Cầu nâng một trụ được sử dụng phổ biến hiện nay trong các tiệm rửa xe chuyên nghiệp. Tuy nhiên nhiều người còn chưa biết về nguyên lý hoạt động và cấu tạo của nó. Vì vậy bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ về nguyên lý hoạt động và cấu tạo cầu nâng 1 trụ để sử dụng vận hành cầu hiệu quả.
Sản phẩm này có cấu tạo khá đơn giản bao gồm 3 bộ phận chính là: bàn nâng, ty nâng và bình nhớt.
Cấu tạo cầu nâng 1 trụ
- Ty nâng: Đây là bộ phận đóng vai trò quan trọng đảm nhận nhiệm vụ giúp cầu có thể nâng lên hạ xuống. Bên trong ty nâng chứa các piston, xy lanh, vòng đệm, gioăng làm kín. Ty nâng có thiết kế hình trụ tròn, bên ngoài có lớp sơn chống han gỉ. Với những ty nâng nhập khẩu thì phần bên dưới chót sẽ phình to hơn, còn với ty nâng nội địa thì có hình trụ đồng đều.
- Bàn nâng: Bộ phận này được gắn trên đỉnh ty nâng có vai trò giữ thăng bằng cho xe trong quá trình nâng, hạ. Bàn nâng của cầu 1 trụ được cấu thành từ các thanh vật liệu gắn kết với nhau thành hình chữ X hoặc chữ H. Trên bàn nâng được thiết kế các vân nổi để tạo độ ma sát không làm xe bị trơn trượt.
Hiện nay cầu 1 trụ có hai kiểu bàn nâng là nâng gầm xe (hở 4 bánh) và loại nâng toàn xe. Tuy nhiên, bàn nâng toàn xe được sử dụng phổ biến hơn do đảm bảo an toàn tốt hơn.
Hai kiểu bàn nâng của cầu 1 trụ
- Bình chứa dầu: Đây là bộ phận dùng để chứa và cung cấp dầu cho cầu nâng 1 trụ hoạt động nâng lên, hạ xuống. Bộ phận này kết nối với cả máy nén khí và ty nâng của cầu qua các ống dẫn.
Cầu nâng 1 trụ hoạt động dựa vào nguyên lý khí nén thủy lực. Khí nén từ máy nén khí được dẫn qua ống dẫn tới thẳng bình nhớt. Khi đó, áp suất của khí nén sẽ tác động lên dầu thủy lực để đẩy dầu qua van tiết lưu rồi đi vào ty nâng. Dưới áp suất của dầu thủy lực piston trong ty nâng được đẩy lên và cầu sẽ được nâng lên từ từ.
Nguyên lý hoạt động của thiết bị nâng hạ 1 trụ
Khi người dùng mở van xả khí ở bình chứa dầu làm áp suất trong bình giảm. Đồng thời dưới tải trọng của mặt cầu và ô tô, dầu sẽ bị đẩy ngược trở về bình chứa. Lúc này, ty nâng sẽ được hạ xuống mặt đất.
- Người dùng nên sử dụng dầu thủy lực đạt tiêu chuẩn để đảm bảo quá trình vận hành không gặp phải trục trặc và không gây hư hại, giảm tuổi thọ của cầu.
- Tuyệt đối không đặt tải lên 1 bên của cầu nâng 1 trụ vì có thể làm xe bị rơi hoặc hỏng ty nâng.
- Sau khi nâng cầu lên đến độ cao phù hợp người dùng phải khóa chặt giá trượt rồi mới tiến hành làm việc dưới gầm xe.
- Không nâng tải quá trọng lượng mà nhà sản xuất đã quy định.
- Bảo dưỡng cầu theo định kỳ nhất định để hạn chế các lỗi hỏng hóc.
Chắc hẳn qua đây bạn đã hiểu về nguyên lý hoạt động và cấu tạo cầu nâng 1 trụ. Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm những kiến thức hữu ích cho bạn để sử dụng hiệu quả thiết bị này.
Chia sẻ nhận xét của bạn về Tổng quan nguyên lý hoạt động và cấu tạo cầu nâng 1 trụ