Bộ đàm bắt sóng được bao xa? Liên lạc xa nhất là bao nhiêu km
Độ phủ sóng của bộ đàm là yếu tố quan trọng được nhiều người dùng quan tâm khi mua hàng. Vậy bộ đàm bắt sóng được bao xa🔵 Phạm vi liên lạc xa nhất của bộ đàm là bao nhiêu? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Điện máy Đặng Gia để giải đáp câu hỏi trên và tham khảo một số tips giúp tăng cự ly liên lạc cho bộ đàm hiệu quả nhất.
Bộ đàm bắt sóng được bao xa?
Muốn biết bộ đàm nói được bao xa, chúng ta cần xem xét đến nhiều yếu tố như công suất phát, loại bộ đàm, băng tần sử dụng,... Thông thường, bộ đàm cầm tay tiêu chuẩn dùng băng tần UHF hoặc VHF, công suất phát khoảng 5W có khả năng bắt sóng từ 1 - 2km trong khu vực nội thành. Với khu vực có ít vật cản, phạm vi liên lạc thường dao động từ 2 - 6km. Một số máy có công suất cao hơn khi đặt trong điều kiện liên lạc lý tưởng, phạm vi kết nối có thể lên đến 10km.
Bộ đàm cầm tay Baofeng BF 888S có độ phủ sóng từ 1 - 5km
Đối với các máy bộ đàm chuyên dụng (bộ đàm di động, bộ đàm trạm), sử dụng tần số HF hoặc MF, có công suất lớn và anten hiệu suất cao thì độ phủ sóng sẽ rộng hơn so với bộ đàm cầm tay, có thể lên đến vài chục km tùy điều kiện liên lạc.
Bộ đàm lưu động lắp trên taxi
Tóm lại, với câu hỏi bộ đàm bắt sóng được bao xa thì khoảng cách tiêu chuẩn của hầu hết bộ đàm hiện nay là từ 1 - 6km. Nếu bạn cần tìm thiết bị có khả năng liên lạc trong khoảng các từ 7 - 10km hoặc xa hơn thì có thể dùng bộ đàm lưu động, bộ đàm trạm, bộ đàm 3G/4G LTE hoặc kết hợp với trạm tiếp sóng (repeater) để mở rộng cự ly liên lạc.
Phạm vi hoạt động của bộ đàm ảnh hưởng bởi yếu tố nào?
Cự ly liên lạc của bộ đàm do nhiều yếu tố ảnh hưởng, gồm có:
Công suất phát
Công suất phát là yếu tố quan trọng quyết định xem bộ đàm liên lạc được bao xa. Công suất phát lớn, tín hiệu truyền đi càng mạnh, giúp máy có thể liên lạc ở khoảng cách xa hơn. Tuy nhiên, công suất phát lớn đồng nghĩa với việc tiêu hao nhiều pin nên hãy cân nhắc kỹ khi mua hàng.
Công suất phát càng lớn giúp tín hiệu truyền đi mạnh và xa hơn
Băng tần sử dụng
Tại Việt Nam, bộ đàm cầm tay và bộ đàm trạm thường sử dụng 2 tần số chính là VHF (136 - 174 MHz) và UHF (403 - 470MHz). Mỗi tần số có khả năng truyền tải tín hiệu khác nhau.
VHF là tần số có bước sóng dài, có khả năng truyền tín hiệu tốt và xa hơn trong môi trường trống trải. Trong khu vực không có hoặc ít vật cản, cự ly liên lạc của sóng VHF gần như gấp đôi sóng UHF.
Biểu đồ mô tả đường truyền của sóng UHF và VHF
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là sóng UHF hoạt động kém hiệu quả. UHF là tần số bước sóng ngắn, có khả năng xuyên vật cản tốt nên sẽ hiệu quả khi sử dụng trong các tòa nhà, khu dân cư đông đúc, rừng rậm và những khu vực có vật cản.
Anten
Bộ đàm bắt sóng được bao xa cũng phụ thuộc vào hiệu suất hoạt động và kích thước anten. Anten có hiệu suất cao giúp việc phát và nhận tín hiệu tốt hơn, giảm tổn thất năng lượng khi truyền tải, tăng phạm vi liên lạc cho bộ đàm.
Anten dài giúp máy thu nhận tín hiệu tốt và xa hơn so với anten ngắn
Hiện nay, nhiều người dùng có xu hướng chọn anten ngắn để thuận cho quá trình sử dụng và bảo quản bộ đàm. Tuy nhiên, anten ngắn có có thể giảm phạm vi liên lạc của bộ đàm lên đến khoảng 30% so với anten dài. Vì vậy, nếu bạn muốn bộ đàm có thể liên lạc trong khoảng cách xa thì nên chọn anten dài.
Vật cản, địa hình và khí hậu
Bộ đàm nói được bao xa? Đáp án còn phụ thuộc vào vật cản, địa hình và cả khí hậu. Khi bị ngăn cách bởi nhiều vật cản, tín hiệu bộ đàm sẽ giảm dần, thậm chí là mất tín hiệu. Lý do này giải thích vì sao các bộ đàm nằm trong phạm vi hoạt động tiêu chuẩn nhưng sẽ có một vài vị trí không thể thu phát tín hiệu hoặc mất kết nối. Các vị trí này được gọi là “điểm chết” tín hiệu.
