Chi tiết cấu tạo máy nén khí trục vít có dầu

13-12-2024, 9:44 am 10

Cấu tạo máy nén khí trục vít có dầu là một hệ thống phức hợp, gồm nhiều bộ phận khác nhau như trục vít, bộ lọc khí, bộ tách dầu, van an toàn,...Mỗi một linh kiện đều có vai trò và nhiệm vụ riêng nhưng tất cả đều thực hiện nhiệm vụ chung là đảm bảo quá trình nén khí diễn ra hiệu quả, ổn định và an toàn. Các bộ phận được thiết kế để phối hợp chặt chẽ, từ việc hút khí đầu vào, nén khí, lọc tạp chất cho đến việc cung cấp khí nén đầu ra với áp suất ổn định. Chi tiết cấu tạo máy nén khí công nghiệp này sẽ được Điện máy Đặng Gia cập nhật ngay dưới đây.

Máy nén khí trục vít có dầu rất đa dạng và phong phú

Máy nén khí trục vít có dầu rất đa dạng và phong phú

Cấu tạo máy nén khí trục vít có dầu

Máy nén khí trục vít có dầu là thành phần không thể thiếu trong hệ thống khí nén, có công suất từ 5 - 500HP, sử dụng cặp trục vít để nén khí. Trong quá trình hoạt động, dầu được sẽ được đưa vào để làm mát và bôi trơn các bộ phận chuyển động, tăng hiệu suất nén khí. Máy nén trục vít có dầu thường được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như công nghiệp như sản xuất, chế biến thực phẩm, dược phẩm, luyện kim, cơ khí chế tạo,...

Trước khi sử dụng máy nén khí có dầu trục vít thì bạn cần hiểu rõ cấu tạo. Cấu tạo máy nén khí trục vít có dầu gồm các bộ phận sau:

Hệ thống động cơ và điều khiển máy nén khí trục vít có dầu

  • Đầu nén

Giữ vai trò “then chốt” của máy nén khí trục vít có dầu, thực hiện chức năng nén không khí từ áp suất thấp lên áp suất cao và luân chuyển dầu làm mát tuần hoàn. Cấu tạo của đầu nén gồm 2 trục vít hình xoắn ốc ăn khớp với nhau, chuyển động quay của hai trục sẽ làm thay đổi thể tích khí nén đi vào trong vỏ đầu nén.

Thể tích không khí từ van cửa nạp vào đầu nén sẽ giảm dần và tạo ra áp suất khí nén. Chiều quay của 2 trục vít chỉ có một chiều, nếu quay ngược chiều quay sẽ “phá hủy” đầu nén. Hai trục vít được đỡ bằng ổ bi, có tuổi thọ từ 24.000 - 30.000 giờ.

Cụm đầu nén - Động cơ

Cụm đầu nén - Động cơ

  • Động cơ chính

Thực hiện chức năng tạo áp suất cao để cung cấp khí nén cho các thiết bị khác hoạt động. Động cơ chính của máy thường là động cơ 3 pha 380V, tần số 50Hz; ứng dụng công nghệ chế tạo động cơ TEFC hoặc ODP có tiêu chuẩn từ IP23 đến IP55 (tùy hãng sản xuất). Đây là thành phần rất quan trọng nên bạn cần phải thường xuyên kiểm tra và bơm mỡ cho ổ bi.

  • Khoang truyền động

Là cầu nối giữa động cơ và đầu nén; có nhiệm vụ truyền chuyển động từ động cơ sang 2 trục vít. Khoang động cơ gồm hộp số và coupling. Hộp số gồm có 2 bánh răng truyền động với trục vít của đầu nén. Coupling truyền chuyển động giữa động cơ và hộp số giúp giảm rung động và chống lệch tâm. Tuổi thọ của coupling thường từ 8.000 - 16.000 giờ.

  • Bộ điều khiển

Bộ điều khiển của máy nén khí trục vít có dầu thực hiện việc quản lý, kiểm soát hoạt động; thường được kết nối với màn hình hiển thị gắn ở vỏ máy và hiển thị các thông số cần thiết.

