Máy bộ đàm là gì? Cấu tạo, nguyên lý và sơ đồ mạch bộ đàm

10-07-2024, 11:00 am 55

Bộ đàm là thiết bị liên lạc tầm ngắn, có nhiều ưu điểm nổi bật hơn so với các thiết bị di động khách nên được sử dụng rất phổ biến. Nếu bạn chưa biết bộ đàm là gì? Cấu tạo, nguyên lý và nhiều thông tin chi tiết khác thì hãy theo dõi nội dung dưới đây của Điện máy Đặng Gia.

Máy bộ đàm là gì?

Bộ đàm hay máy bộ đàm là thiết bị thu và phát sóng vô tuyến 2 chiều, được sử dụng để liên lạc bằng giọng nói giữa một hoặc nhiều người với nhau thông qua việc truyền sóng vô tuyến. Bộ đàm liên lạc hoạt động theo chế độ “bán song công”, chỉ có thể nghe hoặc gọi.

Bộ đàm là thiết bị liên lạc tức thì, nhanh chóng

Bộ đàm là thiết bị liên lạc tức thì, nhanh chóng

Máy bộ đàm được coi là thiết bị không thể thiếu trong các lĩnh vực như an ninh, quân đội, nhà hàng, khách sạn,...Các sản phẩm bộ đàm trên thị trường hiện nay rất đa dạng, được tích hợp nhiều tính năng hiện đại mang tới khả năng liên lạc tức thì. Một số thương hiệu bộ đàm uy tín được người dùng đánh giá cao như Icom, Motorola, Kenwood,...

Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và sơ đồ mạch bộ đàm

Nắm chắc được cấu tạo và nguyên lí hoạt động của bộ đàm sẽ giúp bạn sử dụng thiết bị hiệu quả, an toàn, kéo dài tuổi thọ. Chi tiết cấu tạo và nguyên lý cụ thể của bộ đàm liên lạc xa như sau:

Cấu tạo, sơ đồ mạch bộ đàm

Một chiếc bộ đàm cầm tay sẽ được cấu thành từ 7 bộ phận chính, đó là:

Máy phát: Thực hiện chức năng khuếch đại tín hiệu đi qua MIC và tạo tần số dao động sóng mang. Nhờ đó, tín hiệu truyền đi sẽ rõ nét, chân thực và chính xác nhất. Mặt khác, bộ phận này còn có khả năng mã hóa tín hiệu truyền đi.

Máy thu: Đảm nhận nhiệm vụ nhận tín hiệu từ các thiết bị bộ đàm khác trong cùng kênh tín hiệu, giải mã tín hiệu để chuyển tới bộ chuyển đổi.

Chuyển đổi tín hiệu: Lấy thông tin từ thiết bị thu và chuyển âm thanh đến loa của thiết bị nhận.

Nguồn điện: Chính là Pin - cung cấp năng lượng cần thiết để máy bộ đàm hoạt động, đảm bảo sự ổn định trong quá trình liên lạc giữa các thiết bị với nhau.

Pin của máy bộ đàm

Pin của máy bộ đàm

Loa và mic: Giúp người dùng nhận và trao đổi thông tin dễ dàng hơn. Loa và mic thường được tích hợp sẵn trong thiết bị.

Bộ lọc: Loại bỏ tiếng ồn, nhiễu trong quá trình thu phát, cải thiện chất lượng âm thanh.

Ăng-ten: Là bộ phận quan trọng, thực hiện chức năng thu và phát sóng radio. Ăng ten được thiết kế dạng rời hoặc tích hợp ở bên trong máy bộ đàm.

Anten của bộ đàm

Anten của bộ đàm

Tìm hiểu thêm về cấu tạo bộ đàm qua sơ đồ mạch dưới đây:

Sơ đồ mạch điện bộ đàm

Sơ đồ mạch điện bộ đàm

Nguyên lý hoạt động của bộ đàm

Tất cả các sản phẩm bộ đàm chính hãng trên thị trường đều hoạt động theo nguyên lý của sóng vô tuyến, tín hiệu âm thanh sẽ được chuyển đổi thành tín hiệu sóng radio rồi truyền tới máy thu ở một khoảng cách nhất định.

Khi người dùng bật máy bộ đàm, tín hiệu âm thanh sẽ được thu vào mic và chuyển đổi thành tín hiệu điện. Tiếp đó, tín hiệu này sẽ chuyển đổi thành tín hiệu sóng vô tuyến thông qua máy phát. Tín hiệu sóng radio sẽ được truyền qua anten và lan ra ngoài không gian.

Khi tín hiệu sóng radio đến máy thu sẽ được chuyển đổi thành tín hiệu điện rồi đưa tới loa để phát âm thanh. Tín hiệu âm thanh sẽ được xử lý qua bộ lọc để loại bỏ tiếng ồn trước khi phát ra.

Một số model bộ đàm cao cấp còn có tính năng mã hóa giọng nói để bảo mật thông tin được truyền đi. Khi sử dụng tính năng này, tín hiệu âm thanh sẽ được mã hóa trước khi truyền đi, nên người ngoài không thể nghe hoặc hiểu được nội dung của cuộc hội thoại.

