Việc lắp đặt tủ ATS máy phát điện giúp nguồn điện duy trì liên tục và ổn định, ngay cả khi có sự cố mất điện xảy ra. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu rõ tủ ATS là gì, sơ đồ đấu nối tủ ATS với máy phát điện như thế nào?. Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp tất cả các thắc mắc đó.
- Cấu tạo
Tủ ATS gồm có các bộ phận chính sau:
Bộ tủ chuyển nguồn ATS máy phát điện
Ngoài ra, tủ điện ATS còn được tích hợp thêm chức năng giám sát và điều khiển từ xa.
- Nguyên lý hoạt động
Khi lưới điện gặp sự cố (mất trung tính, mất pha, thấp hoặc cao áp), tủ ATS sẽ truyền tín hiệu đến bộ đề máy phát điện để nổ máy phát. Khi máy phát đã vận hành ổn định, có đủ thời gian để làm nóng máy - Warm Up Timer (mặc định là 10 giây) và dòng điện từ máy phát ra đạt giá trị trong ngưỡng cho phép thì tủ ATS tự động chuyển nguồn phụ tải từ điện lưới sang điện máy phát.
Khi điện lưới bình thường trở lại (đạt các tiêu chuẩn về pha và điện áp) thì hệ thống ATS sẽ tự động chuyển về nguồn điện lưới và truyền tín hiệu ngắt máy phát.
Khi điện lưới đã cung cấp cho phụ tải thì tủ ATS sẽ duy trì cho máy phát điện vận hành không tải thêm một khoảng thời gian ngắn nữa để đảm bảo tuổi thọ cho máy.
Nguyên lý vận hành của tủ ATS 3 pha
Ngoài ra, trên thị trường còn có các loại tủ điện ATS cao cấp có thêm chức năng mở rộng như kết hợp tủ hòa đồng bộ với nhiều máy phát điện, đảm bảo cung cấp đủ công suất cho phụ tải.
- Phân loại
Dựa vào các tiêu chí khác nhau, tủ ATS được phân thành các loại như sau:
- Theo dòng điện định mức.
- Theo số cực: 2 cực, 3 cực, 4 cực.
-Theo loại thiết bị đóng cắt:
- Theo bộ điền khiển:
- Theo môi trường lắp đặt: Ngoài trời, trong nhà,…
Có 3 kiểu sơ đồ đấu nối tủ ATS với máy phát điện, đó là:
Sơ đồ đấu ATS với máy phát điện
Kiểu 1: Kết nối tín hiệu điều khiển của tủ ATS với máy phát điện thông qua cổng điều khiển từ bên ngoài (remostart).
Kiểu 2: Kết nối tín hiệu điều khiển của tủ ATS với máy phát điện qua cổng truyền thông hiện đại. Khi sử dụng kiểu kết nối này bạn cần hiểu về lập trình và chỉ nên kết nối khi nhà xưởng, doanh nghiệp của bạn có mạng điều khiển nội bộ.
Kiểu 3: Kết nối điện lưới trực tiếp vào bảng điều khiển của máy phát điện. Kiểu kết nối này chỉ được hỗ trợ nếu máy phát điện của bạn có chức năng ATS Control.
Khi đấu ATS với máy phát điện theo kiểu này, bạn không cần bất kỳ bộ lập trình, nguồn nuôi hoặc phần tử điều khiển nào trong tủ ATS. Điều duy nhất mà bạn cần đó là: 2 MCCB (Cầu dao khối – Một loại thiết bị bảo vệ điện) và một khóa chéo về điện cộng sở hữu cơ khí 2 cuộn hút của MCCB.
MCCB - Cầu dao tự động vỏ đúc
Đối với các tủ điện ATS đặt xa máy phát điện hoặc là các thiết bị MCCB quá lớn bạn không nên cho dòng điện MCCB đi qua các tiếp điểm của bảng điều khiển; nên cho chúng đi qua một rơ le trung gian để đảm bảo sự ổn định và an toàn.
Thông qua bài viết trên đây, chúng tôi đã cung cấp tới bạn những thông tin liên quan đến hệ thống tủ điện ATS và sơ đồ đấu ATS với máy phát điện thường gặp nhất. Hy vọng rằng, bạn đã rút ra được những kinh nghiệm cho riêng mình và sử dụng thiết bị này hiệu quả.
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn và lắp đặt máy phát điện vui lòng liên hệ ngay cho Điện máy Đặng Gia. Đặng Gia là một trong những địa chỉ cung cấp máy phát điện giá rẻ, uy tín nhất trên thị trường hiện nay, chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng.
Chia sẻ nhận xét của bạn về Tủ ATS máy phát điện và sơ đồ hướng dẫn đấu nối chi tiết