Bảng điều khiển

Bảng điều khiển

Hệ thống van của máy nén khí trục vít có dầu

Bao gồm các thành phần sau:

  • Van hút (Inlet Valve)

Nằm ở vị trí giữa bộ lọc hút và trục vít, có chức năng điều chỉnh lưu lượng khí nén đầu vào bằng cách mở hoặc đóng van hút. Có 2 loại van hút là van hút điều khiển máy ở chế độ không tải và van hút điều khiển máy chạy ở chế độ điều chế.

  • Van một chiều (Check Valve)

Được lắp đặt ở đầu ra của máy, chỉ cho phép lưu lượng dầu và khí đi về một hướng; ngăn chặn khí nén trở lại máy sau khi áp suất được tạo ra. Van một chiều và van chặn dầu sẽ được lắp cùng nhau, cùng kết nối; đôi khi chúng được lắp chung trong một bộ phận ở các model trục vít mới.

Van một chiều

Van một chiều

  • Van chặn (Stop Valve)

Được đặt ở dưới đáy cụm đầu nén để ngăn dầu tràn từ đầu nén khí sang motor khi máy không hoạt động. Van chặn dầu chỉ mở khi áp suất được cung cấp đến điều khiển kết nối với van. Van chặn thường được kết nối với 3 đường ống:

  • Chặn dầu từ lọc dầu/ bộ phận làm mát.
  • Chặn dầu đến đầu nén
  • Điều khiển kết nối với công tắc áp suất

Ở một số model còn được kết nối với đường hồi dầu.

  • Van điện từ (Solenoid Valve)

Có nhiệm vụ đóng/mở cổ hút. Khi van hút mở, khí sẽ được hút vào và máy chạy ở chế độ không tải. Khi máy nén trục vít có dầu chuyển sang chế độ không tải thì van hút sẽ đóng và sẽ không hút khí vào trong máy.

Van điện từ thường được đặt ở trên van hút. Trường hợp linh kiện này không được gắn trực tiếp trên van hút thì sẽ có đường ống mềm từ van hút tới van điện từ. Đồng thời, van điện từ sẽ có một ống mềm nối với bình dầu.

Van điện từ máy nén trục vít có dầu gồm 2 phần: cuộn dây dẫn (điện) và van lắp ráp (cơ).

Van điện từ máy khí nén trục vít có dầu

Van điện từ máy khí nén trục vít có dầu

  • Van hằng nhiệt (Thermostatic Valve)

Van hằng nhiệt nằm ở vị trí giữa bình dầu và trục vít, thực hiện nhiệm vụ điều tiết lượng dầu đi lên két làm mát. Van sẽ mở rộng để dầu đi lên két giải nhiệt và trở lại đầu nén nếu nhiệt độ dầu cao. Dầu sẽ đi qua lọc dầu và chuyển thẳng đến đầu nén nếu nhiệt độ dầu không quá cao.

  • Van an toàn (Safety Valve)

Van an toàn được lắp đặt ở trên bình dầu, có chức năng bảo vệ máy khỏi bị hỏng trong một số trường hợp hoạt động sai hoặc quá tải. Khi áp suất đạt tới giới hạn quy định, van an toàn sẽ mở và đẩy khí nén ra ngoài.

  • Van áp suất tối thiểu (Minimum Pressure Valve)

Là thành phần không thể thiếu trong cấu tạo của máy nén khí trục vít có dầu, thực hiện 2 chức năng:

  • Duy trì áp suất tối thiểu trong bình dầu, hoạt động giống như van một chiều.
  • Ngăn không khí ra khỏi máy nén ở tốc độ cao và áp suất thấp khi thiết bị chuyển từ chế độ không tải sang có tải.

Van áp suất tối thiểu

Van áp suất tối thiểu

  • Van xả xì (van xả khí không tải)

Được lắp ráp cùng với van hút. Van xả xì thực hiện nhiệm vụ xả bớt lượng khí dư thừa khi máy nén hoạt động ở chế độ không tải để duy trì áp suất ổn định, tiết kiệm năng lượng và tránh xa các hư hỏng do áp suất cao.

