Tháp giải nhiệt kín là gì? Sự khác biệt giữa tháp kín và tháp hở

26-04-2024, 10:44 am 236

Tháp giải nhiệt kín có tuổi thọ cao, hiệu suất làm mát tốt, tiết kiệm điện năng nhưng chi phí đầu tư ban đầu tương đối cao. Để hiểu rõ hơn về thiết bị làm mát này và so sánh sự khác biệt giữa tháp kín với tháp hở, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Điện máy Đặng Gia.

Tháp giải nhiệt kín là gì?

Tháp giải nhiệt kín là thiết bị giải nhiệt nước dạng khép kín, được chế tạo và thiết kế dựa trên công nghệ trao đổi nhiệt hiện đại, phức tạp, cho hiệu suất giải nhiệt cao. Thiết bị này còn được biết đến với các tên gọi như tháp giải nhiệt tuần hoàn kín, tháp giải nhiệt mạch kín.

Vì là hệ thống làm mát khép kín nên lượng nước tuần hoàn trong tháp không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, không khí từ môi trường bên ngoài. Nhờ vậy, nước giữ được độ tinh khiết cao, thích hợp sử dụng trong các ngành nghề yêu cầu cao về chất lượng nước. Ngoài ra, trong tháp luôn có một lượng nước tuần hoàn nhất định để tối ưu hóa hiệu suất trao đổi nhiệt.

 Tháp giải nhiệt kín có thiết kế dạng khối khép kín

Tháp giải nhiệt kín có thiết kế dạng khối khép kín

Dựa theo cơ chế tuần hoàn nước, tháp giải nhiệt được chia thành 2 loại là tháp mạch kín và tháp mạch hở. Mặc dù đều được ứng dụng cho mục đích giải nhiệt trong nhà xưởng, khu công nghiệp, tòa nhà cao tầng,... nhưng hai thiết bị này có nhiều điểm khác biệt, cụ thể như sau:

Tiêu chí so sánh Tháp giải nhiệt mạch kín Tháp giải nhiệt mạch hở
Thiết kế Hệ thống làm mát khép kín, không để nước tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Có thiết kế dạng hở, cho phép nước tiếp xúc trực tiếp với không khí.
Cấu tạo Gồm có các bộ phận như máy bơm, ống xoắn, bộ khử nước, dụng cụ đánh tan cặn điện tử, lớp lót trao đổi nhiệt. Ngoài ra, tháp kín cũng có các bộ phận giống tháp hở như động cơ, cánh quạt, hệ thống phun nước, vỏ tháp, đế bồn. Gồm có các bộ phận như cánh quạt, động cơ, tấm tản nhiệt, hệ thống phun nước (đầu phun + ống chia), đế bồn,...
Nguyên lý hoạt động Dựa trên hiện tượng dẫn nhiệt, nước nóng truyền nhiệt cho không khí thông qua ống xoắn trao đổi nhiệt. Ống này có tác dụng ngăn cách không cho nước tiếp xúc với không khí. Dựa vào cơ chế bay hơi nước trong không khí. Nước và không khí gặp nhau tại tấm tản nhiệt để thực hiện quá trình trao đổi nhiệt.
Chi phí đầu tư ban đầu Cao hơn. Thấp hơn.
Chi phí vận hành (điện, nước) Thấp hơn. Bình thường, không quá cao.
Bảo dưỡng, vệ sinh Tần suất bảo dưỡng ít hơn. Cần bảo dưỡng định kỳ.
Khả năng hình thành cặn bẩn Ít hơn. Nếu tháp được vệ sinh, bảo dưỡng thường xuyên thì ít hình thành cặn bẩn.

 

 So sánh sự khác biệt giữa tháp mạch kín và tháp mạch hở

So sánh sự khác biệt giữa tháp mạch kín và tháp mạch hở

Cấu tạo tháp giải nhiệt kín

Tháp giải nhiệt mạch kín được cấu tạo từ các bộ phận sau:

  • Máy bơm: Được làm từ chất liệu cao cấp, ứng dụng kỹ thuật hàn kín cho chất lượng tốt, hoạt động bền bỉ, tốc độ dòng chảy cao, không bị rung giật khi vận hành, giúp tháp đạt hiệu suất làm mát tốt nhất.
  • Bộ khử nước: Có cấu trúc đặc biệt, thường được sản xuất từ vật liệu PVC có khả năng chống ăn mòn cao. Nhiệm vụ của chúng là loại bỏ hơi ẩm thoát ra từ ống xoắn, hạn chế tối đa hiện tượng rò rỉ nước. Bộ phận này dễ tháo rời, thuận tiện cho quá trình vệ sinh.
  • Dụng cụ đánh tan cặn điện tử: Được ứng dụng kỹ thuật xung điện hiện đại để phân tách tạp chất, cặn bẩn, loại bỏ rong rêu trong ống xoắn và lớp lót trao đổi nhiệt, giúp tăng độ bền cho tháp. Để sử dụng, bạn chỉ cần kết nối thiết bị với nguồn điện 220V.
  • Lớp lót trao đổi nhiệt PVC: Có thiết kế bề mặt dạng tổ ong với khả năng chịu nhiệt lên đến 70 độ C, không bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết. Bộ phận này được lắp đặt trên đỉnh tháp, bên dưới động cơ quạt.
  • Ống xoắn trao đổi nhiệt: Đây là bộ phận quan trọng nhất của tháp giải nhiệt tuần hoàn kín. Nước nóng được bơm tuần hoàn vào ống xoắn để thực hiện quá trình trao đổi nhiệt với không khí. Ống xoắn được làm từ chất liệu thép với khả năng chịu áp suất cao và trao đổi nhiệt hiệu quả.
  • Hệ thống phân phối nước: Hệ thống phân phối nước của tháp giải nhiệt kín không có tác dụng phân chia nước nóng như dòng tháp mạch hở. Chúng có nhiệm vụ phun nguồn nước được bơm từ trong tháp lên các ống xoắn để hỗ trợ cho quá trình quả trao đổi nhiệt của tháp.
  • Các bộ phận khác: Cánh quạt, động cơ và vỏ tháp cũng có chức năng tương tự như tháp giải nhiệt mạch hở.

 Cấu tạo chi tiết tháp giải nhiệt tuần hoàn kín

Cấu tạo chi tiết tháp giải nhiệt tuần hoàn kín

Nguyên lý vận hành tháp giải nhiệt mạch kín

Tháp giải nhiệt tuần hoàn kín hoạt động dựa trên cơ chế truyền nhiệt, kết hợp làm mát bằng nước và bằng không khí cho hiệu quả giải nhiệt tốt hơn. Cụ thể như sau:

  • Nước nóng được máy bơm vào tháp và dẫn đến các ống xoắn trao đổi. Trong tháp giải nhiệt kín luôn giữ một lượng nước mát nhất định. Khi tháp hoạt động, lượng nước mát này sẽ được bơm lên hệ thống phân phối nước và tưới đều lên các ống xoắn chứa nước nóng.
  • Cùng lúc đó, không khí mát được đưa vào trong tháp từ dưới đáy hoặc hai bên sườn, tiếp xúc với nước nóng tại các ống xoắn. Nhiệt từ nước nóng sẽ truyền sang thành ống xoắn khiến không khí nóng hơn.
  • Cuối cùng, hơi nóng được cánh quạt hút và cuốn ra khỏi tháp. Nguồn nước sau khi được làm mát sẽ theo đường ống đưa đến giải nhiệt tại các khu vực có nhu cầu sử dụng.

 Dàn ống xoắn giải nhiệt của tháp giải nhiệt

Dàn ống xoắn giải nhiệt của tháp

Đặc điểm tháp giải nhiệt kín

Ưu điểm tháp giải nhiệt tuần hoàn kín

Tháp giải nhiệt mạch kín có các ưu điểm sau:

  • Tháp có thiết kế dạng khép kín nguyên khối, chất liệu cao cấp cho kết cấu chắc chắn, độ bền cao, thời gian sử dụng lâu dài.
  • Hiệu suất giải nhiệt cao, đáp ứng tốt mọi nhu cầu sử dụng của người dùng.
  • Tháp giải nhiệt kín hoạt động theo vòng tuần hoàn khép kín. Nước không tiếp xúc với các tác nhân như tạp chất, bụi bẩn, axit nên không làm ô nhiễm, ăn mòn tháp, giúp tăng tuổi thọ tháp lên nhiều lần. Tuy nhiên, nguồn nước đầu vào cần được xử lý cẩn thận trước khi dẫn vào tháp.
  • Khả năng hao hụt nước của tháp mạch kín khá thấp, ước tính khoảng 0,001%. Tháp không tiêu hao nhiều điện năng, tiết kiệm đáng kể chi phí vận hành. Đồng thời, tần suất bảo dưỡng, vệ sinh tháp không nhiều, mang lại lợi ích kinh tế lâu dài.
  • Công tác lắp đặt khá đơn giản, không mất nhiều thời gian.

 Các ưu điểm của tháp giải nhiệt mạch kín

Các ưu điểm của tháp mạch kín

Nhược điểm tháp giải nhiệt kín

Về nhược điểm, tháp giải nhiệt mạch kín có chi phí đầu tư và lắp đặt ban đầu tương đối cao. Vì vậy, thiết bị làm mát này không được sử dụng phổ biến như dòng tháp giải nhiệt mạch hở.