Điều kiện thời tiết xấu có thể làm giảm phạm vi đàm thoại của bộ đàm
Địa hình cũng là nguyên nhân làm suy yếu tín hiệu. Một số địa hình như đường hầm, cao nguyên, ống dẫn giàn khoan,... chính là “rào cản” khiến tín hiệu bị yếu, không thể truyền đi được.
Ngoài ra, nếu dùng bộ đàm trong điều kiện thời tiết xấu như mưa, sương mù, tuyết,... có thể làm giảm khả năng truyền tải thông tin, thu hẹp khoảng cách liên lạc giữa các máy.
Công nghệ sản xuất
Một yếu tố quan trọng không kém quyết định xem bộ đàm bắt sóng được bao xa là công nghệ sản xuất. Bộ đàm truyền thống analog thường có phạm vi liên lạc hạn chế, chỉ khoảng 1 - 3km. Trong khi đó, bộ đàm kỹ thuật số digital có khả năng truyền tín hiệu xa hơn, từ 1 - 6km nhờ công nghệ nén và xử lý tín hiệu đặc biệt.
Bộ đàm 3G/4G không bị giới hạn về không gian
Đặc biệt, các mẫu bộ đàm ứng dụng công nghệ 3G, 4G gần như không bị giới hạn về khoảng cách liên lạc. Tuy nhiên, loại bộ đàm này bị phụ thuộc vào nhà cung cấp mạng.
Pin máy
Pin cũng là yếu tố quan trọng có mặt trong đáp án cho câu hỏi bộ đàm liên lạc được bao xa. Khi pin yếu, công suất phát của bộ đàm giảm, tín hiệu truyền đi cũng yếu hơn làm thu hẹp phạm vi kết nối. Bởi vậy, bạn cần duy trì mức pin ổn định để bộ đàm hoạt động hiệu quả và đạt được khoảng cách liên lạc tối ưu nhất.
Có cách nào tăng cự ly liên lạc của bộ đàm?
Để mở rộng độ phủ sóng cho bộ đàm, bạn có thể tham khảo một số mẹo sau:
- Đầu tư trạm chuyển tiếp (Repeater): Đây là phương án tăng cự ly liên lạc cho bộ đàm nhanh và hiệu quả nhất nhưng tốn kém chi phí. Repeater có nhiệm vụ thu và khuếch đại tín hiệu, giúp thông tin truyền tải xa hơn.
- Điều chỉnh anten: Đối với bộ đàm cầm tay, bạn có thể cân nhắc mua anten dài để thay thế cho anten ngắn đang sử dụng. Đối với bộ đàm lưu động hoặc bộ đàm trạm, có thể điều chỉnh anten lên vị trí cao hơn để tăng khả năng thu phát tín hiệu.
- Thay đổi vị trí dùng bộ đàm: Nếu bộ đàm nằm gần “điểm mù” tín hiệu, bạn có thể giơ máy lên cao hoặc tìm vị trí cao hơn để bộ đàm bắt sóng tốt nhất.
- Tăng công suất phát: Nếu bộ đàm đang hoạt động ở mức công suất thấp thì có thể chỉnh lên mức công suất cao hơn sẽ giúp cải thiện khoảng cách liên lạc.
Đầu tư trạm chuyển tiếp để mở rộng phạm vi kết nối cho bộ đàm
Một số lưu ý khi sử dụng bộ đàm để liên lạc xa nhất
Để sử dụng máy bộ đàm liên lạc xa nhất, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Chọn băng tần phù hợp với môi trường liên lạc. Ví dụ, dùng trong môi trường có nhiều vật cản như khu vực đô thị, tòa nhà,... thì chọn sóng UHF. Khu vực rộng, ít vật cản như nông thôn, ngoại thành, biển,... chọn sóng VHF.
- Đảm bảo pin bộ đàm luôn được sạc đầy để công suất phát của máy tối đa, không làm ảnh hưởng đến khả năng truyền tín hiệu.
- Chọn bộ đàm có công suất lớn, tốt nhất là từ 5W trở lên.
- Đảm bảo anten được kết nối chặt chẽ và giữ thẳng đứng khi sử dụng để máy nhận - phát tín hiệu tốt nhất.
- Tránh sử dụng bộ đàm gần các nguồn gây nhiễu như điện thoại, máy tính, tivi,...
- Thường xuyên kiểm tra, vệ sinh và bảo trì để bộ đàm hoạt động ổn định nhất.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn đọc giải đáp câu hỏi bộ đàm bắt sóng được bao xa. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần thêm thông tin tư vấn thì hãy liên hệ trực tiếp hotline 0983 530 698 để được hỗ trợ nhanh. Đặng Gia tự hào là đơn vị bán máy bộ đàm chính hãng, nhập khẩu trực tiếp từ các thương hiệu lớn như Icom, Kenwood, Motorola,... với giá bán cạnh tranh, chế độ hậu mãi hấp dẫn nhất thị trường.
Chia sẻ nhận xét của bạn về Bộ đàm bắt sóng được bao xa? Liên lạc xa nhất là bao nhiêu km