  • Van xả nước tự động

Còn có tên gọi khác là bẫy nước ngưng tụ, có chức năng loại bỏ nước dạng lỏng có trong khí nén. Có 2 loại van xả nước: dạng cơ và dạng điện; được đặt ở bên phải sau bộ làm mát. Khi mức nước đạt đến ngưỡng người dùng cài đặt thì van sẽ tự động mở để xả nước bên trong bộ tách nước ra ngoài.

Hệ thống giải nhiệt máy nén trục có dầu trục vít

Hệ thống giải nhiệt của máy nén trục vít có dầu bao gồm:

  • Bộ giải nhiệt (Heat Exchanger)

Có chức năng giải nhiệt cho khí nén trước khi đưa khí nén ra khỏi bình chứa. Điều này, giúp khí nén đạt tới nhiệt độ và áp suất ổn định. Đa số, các model máy nén trục vít đều có bộ phận này, nếu không có thì khí nén khi ra khỏi máy sẽ có nhiệt độ khoảng 80 độ C.

  • Két giải nhiệt dầu (Oil Cooler)

Được đặt cạnh bộ phận làm mát với một chiếc quạt lớn ở phía trước; có nhiệm vụ giải nhiệt cho dầu. Két làm mát dầu thường hay bị tắc và đó cũng là nguyên nhân khiến cho máy bị quá tải khi làm việc liên tục nên cần phải thường xuyên kiểm tra và vệ sinh.

Két giải nhiệt dầu

Két giải nhiệt dầu

  • Cảm biến nhiệt độ (Temperature Sensor)

Được đặt ở vị trí đầu ra của cặp trục vít. Cảm biến nhiệt độ (Temperature Sensor) có nhiệm vụ đo nhiệt độ của máy và đưa ra những cảnh báo nếu nhiệt độ của máy quá cao và tự động tắt máy khi vượt quá mức cho phép.

  • Cảm biến quá tải (Overload Sensor)

Thường được lắp đặt cùng vị trí với các công tắc của mô tô chính, thường là dưới cùng. Cảm biến quá tải (Overload Sensor) có chức năng bảo vệ mô tơ khỏi chập cháy khi máy hoạt động bất thường.

Cảm biến quá tải hoạt động dựa trên nguyên lý giãn nở nhiệt. Khi dòng điện chạy qua, động cơ tăng lên, nhiệt độ của cảm biến sẽ tăng theo. Khi nhiệt độ đạt tới ngưỡng giới hạn thì cảm biến quá tải sẽ kích hoạt, ngắt mạch điện, động cơ dừng hoạt động.

  • Quạt làm mát (Cooling Fan)

Quạt làm mát có trong máy nén khí trục vít có dầu giải nhiệt bằng gió. Linh kiện máy nén khí này có nhiệm vụ thổi không khí ở xung quanh bộ làm mát dầu và khí nén để tăng hiệu quả làm mát, duy trì nhiệt độ ổn định bên trong máy.

Quạt làm mát

Quạt làm mát

  • Cảm biến áp suất (Pressure Sensor)

Được đặt ở vị trí khí nén đi ra khỏi máy - nơi có áp suất khí nén cao nhất. Cảm biến áp suất của máy nén trục vít có dầu sẽ điều khiển máy nén hoạt động trong dải áp suất cho phép. Khi đã đủ áp suất máy sẽ chuyển sang chế độ không tải.

Hệ thống dầu bôi trơn của máy nén khí trục vít có dầu

Máy nén khí trục vít có dầu sử dụng dầu nhớt để đảm bảo hiệu suất và độ bền. Các bộ phận chính của hệ thống dầu bôi trơn trong cấu tạo máy nén khí trục vít đó là:

  • Bình chứa dầu (Oil Reservoir)

Bằng mắt thường quan sát, bạn dễ dàng nhận diện được vị trí của bình chứa dầu. Nó là một bình lớn, dựng thẳng đứng. Đúng như tên gọi, bình chứa dầu có nhiệm vụ lưu trữ dầu để cung cấp dầu bôi trơn cho các bộ phận quan trọng bên trong. 

