Quy trình bảo trì, bảo dưỡng Chiller✳️Chi tiết, Đúng kỹ thuật

Admin 28-09-2024, 9:43 am 44

Bỏ qua bước bảo dưỡng chiller dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng như giảm hiệu suất làm mát, dễ hỏng hóc, chi phí vận hành tăng cao,... Vì vậy, người dùng cần chú ý bảo trì chiller thường xuyên và đúng cách. Chi tiết về quy trình bảo trì hệ thống chiller ĐÚNG - CHUẨN - HIỆU QUẢ sẽ được Điện máy Đặng Gia bật mí ngay dưới đây.

Tại sao cần bảo dưỡng chiller?

Chiller là thiết bị làm lạnh nước dùng để giải nhiệt tại các nhà máy công nghiệp, văn phòng, bệnh viện, trung tâm thương mại,... Hệ thống này được ưa chuộng hiệu quả làm mát cao, thân thiện với môi trường và tiết kiệm chi phí.

 Bảo trì chiller thường xuyên, đúng cách mang lại nhiều lợi ích

Bảo trì chiller thường xuyên, đúng cách mang lại nhiều lợi ích

Trong quá trình sử dụng, người dùng cần chú ý bảo trì chiller thường xuyên bởi các lý do sau:

  • Tăng hiệu suất làm lạnh: Bảo dưỡng chiller giúp loại bỏ bụi bẩn, cặn bẩn tích tụ trong hệ thống, tăng cường khả năng trao đổi nhiệt. Điều này giúp hệ thống máy lạnh vận hành ổn định và đạt hiệu quả làm mát tối ưu nhất.
  • Ngăn ngừa sự cố hư hỏng: Chiller hoạt động liên tục và chịu nhiều áp lực lớn trong quá trình làm việc. Bởi vậy, bảo dưỡng chiller định kỳ giúp phát hiện và khắc phục sớm các hư hỏng nhỏ trước khi chúng trở nên nghiêm trọng hơn, kéo dài tuổi thọ cho chiller.
  • Giảm bớt chi phí vận hành: Bảo trì chiller đúng cách giúp loại bỏ các tác nhân gây hao phí điện năng như tắc nghẽn đường ống, rò rỉ môi chất lạnh,...

Những dấu hiệu cần bảo trì bảo dưỡng chiller

Nhận diện các dấu hiệu cần bảo trì, bảo dưỡng chiller sẽ giúp hệ thống máy lạnh hoạt động hiệu quả, tiết kiệm chi phí sửa chữa và vận hành trong tương lai. Các dấu hiệu đó là:

 Bảo trì chiller ngay khi hiệu suất làm lạnh của hệ thống giảm

Bảo trì chiller ngay khi hiệu suất làm lạnh của hệ thống giảm

  • Hiệu suất làm mát giảm.
  • Chiller phát ra tiếng kêu bất thường, rung lắc mạnh.
  • Điện năng tiêu thụ tăng mạnh.
  • Rò rỉ môi chất lạnh hoặc nước.
  • Hệ thống cảnh báo lỗi, ví dụ như lỗi áp suất thấp LP, lỗi áp suất cao HP,...
  • Nhiệt độ máy nén tăng cao hoặc bị ngắt đột ngột.
  • Xuất hiện hiện tượng đóng băng hoặc ngưng tụ nước bất thường.
  • Chất lượng không khí trong hệ thống HVAC giảm cũng là dấu hiệu cho thấy bạn cần bảo dưỡng chiller.
  • Hệ thống máy lạnh chiller đến thời gian bảo trì theo định kỳ.

Bao lâu nên thực hiện bảo dưỡng chiller?

Tần suất bảo trì hệ thống chiller do nhiều yếu tố quyết định như loại chiller, môi trường hoạt động, yêu cầu của từng hệ thống,... Tuy nhiên, để duy trì hiệu suất hoạt động tốt nhất cho chiller, bạn cần có kế hoạch bảo dưỡng phù hợp.

Theo các chuyên gia, chiller nên được bảo dưỡng nhỏ khoảng 3 - 6 tháng/ lần. Các công việc chính bao gồm vệ sinh, kiểm tra các bộ phận cơ bản, bổ sung/ thay dầu mỡ,.... Sau khoảng 1 - 2 năm hoạt động, chiller cần được bảo dưỡng toàn diện, cân chỉnh lại hệ thống, thay thế các bộ phận hao mòn,...

