Van điện từ khí nén là thiết bị quan trọng có công dụng điều hướng khí nén. Trong bài viết này, Điện máy Đặng Gia sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cấu tạo, nguyên lý hoạt động cũng như các loại van điện từ khí nén phổ biến hiện nay!
Van điện từ khí nén tiếng Anh là Solenoid Valve. Đây là loại van có công dụng điều chỉnh hướng đi của khí nén để đáp ứng nhu cầu hoạt động của các thiết bị tự động hóa. Van hoạt động bằng cách sử dụng dòng điện 12V, 24V, 110VAC, 220VAC tạo ra từ trường để điều khiển van đóng hoặc mở.
Van điện từ khí nén STNC 24V
Van có thiết kế nhỏ gọn, đơn giản, thuận tiện cho việc lắp đặt, sử dụng và vệ sinh. Van được làm từ các chất liệu tốt và có độ bền cao như inox, thép, đồng,... nhằm hạn chế tình trạng hoen gỉ, oxi hóa, ăn mòn do nhiệt độ, độ ẩm, áp suất khí nén,...
Van điện từ khí nén được sử dụng phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp như sản xuất linh kiện, xây dựng,... Ngoài van khí nén còn có van điện từ nước, dầu.
Trong bản vẽ kỹ thuật, ký hiệu van điện từ khí nén được thể hiện như dưới hình minh họa. Trong đó, vị trí là các khoang chuyển đổi của khí nén, có thể là 2, 3, 5… vị trí. Còn cửa là hệ thống các cửa cấp nguồn, cửa ra, cửa thải của van; thường là 2, 3, 5,.. cửa.
Ký hiệu các loại van điện từ khí nén thường dùng trong kỹ thuật
Tên gọi các cửa và vị trí của van
Van điện từ khí nén được chia thành nhiều loại khác nhau. Về cơ bản, chúng đều có cấu tạo khá giống nhau với các bộ phận sau:
Ngoài ra còn có các bộ phận khác như piston, lò xo, thanh trượt,...
Cấu tạo van điện từ khí nén
Van điện từ có nguyên lý hoạt động không quá phức tạp, cụ thể như sau:
Van được điều khiển thông qua các nguồn điện như 12V, 24V, 110V, 220V (tùy theo từng loại). Khi được cấp điện, cuộn coli sinh ra từ trường làm piston thắng lực lò xo trong. Nhờ đó, piston sẽ di chuyển lên hoặc xuống hoặc từ trái qua phải. Khi ngừng cấp điện, lực lò xo thắng, piston quay trở lại vị trí ban đầu.
Cuộn coli có nhiệm vụ chuyển đổi điện năng thành năng lượng cơ học để thực hiện thao tác đóng hoặc mở van. Van điện từ thường có 2 trạng thái, đó là:
Trạng thái của van khi chưa được cấp nguồn điện
Trạng thái của van sau khi được cấp nguồn điện
Theo cách phân loại này, ta có 3 loại sau:
Ngoài ra, còn có van điện từ khí nén 12V, 110V.
Van điện từ khí nén 5/2 Airtac
Dựa vào hãng sản xuất, người ta chia thành nhiều loại khác nhau như van điện từ khí nén Airtac, Festo, STNC, CKD, SMC,..
Dựa theo nguồn gốc xuất xứ có van điện từ nén khí Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đức,...
Van khí nén Festo của Đức
Ngoài câu hỏi van điện từ khí nén loại nào tốt, van điện từ khí nén bao nhiêu tiền cũng được nhiều khách hàng quan tâm. Thực tế, giá van điện từ khí nén rất đa dạng, dao động từ vài chục đến vài triệu đồng tùy theo từng loại và công năng.
Người dùng nên lựa chọn van điện từ khí nén chính hãng, chất lượng để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả sử dụng.
Dưới đây là bảng giá một số loại van khí nén phổ biến trên thị trường do Điện máy Đặng Gia tổng hợp, mời bạn đọc cùng tham khảo:
Van điện từ khí nén |
Giá bán tham khảo (VNĐ) |
Van điện từ khí nén Airtac |
80.000 - 300.000 |
Van điện từ khí nén SMC |
915.000 - 1.000.000 |
Van điện từ khí nén Festo |
2.600.000 - 2.800.000 |
Van điện từ khí nén PVN |
160.000 - 410.000 |
Bảng giá van điện từ khí nén
Trên đây là bài viết tổng hợp về van điện từ khí nén. Hy vọng sẽ mang đến nhiều thông tin tham khảo bổ ích về loại van này.
Chia sẻ nhận xét của bạn về Van điện từ khí nén: Ký hiệu, cấu tạo 3/2 5/2 5/3 - 12V 24V 220V