Bình chứa dầu

Bình chứa dầu

  • Lọc tách dầu (Oil Separator)

Thực hiện chức năng tách dầu ra khỏi khí nén sau khi được nén và trước khi đưa ra ngoài. Vị trí của lọc tách dầu sẽ phụ thuộc vào thiết kế, năm sản xuất và nhà sản xuất. Có 2 vị trí phổ biến nhất:

  • Lắp trong bình dầu: Được lắp ở phía trên của bình dầu, thường nằm ở dưới nắp bình dầu. Đây là vị trí lắp đặt phổ biến của các model trục vít có dầu công suất nhỏ và vừa. Khi lắp ở vị trí này sẽ giúp lưu lượng làm việc lớn, ít bị sụt áp nhưng khi thay thế lọc dầu sẽ khó khăn hơn vì phải tháo nắp bình dầu và các bộ phận khác.

Lọc tách dầu được lắp trong bình chứa dầu

Lọc tách dầu được lắp trong bình chứa dầu

>>> XEM THÊM: Bc tách dầu máy nén khí trục vít các loại 2024áo giá lọ

  • Lắp ngoài bình dầu: Với các model công suất lớn, lọc tách dầu được lắp ở bên ngoài bình dầu, gần vị trí đầu ra của khí nén. Lọc tách dầu được lắp ở bên ngoài bình dầu sẽ giúp ích cho việc thay thế nhưng lưu lượng làm việc có thể bị hạn chế, dễ bị sụt áp.
  • Đường ống dẫn và hồi dầu (Oil Return Line)

Đường ống dẫn hồi dầu được lắp ở bên ngoài bình dầu, chạy từ trên nắp xuống dưới đáy của trục vít; kết nối đến bên chân không của trục vít. Đường hồi dầu được đặt trong bình dầu, chạy nắp đến đáy.

Khi máy nén khí trục vít hoạt động, đường hồi dầu sẽ chạm xuống đáy của lọc tách dầu và hút lượng dầu thu được ở điểm thấp nhất sau quá trình tách.

  • Lọc dầu (Oil Filter)

Lọc dầu nằm giữa vị trí của bình dầu và trục vít. Lọc dầu có nhiệm vụ loại bỏ bụi bẩn, dầu và tạp chất có trong khí nén để đảm bảo khí nén đầu ra có chất lượng tốt nhất. Đồng thời, bảo vệ cụm đầu nén khỏi bụi bẩn làm hư hỏng trục vít cụm đầu nén.

Lọc dầu

Lọc dầu

Phụ tùng lọc dầu máy nén khí trục vít có dầu cần được thay thế định kỳ để đảm bảo hiệu suất làm việc, thường thay sau 500 giờ chạy đầu và lần tiếp theo theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

  • Lọc sơ cấp (Primary Filter)

Thực hiện chức năng hạn chế sự tác động của bụi bẩn và tạp chất vào trong máy, bảo vệ các bộ phận khỏi hư hỏng, đảm bảo hoạt động ổn định.

Hiểu rõ cấu tạo máy nén khí trục vít có dầu không chỉ giúp bạn nâng cao hiệu quả sử dụng mà còn giúp ích trong việc bảo dưỡng, kiểm tra các bộ phận định kỳ. Để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác về máy nén khí thì bạn truy cập website https://trungtammuasam.vn/ hoặc liên hệ tới hotline 0983 530 698 - 0977 658 099. Nhân viên Điện máy Đặng Gia sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn.

Chia sẻ nhận xét của bạn về Chi tiết cấu tạo máy nén khí trục vít có dầu

Tin liên quan
Hỗ trợ online 8:00 - 18:00 | Đặt hàng online 24.24
Hỗ trợ nhanh 24/24: 0983 530 698
icon

TP.HN: -- 0983 530 698 - 0977 658 099

TP.HCM: 0965 327 282 - 0983 113 582

icon

Email: info@trungtammuasam.vn