Ngoài lịch bảo dưỡng định kỳ, bạn cần chú ý theo dõi tình trạng hoạt động của hệ thống hàng ngày hoặc hàng tuần. Ghi chép lại các thông số như áp suất, nhiệt độ, tiếng ồn,... sẽ giúp bạn sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường và có biện pháp xử lý kịp thời.

Các bộ phận cần được bảo trì trong hệ thống chiller

Hệ thống chiller có nhiều bộ phận cần được bảo trì để đảm bảo hiệu quả hoạt động, đó là:

Máy nén

Trong chu trình bảo dưỡng chiller không thể bỏ qua máy nén. Đây là bộ phận quan trọng, có nhiệm vụ nén môi chất làm lạnh từ dạng hơi thành dạng khí trước khi đi vào dàn ngưng.

Các sự cố thường gặp đối với máy nén chiller giải nhiệt là:

  • Hoạt động quá tải.
  • Tăng ma sát, nhiệt độ do thiếu dầu bôi trơn.
  • Hỏng vòng bi, bạc đạn gây ra tiếng ồn và rung lắc bất thường.
  • Sự cố điện khiến máy nén ngưng hoạt động hoặc giảm hiệu quả.
  • Hỏng van hút, van xả,...

 Nhiệt độ máy nén tăng cao do bám nhiều bụi bẩn và thiếu dầu bôi trơn

Nhiệt độ máy nén tăng cao do bám nhiều bụi bẩn và thiếu dầu bôi trơn

Dàn ngưng tụ

Dàn ngưng tụ còn gọi là dàn nóng, có nhiệm vụ tản nhiệt và làm mát môi chất làm lạnh sau khi đi qua máy nén khí. Bộ phận này nếu không được bảo dưỡng sẽ gặp phải các sự cố sau:

  • Bám bụi bẩn, đóng cặn
  • Rò rỉ môi chất lạnh
  • Dàn ngưng tụ bị ăn mòn
  • Đóng băng dàn ngưng tụ
  • Áp suất dàn ngưng tăng cao,...

Dàn bay hơi

Tiếp theo trong danh sách các bộ phận cần bảo dưỡng chiller là dàn bay hơi. Đây là nơi môi chất lạnh hấp thụ nhiệt từ nước và làm mát nước để giải nhiệt tại các nhà máy, khu dân cư,...

Giống như dàn ngưng tụ, dàn bay hơi nếu không được bảo trì, vệ sinh định kỳ sẽ dẫn đến nhiều sự cố nguy hiểm như đóng băng, ăn mòn, tắc nghẽn do bụi bẩn, rò rỉ môi chất lạnh, hỏng cảm biến nhiệt độ,...

Tháp giải nhiệt

Tháp làm mát nước công nghiệp có vai trò quan trọng trong hệ thống chiller. Chúng có nhiệm vụ hấp thụ nhiệt từ môi chất lạnh tại dàn ngưng rồi thải ra ngoài môi trường thông qua quá trình bay hơi. Nguồn nước sau khi được làm mát quay trở lại dàn ngưng, tạo điều kiện cho chu trình làm lạnh tiếp theo.

 Tháp giải nhiệt nước là một phần quan trọng của hệ thống máy lạnh chiller

Tháp giải nhiệt nước là một phần quan trọng của hệ thống máy lạnh chiller

Khi sử dụng, tháp hạ nhiệt có thể gặp một vài sự cố như bị tắc nghẽn, giảm hiệu suất do tích tụ nhiều cặn bẩn, rong rêu bám trên linh kiện; quá tải động cơ; hỏng quạt gió,... Vì vậy, bạn cần chú ý bảo dưỡng để không làm ảnh hưởng đến hiệu quả làm lạnh của chiller.

Quạt gió của chiller

Quạt gió có vai trò quan trọng trong hệ thống máy lạnh chiller gió, có nhiệm vụ cung cấp khí mát để làm mát dàn ngưng tụ. Hiệu suất làm mát của chiller giảm đáng kể khi quạt gió gặp các sự cố sau:

  • Quạt gió không hoạt động hoặc hoạt động không ổn định.
  • Quạt gió yếu, bị rung lắc mạnh,...

