Máy phát điện không có điện áp ra hoặc máy phát điện nổ không đều là các lỗi thường gặp khi sử dụng máy. Cách xử lý các lỗi này thế nào? Hãy cùng Điện máy Đặng Gia tìm hiểu nguyên nhân và cách sửa máy phát điện không nổ trong bài viết này nhé!
Cũng như các loại máy móc khác, trong quá trình sử dụng máy phát điện cũng có thể phát sinh những sự cố hỏng hóc. Do đó, người dùng cần trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản để có thể kiểm tra, nắm được những nguyên nhân sơ bộ và tự mình sửa máy phát điện không nổ được,...Dưới đây là những lỗi cơ bản hay gặp phải ở máy phát điện:
Tại sao máy phát điện không nổ?
Bugi có vấn đề: Sau một hồi khởi động máy mà vẫn không thấy nổ, trước hết bạn cần tháo bugi ra và kiểm tra các tình trạng bên trong xem bugi có còn hoạt động tốt hay không?
Cách xử lý: Nếu nhận thấy bugi vẫn hoạt động tốt thì bạn hãy kiểm tra xem bugi có dính bẩn hay không? Nếu thấy bugi bẩn hãy vệ sinh bằng xăng. Hoặc cảm quan khi kiểm tra của bạn cho thấy bugi không thể dùng được nữa bạn hãy thay bugi mới và khởi động lại máy một lần nữa.
Do hết nhiên liệu hoặc bộ lọc gió: Đôi khi nguyên nhân khiến cho máy phát điện không nổ được lại có thể là do nhiên liệu bên trong máy đã hết hoặc tấm lọc bụi bị bẩn quá mức.
Với nguyên nhân trên thì cách xử lý cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần đổ thêm nhiên liệu hoặc vệ sinh lại tấm lọc gió một cách sạch sẽ sau một thời gian dài không hoạt động hoặc kiểm tra máy xem có bị chảy nhớt hay không.
Nếu quan sát xung quanh khu vực máy phát hiện thấy rò rỉ nhớt bạn nên ngay lập tức kiểm tra ống xả nhớt. Sau đó lau chùi cẩn thận. Cách khắc phục lỗi rò nhớt bằng cách dùng keo non quấn quanh con ốc nhằm hạn chế nhớt chảy ra từ chỗ xả. Để hiểu hơn, các bạn có thể tham khảo bài viết cấu tạo và nguyên lý máy phát điện.
Nguyên nhân này được xuất phát từ khâu bơm nhiên liệu vào buồng đốt động cơ máy phát đã không được điều chỉnh đúng mức với quy định của nhà sản xuất. Lúc này cách xử lý nhanh nhất là chúng ta cần kiểm tra lại đường ống nhiên liệu xem có bị gỉ sét hay không.
Một lý giải thứ hai cho việc máy phát điện không có điện áp ra chính là do bộ tự động ổn định điện áp, AVR thường bị quá tải khiến cho nó mất đi khả năng tự điều chỉnh và bị hư hỏng.
Một trong những sự cố thường gặp nhất đối với máy phát điện chính là do dòng tải tăng đột ngột. Nguyên nhân này được bắt nguồn từ những lý do chính sau:
- Mạch ngoài sử dụng quá tải hoặc quá ngắn.
- Cuộn dây stator bị chập một pha.
- Đối với dòng máy phát điện có cuộn dây kép, các vòng dây trong cùng một pha bị chập.
- Trong một cuộn dây stator xảy ra hiện tượng ngắn mạch nhiều pha
Cách khắc phục tình trạng tăng đột ngột dòng tải này là người dùng điều chỉnh các thiết bị điện đang sử dụng, hạn chế sử dụng những thiết bị tốn nhiều điện năng cùng một lúc, cũng như ngắt bớt nguồn của những thiết bị không cần thiết. Cuối cùng là kiểm tra cuộn dây stator. Nếu phát hiện cuộn dây bị đứt thì hãy tiến hành thay dây mới.
Ba biểu hiện chính để nhận biết được máy phát điện không nổ đều chính là:
Đi kèm với 3 dấu hiệu nhận biết cũng gồm có những nguyên nhân sau:
Nguyên nhân do lỗi piston: piston trong máy phát điện thường gặp phải những vấn đề sau:
Nguyên nhân do nhiên liệu: Kiểm tra xem đầu bọc nhiên liệu và lỗ nắp thùng nhiên liệu xem có bị bẩn hay nhiên liệu bên trong có bị lẫn với không khí hay rò rỉ không? Hoặc đôi khi mức dầu trong bộ điều tốc quá cao cũng là nguyên nhân gián tiếp khiến cho máy xảy ra lỗi.
Nguyên nhân máy phát điện nổ không đều là gì?
Điện áp dư của máy phát điện có thể bị mất hoặc suy yếu đi do một số nguyên nhân sau:
Máy phát điện khi chạy quá lâu hoặc chạy không tải quá lâu sẽ khiến cho từ tính dư bị mất đi.
Cách khắc phục: Trong trường hợp từ tính dư quá yếu hoặc bị mất khiến cho lượng điện mà máy phát điện phát ra bị yếu thì bạn hãy dùng acquy dự phòng để cung cấp điện trong một thời gian ngắn cho đầu ra của dây quấn kích từ.