Ứng dụng của bộ đàm

Hiện nay, bộ đàm được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau. Những ngành nghề nên sử dụng máy bộ đàm:

 

Bộ đàm liên lạc được ứng dụng phổ biến hiện nay

 

  • Ứng dụng bộ đàm trong ngành giáo dục - đào tạo: Hỗ trợ công tác quản lý, giám sát, coi thi tại trường học được diễn ra thuận lợi hơn. Hoặc sử dụng để quản lý học sinh khi đi thăm quan, dã ngoại.
  • Ứng dụng máy bộ đàm trong ngành dịch vụ: Tại các nhà hàng, khách sạn, quán ăn,....máy bộ đàm được sử dụng để nhân viên - quản lý, nhân viên - nhân viên liên lạc với nhau để phục vụ khách hàng nhanh chóng nhất. Nhờ đó, nâng cao tính chuyên nghiệp, sự thỏa mái cho khách hàng.
  • Ứng dụng trong ngành an ninh, trật tự: Bộ đàm được sử dụng để công an, bảo vệ, nhân viên an ninh tại các cơ quan nhà nước, tòa nhà, sân bay,...liên lạc với nhau nhằm xử lý và hạn chế những tổn thất có thể xảy ra.

 

Ngoài ra, bộ đàm còn được dùng cho các công việc như:

  • Điều hành bay
  • Điều hành sản xuất
  • Điều hành taxi, bến xe
  • Điều phối điện,...

Giải đáp 1 số câu hỏi thường gặp về bộ đàm

Bộ đàm sử dụng sóng gì?

Bộ đàm dùng sóng gì là thắc mắc của rất nhiều người. Như thông tin đã cập nhật ở trên, bộ đàm sử dụng SÓNG VÔ TUYẾN. Đây là một dạng của sóng từ. Máy bộ đàm sử dụng 2 loại sóng từ phổ biến đó là sóng truyền xa UHF và sóng ngắn VHF.

  • VHF (very high frequency) có dải tần số từ 30MHz - 300MHz.
  •  UHF (ultra-high frequency) có dải tần số từ 3000 MHz - 3 GHz

Bộ đàm sử dụng sóng vô tuyến

Bộ đàm sử dụng sóng vô tuyến

Đối với bộ đàm thương mại, tần số VHF sử dụng dải tần từ 136 - 174MHz còn tần số UHF sẽ từ 400 - 512 MHz. Còn dải tần 520MHz sẽ được dùng cho công an và 900 MHz sẽ dùng cho di động.

Bộ đàm dùng để làm gì?

Bộ đàm được sử dụng để liên lạc, trao đổi thông tin với nhau qua giọng nói. Để liên lạc tức thì với nhau thì các thiết bị bộ đàm cần được cài đặt cùng một kênh tần số. Bộ đàm cho phép người dùng liên lạc nhanh chóng giữa một hoặc nhiều máy với nhau.

Bộ đàm liên lạc được bao xa?

Trong các video bộ đàm review có rất nhiều người tò mò và không biết các loại bộ đàm bắt sóng được bao xa, bộ đàm xa nhất bao nhiêu km,....Khoảng cách liên lạc của máy bộ đàm dựa vào nhiều yếu tố khác nhau như dải tần số, vật cản,...

Khoảng cách liên lạc của máy bộ đàm phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Khoảng cách liên lạc của máy bộ đàm phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Với máy bộ đàm cao cấp có công suất phát 12W thì khoảng cách liên lạc từ 5 - 6 km, trong khu vực đô thị có nhiều vật cản thì liên lạc từ 2 -3 km. Còn với các model cầm tay có công suất tối đa 5W, sử dụng tần số VHF hoặc UHF thì cự ly liên lạc trong khu vực nội thành sẽ là 1-2km, ở các vùng trống thì có thể phát xa tối đa 5km.

Mong rằng, các thông tin có trong bài viết “Máy bộ đàm là gì? Cấu tạo, nguyên lý và sơ đồ mạch bộ đàm” sẽ giúp ích với bạn. Nếu bạn đang có nhu cầu mua bộ đàm chính hãng với mức giá tốt nhất thị trường thì hãy liên hệ tới Điện máy Đặng Gia qua hotline 0977 658 099. Đặng Gia- Đại lý nhập khẩu và phân phối máy bộ đàm chất lượng, chiết khấu cao lên đến 50% cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn khác.

 

Chia sẻ nhận xét của bạn về Máy bộ đàm là gì? Cấu tạo, nguyên lý và sơ đồ mạch bộ đàm

Tin liên quan
Hỗ trợ online 8:00 - 18:00 | Đặt hàng online 24.24
Hỗ trợ nhanh 24/24: 0983 530 698
icon

TP.HN: -- 0983 530 698 - 0977 658 099

TP.HCM: 0965 327 282 - 0983 113 582

icon

Email: info@trungtammuasam.vn