Bao bì nhựa, kim loại, thiết bị điện tử hỏng…, rác vô cơ đang ngày càng gia tăng về số lượng và trở thành gánh nặng lớn cho môi trường. Vậy rác vô cơ là gì? Có những biện pháp nào giảm thiểu tác động tiêu cực của rác thải vô cơ? Đọc ngay bài viết dưới đây để có những hành động thiết thực bảo vệ hành tinh xanh của chúng ta.
Rác vô cơ là gì? Rác vô cơ là tập hợp những loại rác thải không thể phân hủy sinh học và khó có thể tái chế để sử dụng lại. Chúng thường được xử lý bằng cách chôn lấp, tuy nhiên quá trình phân hủy hoàn toàn mất rất nhiều thời gian, từ 10 năm đến hàng trăm triệu năm.
Rác vô cơ khó có thể tự phân hủy
Rác thải vô cơ tồn tại dai dẳng trong môi trường, rất khó tự phân hủy và dễ bị biến đổi chất, gây ra nhiều vấn đề đáng lo ngại. Với những loại rác tiềm năng tái chế cao, chúng sẽ được đưa đến các khu xử lý chuyên nghiệp.
Không chỉ phức tạp trong khâu xử lý, các loại rác vô cơ cũng rất đa dạng về chủng loại:
Các loại rác vô cơ phân thành nhiều loại khác nhau
Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam thải ra hàng triệu tấn rác vô cơ. Con số này vừa là gánh nặng cho môi trường, vừa là mối đe dọa tiềm ẩn tới sức khỏe con người. Dưới đây là những tác hại mà rác vô cơ đã và đang gây ra:
Khi chôn lấp, các chất độc hại như DOP, dioxin từ nhựa, kim loại nặng, thủy tinh… ngấm dần vào lòng đất, làm thay đổi tính chất đất và ô nhiễm nguồn nước ngầm. Đất đai trở nên bạc màu, cây cối khó sinh trưởng, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực.
Khi rác trôi nổi trên mặt nước hoặc chìm xuống đáy sông, hồ, biển sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đời sống sinh vật thủy sinh và làm giảm chất lượng nước sinh hoạt của con người.
Sinh vật biển dễ nuốt phải rác trong nguồn nước
Ngoài ra, rác vô cơ còn là nguyên nhân làm gia tăng hiệu ứng nhà kính. Quá trình đốt cháy một số loại rác vô cơ như nhựa sinh ra khí metan - loại khí nhà kính mạnh gấp 28 lần CO2. Sự tích tụ khí nhà kính trong bầu khí quyển làm nhiệt độ Trái Đất tăng lên, gây biến đổi khí hậu, thiên tai và đe dọa sự sống nhiều loài sinh vật.
Không khí, nguồn nước bị ô nhiễm bởi rác thải vô cơ làm cho các chất độc hại xâm nhập vào cơ thể qua nhiều đường khác nhau: tiếp xúc trực tiếp, tiêu hóa, hô hấp. Chì, thủy ngân, furan, hạt vi nhựa tích tụ lâu ngày trong người sẽ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư, tim mạch, hô hấp, thần kinh, dị tật bẩm sinh… Phụ nữ có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Các bãi rác lộ thiên, nơi rác vô cơ chất đống là môi trường lý tưởng cho các loại côn trùng như ruồi, muỗi, gián sinh sôi. Chúng là vật trung gian gây nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như sốt xuất huyết, tiêu chảy, sốt rét, Zika…
Rác vô cơ sinh nhiều vi khuẩn gây bệnh cho con người
Thêm nữa, khi con người sống trong môi trường ô nhiễm, mất vệ sinh do rác vô cơ gây ra sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và năng suất lao động. Các vấn đề sức khỏe tâm thần có thể gặp phải như căng thẳng, mệt mỏi, lo âu, trầm cảm.
Rác vô cơ là mối đe dọa nghiêm trọng đến sự sống các loài động vật trên cạn và dưới nước. Nhiều loại động vật, nhất là những sinh vật biển thường nhầm lẫn loại rác thải này với thức ăn.
Khi bị mắc hay nuốt những mảnh rác này vào sẽ gặp phải tình trạng tắc nghẽn tiêu hóa, ngộ độc thậm chí dẫn đến tử vong. Ô nhiễm nhựa cũng làm thay đổi môi trường sống các loài sinh vật biển, mất cân bằng sinh thái và đe dọa sự đa dạng sinh học.
Các loài động vật có vú như hươu, nai cũng thường bị thương do vướng vào dây nhựa hay dây câu do con người bỏ lại. Chất độc hại trong nước và đất ô nhiễm tích tụ vào cơ thể động vật qua chuỗi thức ăn, gây ra bệnh tật và ảnh hưởng khả năng sinh sản của chúng.
Rác thải tràn lan trên đường gây mất mỹ quan
Những bãi rác tự phát, những dòng kênh đen kịt, những con đường ngập tràn chai nhựa và vỏ lon… là hình ảnh thường thấy ở nhiều đô thị hiện nay. Rác vô cơ gây mất mỹ quan đô thị, làm xấu đi vẻ đẹp cảnh quan. Nhất là với các khu du lịch, rác thải chính là nguyên nhân khiến điểm đến mất đi sức hấp dẫn đối với du khách.