Một số bộ phận khác

Ngoài ra khi bảo trì chiller, bạn cần chú ý các bộ phận khác như:

  • Máy bơm nước
  • Van tiết lưu
  • Hệ thống điều khiển
  • Đường ống dẫn nước,...

Quy trình bảo dưỡng chiller đúng cách

Bảo trì chiller cần được thực hiện theo lịch trình định kỳ, có thể là hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm tùy theo mức độ sử dụng và điều kiện môi trường. Dưới đây là quy trình bảo trì hệ thống chiller cụ thể cho bạn tham khảo:

Bảo dưỡng máy nén

Bước đầu tiên trong quy trình bảo dưỡng hệ thống chiller là bảo trì máy nén. Bộ phận này cần được đại tu sau khoảng 6000 giờ hoạt động. Nếu tần suất hoạt động ít thì nên bảo dưỡng khoảng 1 năm/ lần. Đồng thời, cần chú ý thay dầu khoảng 6 tháng/ lần nếu hệ thống hoạt động 24/24 và 1 năm/ lần nếu hệ thống chạy 8 giờ/ ngày.

Các công việc cơ bản khi bảo dưỡng máy nén hệ thống chiller là:

  • Kiểm tra, làm sạch các bộ phận bên trong máy nén để loại bỏ bụi bẩn, cặn bã.
  • Kiểm tra dầu bôi trơn trong máy nén và bổ sung. Nếu cần thiết thì thay dầu mới.
  • Theo dõi áp suất hút/ đẩy và nhiệt độ của máy nén khi hệ thống hoạt động.
  • Kiểm tra điện năng tiêu thụ của máy nén.
  • Bảo dưỡng hệ thống bơm nước giải nhiệt
  • Kiểm tra hoạt động của bơm để phát hiện tiếng ồn và các rung lắc bất thường.
  • Làm sạch bộ lọc nước, đảm bảo lưu lượng nước ổn định, không bị tắc nghẽn.
  • Bảo dưỡng, căn chỉnh và bổ sung dầu cho các bộ phận chuyển động trong động cơ máy bơm như vòng bi, ổ bi, trục quay,....
  • Kiểm tra, vệ sinh cánh bơm, buồng bơm và các phớt chặn nước.
  • Siết chặt các các đầu nối điện, đai ốc, bệ đỡ,....
  • Kiểm tra, thay mới gioăng phớt nếu có dấu hiệu mòn, rò rỉ nước.
  • Vệ sinh bụi bẩn, màng nhện bám trên thân vỏ và các bộ phận của bơm.

 Kiểm tra, vệ sinh, bảo dưỡng hệ thống bơm nước của chiller

Kiểm tra, vệ sinh, bảo dưỡng hệ thống bơm nước của chiller

Bảo dưỡng tháp giải nhiệt

Bảo dưỡng tháp giải nhiệt trong hệ thống máy lạnh chiller nên thực hiện định kỳ khoảng 3 tháng/ lần. Hoặc căn chỉnh tùy theo tình trạng hoạt động của hệ thống.

Các công việc cần chú ý khi thực hiện gồm có:

  • Hiệu chỉnh động cơ, độ căng của dây đai và cân bằng cánh quạt.
  • Sục rửa hệ thống để loại bỏ cặn bẩn, rong rêu bám trong tháp, nhất là tại các bộ phận như tấm tản nhiệt, đế bồn, hệ thống phun nước, ống dẫn nước,...
  • Siết chặt các đai ốc quanh thân tháp.
  • Kiểm tra lưu lượng nước và chất lượng nguồn nước.
  • Bổ sung dầu cho động cơ, hộp giảm tốc và vị trí kết nối giữa động cơ với cánh quạt,...

Bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ

Khi bảo dưỡng chiller, chúng ta không thể bỏ qua thiết bị ngưng tụ. Bộ phận này nên được trùng tu khoảng 3 tháng/ lần với các công việc sau:

  • Vệ sinh, làm sạch bề mặt dàn ngưng tụ để loại bỏ bụi bẩn, cặn bã làm giảm hiệu suất tản nhiệt.
  • Kiểm tra các mối nối, van, ống dẫn xem có dấu hiệu rò rỉ môi chất lạnh không và khắc phục.
  • Kiểm tra lưu lượng nước/ không khí qua dàn ngưng tụ.
  • Kiểm tra áp suất, nhiệt độ tại dàn ngưng tụ.
  • Xả khí không ngưng tụ bên trong thiết bị.
  • Thay thế các chi tiết, linh kiện bị hỏng, mài mòn,...