Tháp hạ nhiệt mạch hở có chi phí đầu tư ban đầu hợp lý hơn. Trong quá trình hoạt động, thiết bị có xảy ra hiện tượng hao hụt nước do bay hơi nhưng không đáng kể, không tiêu hao nhiều chi phí điện nước.

Hơn nữa, tháp mạch hở còn được các doanh nghiệp ưa chuộng bởi nhiều ưu điểm như không kén nguồn nước, nguồn nước có thể tái sử dụng nhiều lần, cách bảo dưỡng, vệ sinh tháp tương đối dễ dàng,..

Hiện tại, các sản phẩm tháp giải nhiệt mạch hở của Kumisai, Alpha, Tashin, Liang Chi, Alpha,... đang được phân phối tại Điện máy Đặng Gia với mức giá hấp dẫn và nhiều ưu đãi đi kèm. Khách hàng muốn tìm hiểu chi tiết hơn về khuyến mại cũng như đặt mua tháp hạ nhiệt mạch hở nhanh nhất, vui lòng liên hệ đến chúng tôi theo thông tin dưới đây:

  • Hotline/ Zalo: 0983 530 698
  • Facebook: https://www.facebook.com/trungtammuasam.vn

Hoặc có thể để lại số điện thoại bên dưới bài viết, Điện máy Đặng Gia sẽ chủ động liên hệ để tư vấn, giúp khách hàng lựa chọn thiết bị làm mát phù hợp với nhu cầu và tài chính của bạn!

Tháp giải nhiệt mạch kín ứng dụng trong ngành nào?

Tháp giải nhiệt tuần hoàn kín có hiệu suất giải nhiệt cao, nguồn nước đảm bảo nên được ứng dụng phổ biến các hệ thống yêu cầu về chất lượng nước và các ngành công nghiệp nặng, nhu cầu giải nhiệt liên tục như:

  • Ngành công nghiệp điện lạnh: Hỗ trợ cho hoạt động làm lạnh của điều hòa, nhà máy sản xuất đá viên,...
  • Ngành thực phẩm, thủy hải sản: Hỗ trợ cho quá trình chế biến, bảo quản thực phẩm, thủy hải sản,...
  • Ngành nhựa: Làm mát máy tạo khuôn nhựa, máy ép nhựa, sản xuất bao bì nhựa,...
  • Các lĩnh vực công nghiệp khác như: Dược phẩm, luyện kim, lắp ráp linh kiện, nhà máy điện, nhiệt điện, điện tử, trung tâm thương mại,... Bên cạnh đó, thiết bị cũng được lắp đặt ở những môi trường có điều kiện khắc nghiệt như nhiệt độ cao, nắng nóng, hạn hán,...

Các loại tháp giải nhiệt kín phổ biến

Tháp giải nhiệt mạch kín được chia thành 3 loại sau:

Tháp giải nhiệt tuần hoàn kín ngược dòng

Với loại tháp mạch kín này, không khí mát được hút và đưa vào trong từ đáy tháp theo phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên. Luồng khí nóng xả ra ngoài môi trường nhờ hệ thống cánh quạt trên đỉnh tháp.

Tháp mạch kín ngược dòng phù hợp với hệ thống giải nhiệt chất lỏng có nhiệt độ không quá cao hoặc chênh lệch nhiệt độ giữa nước và không khí nhỏ.

 Tháp mạch kín ngược dòng

Tháp mạch kín ngược dòng

Tháp giải nhiệt mạch kín dòng chảy chéo

Đây là loại tháp mạch kín hút gió từ hai bên sườn. Tháp có độ bền cao, khả năng làm mát nước nhanh chóng. Tháp mạch kín dòng chảy chéo thích hợp dùng để xử lý nước có nhiệt độ cao.

Tháp giải nhiệt tuần hoàn kín hỗn hợp

Đối với loại tháp mạch kín này, không khí mát đi vào trong tháp theo 2 con đường là từ dưới đáy tháp và từ hai bên sườn. Nhờ vậy, tốc độ giải nhiệt nước diễn ra nhanh chóng, giúp các máy móc, thiết bị trong nhà xưởng luôn được duy trì ở mức nhiệt ổn định, góp phần nâng cao hiệu quả công việc.

Trên đây là bài viết chia sẻ về tháp giải nhiệt mạch kín và so sánh sự khác biệt giữa tháp mạch kín với tháp mạch hở. Hy vọng sẽ mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích về các dòng thiết bị làm mát này nhé!

 

Chia sẻ nhận xét của bạn về Tháp giải nhiệt kín là gì? Sự khác biệt giữa tháp kín và tháp hở

Tin liên quan
Hỗ trợ online 8:00 - 18:00 | Đặt hàng online 24.24
Hỗ trợ nhanh 24/24: 0983 113 582
icon

TP.HN: -- 0983 530 698 - 0977 658 099

TP.HCM: 0965 327 282 - 0983 113 582

icon

Email: info@trungtammuasam.vn