Đặng Gia
Cam kết
chính hãng
Bảo hành
lâu dài
0

Hướng dẫn bảo dưỡng Tháp Giải Nhiệt đúng cách, Đầy đủ

Ngày đăng: 17/07/2024 | Cập nhật cuối: 19/06/2025
Nội dung chính

Bảo dưỡng tháp giải nhiệt là việc làm cần thiết để duy trì chất lượng nước làm mát, kéo dài tuổi thọ hệ thống. Vậy để thực hiện công việc này, bạn phải bắt đầu từ đâu và cần lưu ý điều gì?

1. Vì sao cần bảo dưỡng tháp giải nhiệt định kỳ?

Khi đọc qua những phân tích dưới đây, bạn sẽ hiểu vì sao việc bảo dưỡng tháp giải nhiệt định kỳ là thực sự cần thiết:

cần bảo dưỡng tháp giải nhiệt

  • Việc bảo dưỡng tháp sẽ giúp loại bỏ mọi vật cản, làm thông thoáng con đường tuần hoàn nước, nâng cao chất lượng dung môi làm mát. Nhờ đó, hiệu suất hạ nhiệt sẽ được duy trì ở mức tối ưu.

  • Khi bảo dưỡng, bạn sẽ dọn sạch những yếu tố nguy cơ và nhận diện nhanh các sự cố như nứt hỏng, quá tải, mòn vòng bi,... Can thiệp kịp thời để tránh hư hỏng nặng thêm.

  • Khi tháp được vệ sinh và chăm sóc đúng cách, mọi bộ phận đều vận hành với hiệu suất cao. Trong trường hợp này, thiết bị sẽ dùng điện và nước ở mức thấp hơn, giúp tiết kiệm phí hoạt động.

  • Bảo dưỡng tháp định kỳ giúp làm sạch nước tuần hoàn trong hệ thống, bảo vệ người dùng, máy móc tiếp xúc trực tiếp với dung môi.

  • Đối với những hệ thống có yêu cầu cao về chất lượng nước làm mát, việc bảo dưỡng định kỳ sẽ giúp thiết bị đáp ứng tốt điều kiện này.

2. Những hạng mục cần bảo dưỡng trong tháp giải nhiệt

các bộ phận cần vệ sinh của tháp giải nhiệt

Khi bảo dưỡng tháp tản nhiệt, bạn chú ý đến những hạng mục quan trọng sau:

  • Hệ thống quạt: Kiểm tra vết nứt (nếu có), độ mòn và độ cân bằng cánh. Ngoài ra, người thực hiện cần bôi trơn trục để giảm thiểu độ ma sát.

  • Bộ truyền động: Bao gồm motor, hệ thống dây đai - bánh răng, hộp số. Khi bảo dưỡng, cần thăm dò chức năng của từng thành phần; vệ sinh, thay mới nếu cần.

  • Bề mặt tản nhiệt (khối đệm): Xử lý cặn bẩn và mảng bám rong rêu (nếu có). Thay mới nếu tấm tản nhiệt bị nứt hỏng, mục ruỗng.

  • Đường ống & vòi phun: kiểm tra tắc nghẽn, làm sạch/loại bỏ dị vật cản đường. Nếu bị hư mòn, lỏng lẻo hoặc nứt kẽ thì nên thay thế.

  • Bồn nước & vỏ tháp: Cọ rửa, vệ sinh rong rêu; dùng hóa chất trung hòa để xử lý nước (chống ăn mòn).

  • Cảm biến, van điều khiển, hệ thống điện: kiểm tra trạng thái, chức năng và đường đấu nối.

vệ sinh tấm tản nhiệt tháp giải nhiệt

3. Quy trình bảo dưỡng tháp giải nhiệt chuẩn kỹ thuật

3.1 Ngắt nguồn điện & đảm bảo an toàn

Trước khi bảo trì thiết bị, cần rút phích cắm để phòng ngừa rủi ro giật điện. Tuyệt đối không dùng tay trần để kiểm tra sâu khi thiết bị vẫn đang hoạt động.

Ngoài ra, đừng quên mang đủ đồ bảo hộ như: găng tay, kính, mũ, giày chống trượt để để ngăn ngừa mọi nguy cơ khi tiếp xúc máy.

3.2 Xả nước cũ, vệ sinh bồn chứa

vệ sinh bồn chứa

Dưới đáy bồn chứa có 1 van xả đáy có thể tiếp cận từ bên ngoài. Hãy dùng tay và cờ lê để mở van, xả bỏ hết nước cũ để vệ sinh bồn chứa.

Bồn thường đọng nhiều cặn bẩn có nguồn gốc vô cơ hoặc hữu cơ. Có thể dùng bàn chải hoặc vòi xịt áp suất cao để làm bong mọi mảng bám, cặn bẩn, rong rêu. Sau đó, xả nước sạch nhiều lần để rửa trôi mọi tạp chất.

3.3 Vệ sinh bộ tản nhiệt (fill) bằng nước hoặc hoá chất chuyên dụng

Tùy thiết kế của từng loại khối đệm, bạn có thể mở rộng bề mặt hoặc không. 

Nếu được, hãy thực hiện thao tác này, dùng vòi kết hợp hóa chất tháp giải nhiệt chuyên dụng để làm tan cặn, rong rêu, bùn đất.

Chú ý thao tác với lực vừa phải để tránh gây nứt vỡ tấm fill. Nếu khối đệm bị nứt vỡ, bạn có thể hàn dán lại hoặc thay mới.