 Loại bỏ sạch bụi, cặn bẩn tích tụ trong dàn ngưng tụ

Loại bỏ sạch bụi, cặn bẩn tích tụ trong dàn ngưng tụ

Bảo dưỡng thiết bị bay hơi

Bảo dưỡng thiết bị bay hơi là một phần trong chu trình bảo trì chiller. Các công việc gồm có:

  • Xả băng tích trong dàn lạnh.
  • Vệ sinh, làm sạch các bộ phận trong thiết bị ngưng tụ như quạt làm lạnh, dàn trao đổi nhiệt, máng nước,...
  • Kiểm tra áp suất và nhiệt độ.
  • Rà soát các thiết bị đo lường, cảm biến và đảm bảo chúng hoạt động ổn định, không có dấu hiệu hư hỏng.

Bảo dưỡng các thiết bị quạt

Bước cuối cùng khi bảo dưỡng chiller là kiểm tra thiết bị quạt. Các công việc cụ thể là:

  • Kiểm tra quạt có bị rung lắc, phát ra tiếng ồn bất thường không.
  • Kiểm tra độ căng dây đai và điều chỉnh cho phù hợp. Trường hợp dây đai bị căng, dão thì nên thay mới.
  • Thêm dầu hoặc mỡ bôi trơn vào các bộ phận chuyển động của cánh quạt.
  • Vệ sinh, làm sạch bụi bẩn bám trên cánh quạt.
  • Thay mới cánh quạt nếu bị nứt, gãy hoặc hư hỏng.

 Kiểm tra khả năng hoạt động của quạt gió và khắc phục sự cố

Kiểm tra khả năng hoạt động của quạt gió và khắc phục sự cố

Lưu ý cần biết khi bảo dưỡng chiller

Khi bảo dưỡng chiller, bạn cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Tuân thủ yếu tố an toàn như ngắt điện, mặc đồ bảo hộ,... khi bảo trì chiller.
  • Các trường hợp cần bổ sung dầu bôi trơn, môi chất làm lạnh thì cần chọn sản phẩm chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng và phù hợp với hệ thống. Đảm bảo lượng bổ sung tuân thủ theo đúng yêu cầu của hệ thống.
  • Sử dụng hóa chất xử lý cáu cặn, rong rêu trong tháp giải nhiệt, chiller để tăng hiệu quả làm sạch.
  • Bất kỳ sự cố hay bất thường nào được phát hiện trong quá trình bảo dưỡng chiller cần được khắc phục ngay lập tức, tránh để lâu khiến hệ thống hư hỏng nặng hơn.
  • Ghi chép và lưu lại toàn bộ lịch sử bảo trì hệ thống chiller để theo dõi, đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống và lên kế hoạch bảo dưỡng trong tương lai.

 Ghi chép lịch sử bảo dưỡng chiller để theo dõi

Ghi chép lịch sử bảo dưỡng chiller để theo dõi

Quá trình bảo dưỡng chiller giải nhiệt cần được thực hiện bởi những người có chuyên môn và tuân thủ theo đúng hướng dẫn từ nhà sản xuất chiller.

Bảo dưỡng chiller đúng cách không chỉ giúp hệ thống hoạt động ổn định, hiệu quả, bền bỉ mà còn tiết kiệm chi phí vận hành, sửa chữa. Bởi vậy, bạn đừng bỏ qua bất kỳ bước nào trong hướng dẫn trên.

Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp làm mát cho chiller thì hãy liên hệ ngay với Đặng Gia. Đơn vị là đối tác tin cậy, chuyên cung cấp các dòng tháp giải nhiệt chất lượng cao, giá tốt, phù hợp với mọi hệ thống chiller. Gọi ngay hotline 0983 530 698 để được Đặng Gia báo giá ưu đãi và hỗ trợ chọn thiết bị phù hợp nhất.

Chia sẻ nhận xét của bạn về Quy trình bảo trì, bảo dưỡng Chiller✳️Chi tiết, Đúng kỹ thuật

Tin liên quan