Hiện nay các sản phẩm cầu nâng 2 trụ đã dần trở nên quen thuộc với người tiêu dùng. Bởi chúng có mặt tại hầu hết các gara sửa chữa, bảo dưỡng xe chuyên nghiệp. Tuy vậy, vẫn còn nhiều người chưa biết về nguyên lý hoạt động và cấu tạo cầu nâng 2 trụ. Để hiểu rõ hơn về thiết bị này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
Cầu nâng ô tô 2 trụ có cấu tạo khá đơn giản từ 6 bộ phận chính: trụ nâng, cánh tay giữ xe, bộ cảm biến, khóa an toàn, bơm thủy lực, bình chứa dầu.
Cấu tạo của cầu nâng hai trụ
- Trụ nâng: Dòng thiết bị này được trang bị 2 trụ nâng đặt song song và cách nhau một khoảng vừa với kích thước của ô tô. Bên trong trụ nâng có chứa hệ thống xi lanh đôi và dây cáp để có thể nâng, hạ cầu. Hai trụ nâng được gắn vào vào thanh giằng phía trên hoặc phía dưới cầu để giữ được độ thăng bằng, chắc chắn, không bị nghiêng ngả trong quá trình làm việc. Trụ được làm từ thép cao cấp, dày dặn, bền bỉ để có thể chịu được tải trọng lớn của xe. Bên ngoài trụ được mạ một lớp kẽm để chống han gỉ, ăn mòn.
- Cánh tay giữ xe: Bộ phận này được làm từ 2 thanh vật liệu tạo thành hình chữ V. Mỗi bên trụ nâng được trang bị 1 cánh tay giữ xe để cố định xe ô tô trong quá trình nâng, hạ.
Cánh tay giữ xe của cầu nâng 2 trụ
- Bình chứa dầu thủy lực: dùng để chứa và cung cấp dầu cho cầu nâng vận hành.
- Bơm thủy lực: Bộ phận này có nhiệm vụ tạo lực đẩy cho dầu thủy lực phục vụ quá trình nâng hạ, cầu.
- Bộ cảm biến: Bộ phận này được trang bị cho loại cầu nâng 2 trụ giằng trên. Bộ cảm biến sẽ làm cầu tự động dừng lại khi xe được nâng gần tới thanh giằng.
- Khóa an toàn: Được đặt ở hai bên của trụ nâng để giữ chặt cánh tay giữ xe không bị trượt xuống, tránh gặp phải những tai nạn nguy hiểm.
Nguyên lý hoạt động của cầu 2 trụ khá đơn giản với 2 quá trình nâng cầu lên và hạ cầu xuống.
- Quá trình nâng cầu lên: Khi người dùng ấn nút điều khiển đi lên, bơm thủy lực sẽ hoạt động đẩy dầu thủy lực đi qua van khóa rồi vào xi lanh. Dưới áp suất của dầu thủy lực xi lanh được đẩy lên. Lúc này cánh tay giữ xe của cầu sẽ được nâng lên từ.
- Quá trình hạ cầu xuống: Khi người dùng ấn nút điều khiển đi xuống ngay lập tức dầu thủy lực bị đẩy ngược trở về bình chứa. Khi đó cầu hai trụ sẽ hạ từ từ xuống mặt đất.
Bước 1: Người dùng đưa xe ô tô vào vị trí giữa của cầu 2 trụ.
Bước 2: Ấn nút điều khiển cho cánh tay giữ xe của cầu vào đúng vị trí gầm xe.
Bước 3: Người dùng ấn nút UP hoặc nút có hình mũi tên đi lên để cầu nâng từ từ đến khoảng 15-20cm thì dừng lại để kiểm tra cân bằng tải.
Bước 4: Nếu đã đạt cân bằng tải bạn tiếp tục ấn giữ nút UP cho đến khi đạt độ cao mong muốn thì nhả tay khỏi nút điều khiển.
Bước 5: Người dùng ấn nút khóa cóc hãm để hạ thấp phụ tải và khóa chặt trên móc an toàn rồi tiến hành công việc sửa chữa bảo dưỡng.
Người dùng nên khóa cóc hãm lại để đảm bảo an toàn
Bước 1: Người dùng tháo chốt an toàn của cầu và dọn dẹp dụng cụ ra khỏi khu vực xung quanh cầu.
Bước 2: Cho cầu nâng lên một chút rồi ấn giữ nút DOWN đến khi cánh tay giữ xe xuống vị trí thấp nhất.
Bước 3: Cuối cùng bạn chỉ cần ấn nút điều khiển cho cánh tay mở ra như lúc ban đầu và lái xe khỏi vị trí cầu nâng.
Như vậy bài viết đã cung cấp các thông tin về nguyên lý hoạt động và cấu tạo cầu nâng 2 trụ. Hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích về dòng thiết bị này.
Nếu bạn có nhu cầu mua cầu nâng 2 trụ xin vui lòng liên hệ với Điện máy Đặng Gia qua số hotline 0977.658.099 - 0983.530.698 - 0983.113.582 - 0965.327.282 để được chuyên viên tư vấn chi tiết và hướng dẫn đặt hàng.
Chia sẻ nhận xét của bạn về Tìm hiểu về cấu tạo & nguyên lý hoạt động của cầu nâng 2 trụ