Cách sửa bộ đàm bị các lỗi rè, mất tiếng, khó nghe, nhiễu sóng

19-08-2024, 2:37 pm 57

Bạn đã thử mọi cách sửa bộ đàm bị rè, mất tiếng, nhiễu sóng, khó nghe,... nhưng máy vẫn hoạt động chập chờn, không ổn định. Vậy thì hãy để bài viết dưới đây tiết lộ cho bạn những mẹo đơn giản mà hiệu quả để tự khắc phục tại nhà, tiết kiệm chi phí và có những cuộc gọi rõ ràng, mạch lạc hơn.

Các lỗi bộ đàm thường gặp và cách sửa bộ đàm đơn giản

Bộ đàm là thiết bị liên lạc vô tuyến dùng trong nhiều lĩnh vực của đời sống như nhà hàng, khách sạn, xây dựng, bảo vệ,... Trong quá trình sử dụng, bộ đàm xuất hiện một số lỗi gây ra nhiều phiền toái và làm gián đoạn công việc của bạn. Dưới đây là các lỗi phổ biến và hướng dẫn cách sửa bộ đàm đơn giản tại nhà:

Bộ đàm bị rè

– Nguyên nhân bộ đàm bị rè

Bộ đàm bị rè khiến chất lượng cuộc gọi của bạn bị giảm đáng kể. Lỗi này xuất hiện do:

  • Anten bị hỏng hoặc anten chưa được cắm chặt vào bộ đàm khiến quá trình truyền dẫn tín hiệu bị gián đoạn.
  • Pin yếu hoặc hết pin.
  • Môi trường bị nhiễu sóng do các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại di động hoặc các thiết bị phát sóng khác.
  • Khoảng cách giữa hai người liên lạc quá xa khiến tín hiệu yếu, dễ bị nhiễu, ngắt quãng.
  • Loa bám nhiều bụi bẩn.

Bộ đàm bị rè do hỏng anten

Bộ đàm bị rè do hỏng anten

– Cách sửa bộ đàm bị rè

  • Cắm chặt anten vào thân bộ đàm. Nếu anten bị hỏng thì thay mới.
  • Kiểm tra pin, tiến hành sạc pin hoặc thay mới nếu pin bộ đàm bị hỏng.
  • Di chuyển đến vị trí khác xem tín hiệu được cải thiện không.
  • Vệ sinh micro, loa để loại bỏ bụi bẩn.

Bộ đàm không nghe được

– Nguyên nhân bộ đàm không nghe được

Với lỗi bộ đàm cầm tay không nghe được, nguyên nhân có thể do:

  • Sai kênh tần số, tần số của bạn không trùng khớp với tần số của các máy trong hệ thống.
  • Môi trường làm việc quá ồn ào, có nhiều vật cản hoặc có nhiều thiết bị điện tử khác.
  • Anten bị lỏng hoặc lắp không chặt.
  • Do pin yếu.

Bộ đàm không nghe được do dùng sai kênh tần số

Bộ đàm không nghe được do dùng sai kênh tần số

– Cách sửa chữa bộ đàm không nghe được

  • Kiểm tra xem tần số bộ đàm đã được cài đặt đúng chưa.
  • Di chuyển sang vị trí bớt ồn hơn, không có nhiều thiết bị điện tử để đàm thoại.
  • Có thể dùng anten ngoài để tăng cường tín hiệu.
  • Kiểm tra anten và đảm bảo bộ phận này không bị hỏng, lắp đúng cách.
  • Kiểm tra pin và khắc phục.

Bộ đàm bị nhiễu sóng

– Nguyên nhân máy bộ đàm bị nhiễu sóng

Bộ đàm nhiễu sóng là hiện tượng tín hiệu nhận được bị nhiễu bởi các sóng điện từ khác khiến âm thanh nghe bị méo mó, chập chờn. Lỗi này do các nguyên nhân phổ biến sau:

  • Sóng điện từ từ các thiết bị như máy tính, điện thoại,... hoặc các thiết bị không dây (bluetooth, wifi) làm nhiễu sóng bộ đàm.
  • Môi trường có các vật cản như kim loại, tường bê tông hoặc thời tiết xấu làm ảnh hưởng đến chất lượng tín hiệu.
  • Nhiều máy bộ đàm hoạt động trên cùng kênh tần số khiến tín hiệu chồng chéo và làm nhiễu sóng.
  • Bộ đàm bị lỗi kỹ thuật.

Sửa lỗi bộ đàm bị nhiễu sóng

Sửa lỗi bộ đàm bị nhiễu sóng

– Cách sửa bộ đàm bị nhiễu sóng

  • Tắt bớt các thiết bị tạo ra sóng điện từ khi sử dụng bộ đàm. Hoặc di chuyển sang khu vực khác có tín hiệu ổn định hơn.
  • Chuyển sang kênh tần số khác để sử dụng.
  • Mang đến cửa hàng sửa máy bộ đàm chuyên nghiệp để kiểm tra và khắc phục.

Bộ đàm không lên nguồn

– Nguyên nhân bộ đàm không lên nguồn

Lỗi máy bộ đàm cầm tay không lên nguồn khá phổ biến, thường do:

  • Hết pin hoặc pin hỏng.
  • Chập cháy mạch điện trong bộ đàm.
  • Bộ đàm bị ẩm hoặc ngấm nước làm hỏng linh kiện bên trong.
  • Công tắc nguồn bị lỗi.

