bảo hành tốt; quý khách hàng nên chọn mua tại địa chỉ uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm về lĩnh vực này.
Chia sẻ nhận xét của bạn về Kích nâng xe ô tô là gì? Các loại kích nâng xe ô tô thông dụng