Bên cạnh đó, rác thải vô cơ còn gây tắc nghẽn hệ thống thoát nước, tăng nguy cơ ngập úng khi mưa lớn. Mùi hôi thối bốc lên từ bãi rác tác động trực tiếp đến sức khỏe và tinh thần. Nếu không có phương pháp thu gom và xử lý rác thải vô cơ hợp lý thì sẽ chẳng ai muốn quay lại nơi đó nữa.
Xử lý rác thải vô cơ bằng phương pháp phù hợp sẽ hạn chế tối đa tác hại của nó đến môi trường. Cùng khám phá những biện pháp xử lý hiệu quả nhất đang được áp dụng phổ biến trên thế giới.
Việc phân loại rác vô cơ tại nguồn giúp tách riêng các vật liệu có thể tái chế như kim loại, thủy tinh… khỏi các loại rác không thể tái chế. Điều này giúp giảm lượng rác thải đưa ra mô trường, tạo nguồn nguyên liệu tái chế quý giá, tiết kiệm tài nguyên và chi phí sản xuất.
Phân loại thùng rác vô cơ cho từng loại rác
Để phân loại hiệu quả. tốt nhất nên sử dụng thùng rác nhiều ngăn, vô cơ và hữu cơ riêng biệt tại các hộ gia đình, cơ quan, trường học, nơi công cộng. Thùng rác vô cơ cần có màu sắc và ký hiệu phân biệt rõ ràng.
Sau đó, rác vô cơ cần được thu gom và vận chuyển đến các cơ sở xử lý chuyên nghiệp. Rác thải vô cơ có thể tái chế sẽ được đưa vào quy trình sản xuất sản phẩm mới, loại không tái chế được sẽ xử lý bằng các phương pháp khác.
Đối với một số loại rác vô cơ có tiềm năng tái chế cao như vỏ hộp, lon nhôm, sắt thép phế liệu… nên được gom lại và đưa đến những nhà máy tái chế. Tại nhà máy, loại rác này sẽ được chế tạo thành nguyên liệu hay các thành phẩm mới phục vụ nhu cầu tiêu dùng riêng.
Nhựa tái chế (PET, HDPE, PVC, LDPE, PP, PS) có thể được sử dụng để sản xuất chai lọ, túi đựng, đồ gia dụng, vật liệu xây dựng… Thủy tinh tái chế dùng làm chai lọ, đồ vật trang trí. Kim loại tái sử dụng trong sản xuất ô tô, thiết bị gia dụng, máy móc, đồ điện tử…
Rác vô cơ có thể tái sử dụng
Những loại rác vô cơ không phân hủy và không thể tái chế sẽ được thu gom riêng lại và đưa đến nhà máy xử lý rác thải. Phương pháp này giúp giảm khối lượng rác thải, tiết kiệm diện tích đất chôn lấp, thậm chí có thể tạo ra năng lượng.
Tại nhà máy xử lý, rác sẽ được đưa vào lò đốt chuyên dụng và tiến hành thiêu đốt. Trong quá trình đốt rác, lượng khí thải phát sinh đều được làm sạch thông qua hệ thống lọc bụi và khí độc hại chuyên dụng rồi mới cho thoát ra ngoài môi trường. Tro, sỉ còn lại cuối cùng sẽ đem đi chôn lấp hoặc làm vật liệu thi công đường.
Những loại rác thải vô cơ có thời gian phân hủy ngắn sẽ ưu tiên xử lý bằng cách đưa đi chôn lấp. Đây cũng là biện pháp được áp dụng cuối cùng khi hình thức tái chế không khả thi. Tuy nhiên, chôn lấp không phải là giải pháp hoàn hảo bởi qua thời gian chúng có thể ngấm vào đất và nước ngầm.
Khu chôn lấp rác cần được quy hoạch
Để giảm thiểu tác động tiêu cực của chôn lấp, các bãi chôn phải được thiết kế đặc biệt, đảm bảo yêu cầu an toàn môi trường. Rác vô cơ được phân loại, nén chặt và chôn sâu dưới lòng đất sau đó phủ đất và trồng cây bên trên để phục hồi cảnh quan. Một số bãi chôn hiện đại còn có hệ thống xử lý khí gas sinh ra từ quá trình phân hủy.
Rác thải nhựa trôi nổi trên mặt nước
Rác không được phân loại gây ô nhiễm
Số lượng rác thải ngày càng nhiều gây hiệu ứng nhà kính
Bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin chi tiết thế nào là rác vô cơ, phân loại, tác hại cho đến các biện pháp xử lý. Mong rằng chúng ta sẽ có ý thức hơn trong việc giảm thiểu rác thải vô cơ, chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe của chính mình và thế hệ tương lai!
Chia sẻ nhận xét của bạn về Rác vô cơ là gì? Phân loại? Cách xử lý: Nhanh, Hiệu quả cao