– Cách sửa bộ đàm không lên nguồn

  • Kiểm tra pin; tiến hành sạc hoặc thay pin mới nếu bị hỏng.
  • Đối với các nguyên nhân do mạch điện, bạn nên mang đến trung tâm sửa chữa bộ đàm uy tín để được hỗ trợ.

Mang ra cửa hàng sửa chữa chuyên nghiệp nếu bộ đàm không lên nguồn do hỏng mạch điện

Mang ra cửa hàng sửa chữa chuyên nghiệp nếu bộ đàm không lên nguồn do hỏng mạch điện

Máy bộ đàm kêu tút tút hoặc tiếng tút kéo dài

– Nguyên nhân bộ đàm kêu tút tút

Máy bộ đàm kêu tút tút là do các nguyên nhân sau:

  • Tín hiệu yếu hoặc mất tín hiệu do khoảng cách xa, bị nhiễu sóng, môi trường có nhiều vật cản,...
  • Kênh tần số cài đặt trống, không tương thích với các thiết bị khác trong hệ thống.
  • Bộ đàm đang ở chế độ quét kênh.

– Cách sửa bộ đàm kêu tút tút

  • Khắc phục các lỗi do tín hiệu yếu hoặc mất tín hiệu.
  • Đảm bảo các thiết bị cùng hoạt động trên một kênh tần số.
  • Kiểm tra, tắt chế độ quét kênh tự động khi không sử dụng.

Nguyên nhân và cách khắc phục bộ đàm kêu tút tút

Nguyên nhân và cách khắc phục bộ đàm kêu tút tút

Cách xác định địa chỉ uy tín sửa bộ đàm tại Hà Nội và TP.HCM

Tự sửa máy bộ đàm tại nhà sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, Đặng Gia khuyên bạn chỉ nên tự khắc phục với các vấn đề đơn giản như thay pin, vệ sinh loa, mic,... Nếu bộ đàm gặp các vấn đề liên quan đến mạch điện và các linh kiện bên trong thì bạn nên mang đến tiệm sửa máy bộ đàm chuyên nghiệp để được hỗ trợ. Không nên tự ý tháo lắp vì có thể làm hỏng linh kiện và khiến tình hình trở nên nghiêm trọng hơn.

Để tìm đơn vị sửa bộ đàm tại Hà Nội, TPHCM,... uy tín, bạn có thể tham khảo kinh nghiệm sau:

  • Chọn đơn vị sửa chữa bộ đàm hoạt động lâu năm, có kinh nghiệm, uy tín và được khách hàng đánh giá cao.
  • Đơn vị có đội ngũ kỹ thuật viên tay nghề cao, am hiểu rõ về các lỗi thường gặp của bộ đàm và cách khắc phục.
  • Chọn đơn vị có môi trường làm việc chuyên nghiệp, đầy đủ thiết bị phục vụ cho hoạt động kiểm tra, sửa chữa.
  • Có sẵn linh kiện thay thế.
  • Có chế độ bảo hành rõ ràng,...

Bạn có thể tìm kiếm cửa hàng sửa bộ đàm trên mạng internet hoặc qua lời giới thiệu của bạn bè, người thân. Một số địa chỉ uy tín cho bạn tham khảo là:

  • Sửa bộ đàm tại Hà Nội: Tuấn Minh Pro, Phùng Gia,...
  • Sửa chữa bộ đàm TP. Hồ Chí Minh: Adavi, Địa Long, Saomai 5G,...

Trường hợp bộ đàm bị hỏng nặng, không thể khắc phục, phải thay máy mới thì bạn có thể mua hàng Điện máy Đặng Gia. Đơn vị cam kết 100% hàng mới, chất lượng, giá tốt, nhập khẩu chính hãng từ các thương hiệu lớn như Baofeng, Kenwood, Icom, Xiaomi, Motorola,... Bộ đàm Đặng Gia được bảo hành đầy đủ 12 tháng bởi các kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, có tay nghề, hiểu rõ về sản phẩm.

Ngoài ra, Đặng Gia còn hỗ trợ sửa chữa bộ đàm với cước phí rẻ khi hết hạn bảo hành, giúp khách hàng yên tâm sử dụng trọn đời.

Đặng Gia chuyên cung cấp các loại bộ đàm mới, chính hãng, giá tốt

Đặng Gia chuyên cung cấp các loại bộ đàm mới, chính hãng, giá tốt

Trên đây là bài viết chia sẻ về nguyên nhân và cách sửa bộ đàm bị các lỗi rè, nhiễu sóng, khó nghe,... Hy vọng sẽ giúp bạn xử lý nhanh gọn, hiệu quả khi máy gặp sự cố để không làm gián đoạn liên lạc.

Chia sẻ nhận xét của bạn về Cách sửa bộ đàm bị các lỗi rè, mất tiếng, khó nghe, nhiễu sóng

Tin liên quan
Hỗ trợ online 8:00 - 18:00 | Đặt hàng online 24.24
Hỗ trợ nhanh 24/24: 0983 530 698
icon

TP.HN: -- 0983 530 698 - 0977 658 099

TP.HCM: 0965 327 282 - 0983 113 582

icon

Email: info@trungtammuasam.vn