Do rung lắc khi vận chuyển đường dài. Hiện tượng này thường xảy ra khi đó là máy phát điện mới nhưng vẫn bị mất đi từ tính dư.
Cách khắc phục: người dùng có thể tiến hành tự điều chỉnh lại điện áp. Nếu thấy quá phức tạp, hãy liên hệ các dịch vụ sửa chữa máy phát điện mini tại nhà để được hỗ trợ.
Nguyên nhân máy phát điện không có điện
Trong một số trường hợp khác có thể do không có từ trường khiến máy phát ra điện yếu. Mạch kích thích lỗi do đảo cực của dây. Ngoài ra, trong quá trình kiểm tra bộ điều chỉnh điện áp AVR hoặc đo điện trở DC của cuộn dây kích từ. Người dùng thường không chú ý đến cực tính, nên thường sơ ý làm mất phần dư của lõi.
Để khắc phục thì người dùng có thể kiểm tra mạch đầu ra chính, nhằm tránh tình trạng do ngắn mạch đầu ra mà không thể thiết lập kích từ. Hãy nhấn nút từ hoá hoặc kích thích (nếu có) hoặc sử dụng pin để nó được từ hoá. Cụ thể phương pháp như sau:
– Đầu tiên, sử dụng ắc quy DC 12V nối cực dương với cực X của AVR thông qua một diode và cực âm với cực XX của bảng AVR.
– Tiếp đến ghi lại điện áp đầu ra của stato chính sau khi khởi động lại tổ máy phát điện. Điện áp gần với điện áp giữa P2 và P3 của đầu nối AVR hoặc điện áp định danh là 170-250V.
– Tắt máy, sau đó ngắt kết nối nguồn pin của các cực X – XX và khởi động lại tổ máy phát điện. Lúc này, máy phát điện có thể hoạt động bình thường, nếu vẫn không có điện áp thì tổ máy phát điện hoặc AVR chắc chắn có vấn đề.
Làm sao để máy phát điện gia tăng được tuổi thọ?
Khi máy phát điện mà bạn đang sử dụng đã chạy được khoảng 50 đến 100 giờ đầu tiên. Bạn cần kiểm tra mức mức dầu bôi trơn và nước làm mát. Sau 500 giờ chạy máy. Tốt nhất người dùng nên nên lau dọn hệ thống làm mát, bộ lọc máy một cách sạch sẽ và thay dầu mới. Đem máy ra chạy ít nhất 1 tháng một lần. Lưu thông dầu để bôi trơn động cơ, chạy khí trong lành thông qua bộ chế hoà khí. Đặc biệt, chúng ta nên bảo dưỡng máy phát điện mỗi năm một lần để kiểm tra những lỗi hư hỏng hoặc sự hao mòn khác.
Đây không chỉ là một trong những tiêu chí lựa chọn đầu tiên khi chọn máy phát điện sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng, mà còn là lưu ý mà bạn cần đặc biệt lưu tâm và tuân thủ.
Khi mua các sản phẩm máy phát điện, bạn sẽ thường lựa chọn công suất máy phù hợp với nhu cầu sử dụng hoặc được người bán hàng giới thiệu chi tiết về chỉ số W được in trên máy.
Chỉ số W sẽ cho bạn biết được lượng tiêu thụ công suất mà bạn đang sử dụng là bao nhiêu. Theo lời khuyên của chuyên gia kỹ thuật thì chúng ta chỉ nên sử dụng khoảng 80% công suất định mức của máy phát điện để đảm bảo độ bền của động cơ.
Khi lựa chọn không gian đặt máy phát điện, người dùng nên chú ý tuyệt đối việc đặt máy phát điện ở những không gian bí bách hoặc kín như nhà để xe, tầng hầm hoặc trong nhà… Hãy đặt máy ở những nơi thông thoáng, có gió như ngoài trời.
Ngoài ra, các gia đình cũng nên tránh không đặt máy phát điện ở các hướng có cửa ra vào (đặc biệt là cửa chính). Bởi khí từ trong quá trình máy hoạt động phát tán ra không khí có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình, cụ thể là gây cản trở hô gấp, khiến cho người hít phải bị khó thở. Những trường hợp này nhẹ thì có thể bị bất tỉnh nhưng nặng hơn có thể đe dọa đến tính mạng.
Để bảo quản máy và giúp máy vận hành một cách tốt nhất thì bạn nên đặt máy trên một mặt phẳng khô ráo; hạn chế vận hành máy khi trời mưa hoặc thời tiết ẩm ướt để đảm bảo an toàn về điện, tránh bị giật.
Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về những lỗi cơ bản thường gặp khi thấy máy phát điện không nổ và cách xử lý. Hy vọng rằng bạn đọc đã có thể bỏ túi cho mình những kiến thức thiết thực và hữu ích. Đặc biệt là với những ai đang sử dụng máy phát điện sẽ có thể tự mình khắc phục, giúp tiết kiệm được rất nhiều chi phí so với việc phải mang ra ngoài hàng.
Chia sẻ nhận xét của bạn về Máy phát điện không có điện áp ra do đâu? Mẹo xử lý lỗi máy phát điện