 Vệ sinh bộ tản nhiệt

3.4 Kiểm tra & làm sạch quạt gió, động cơ, dây đai, trục quay

Hãy kiểm tra lần lượt các bộ phận: quạt mát, bánh răng, động cơ, dây đai, trục quay.

Nếu có hư hỏng can thiệp bằng cách sửa chữa hoặc thay thế. Nếu bẩn thì vệ sinh sạch sẽ từng bộ phận để phục hồi toàn hệ thống.

Ngoài ra, đừng quên thoa chất bôi trơn cho vòng bi, ổ trục, test qua độ căng của dây đai khi bảo dưỡng.

vệ sinh động cơ tháp giải nhiệt

3.5 Thông tắc và vệ sinh hệ thống vòi phun

Tiến hành tháo gỡ đầu phun tháp giải nhiệt và ống chia nước. Sau đó, kiểm tra độ sạch, độ thoáng ở lòng trong.

Nếu có dị vật thì gỡ bỏ, sau đó vệ sinh mặt trong, mặt ngoài bằng bàn chải mềm (đã tẩm hóa chất).

Tiếp theo là rửa sạch, lắp lại vị trí cũ, khởi động thiết bị 1 lần nữa.

vệ sinh hệ thống vòi phun

3.6 Kiểm tra hệ thống điện, đo thông số hoạt động

Kiểm tra bảng kiểm soát của thiết bị, các đầu nối điện, CB, công tắc, cảm biến,... xem có bị relay, giảm độ nhạy hay không.

Khi kiểm tra điện, bạn nên đeo găng tay cao su. Dùng dụng cụ đo dòng điện/điện áp để kiểm tra chính xác trạng thái tháp giải nhiệt công nghiệp (có vào điện hay không).

3.7 Khởi động lại và kiểm tra hiệu suất sau bảo dưỡng

Sau khi hoàn tất việc bảo trì, kích hoạt hệ thống bơm để dẫn nước nóng về hệ thống. Tiếp theo cắm điện trở lại, khởi động hệ thống làm mát xem máy vận hành ra sao.

Khởi động lại và kiểm tra tháp sau khi bảo dưỡng

Trong quá trình dùng, hãy chú ý đến các chỉ số cơ bản như: áp lực nước, tiếng ồn, lưu lượng gió, độ rung,.... Đảm bảo, tháp hoạt động bình ổn với hiệu suất cao, các thông số đạt chuẩn sau khi can thiệp.

NÊN XEM:  Tiêu Chuẩn Nước Cho Tháp Giải Nhiệt: Yếu Tố Cốt Lõi Đảm Bảo Hiệu Suất

4. Lịch bảo dưỡng tháp hạ nhiệt định kỳ nên áp dụng

Theo đề xuất của các chuyên gia, nên bảo dưỡng tháp tản nhiệt định kỳ theo lịch trình như sau:

Lịch bảo dưỡng tháp hạ nhiệt định kỳ

  • Hằng tuần: Check mực nước làm mát còn lại (xem có đạt yêu cầu hay không), vệ sinh nhẹ toàn bộ hệ thống (ống dẫn, bồn chứa, bộ lọc,...)

  • Hằng tháng: Kiểm tra tấm tản nhiệt, động cơ và vòi phun. Nếu những chi tiết này bị nhiễm bẩn hãy chà rửa ngay. Với động cơ, bạn nên bôi trơn trục xoay, vòng bi để hạn chế ma sát.

  • 3 – 6 tháng/lần: Tiến hành bảo trì toàn diện (như quy trình vừa giới thiệu ở mục 3).

  • Hằng năm: bảo dưỡng lớn, không chỉ vệ sinh mà còn sửa chữa, nâng cấp và thay mới các linh kiện bị nứt hỏng.

5. Một số lưu ý khi bảo dưỡng tháp tản nhiệt

Để việc bảo trì tháp tản nhiệt mang lại kết quả tốt, không gây ra các sự cố về sau, cần chú ý đến những điểm sau:

ưu ý khi bảo dưỡng tháp tản nhiệt

  • Sử dụng hóa chất tẩy rửa chuyên dụng, thao tác kỹ, cẩn thận nhưng nhẹ nhàng để tránh làm hỏng ống dẫn, tấm tản nhiệt, bộ lọc,....

  • Không dùng vòi xịt với áp lực nước quá cao. Vì điều này có thể làm bung các mối nối, khiến đường ống bị hở hoặc gây thủng khối đệm.

  • Quá trình bảo dưỡng tháp cần được thực hiện bởi những người có chuyên môn, hoặc các đơn vị bảo trì chuyên nghiệp.

  • Sau khi bảo trì thiết bị, lưu lại toàn bộ thông tin liên quan đến quy trình vệ sinh, sửa chữa tháp để tiện theo dõi lịch sử. Các nội dung quan trọng bao gồm: ngày, hạng mục bảo trì, thông số đo đạc được, linh kiện tháp làm mát thay thế (nếu có).

Trên đây là những chỉ dẫn chi tiết của trungtammuasam.vn về quy trình bảo dưỡng tháp giải nhiệt. Nếu cần giải đáp thắc mắc hoặc tìm hiểu kỹ hơn hãy liên lạc ngay với chúng tôi nhé!


HỎI VÀ ĐÁP
Gửi

Hỗ trợ online 8:00h - 18:00h | Đặt hàng online 24/24
Hỗ trợ nhanh 24/24: 0983 113 582
TP.HN: 0983 113 582 - 0977 658 099
TP.HCM: 0965 327 282 - 0983 530 698
Email: info@trungtammuasam.vn
0983 113 582