Thiết bị anten không dây, anten kỹ thuật số có lẽ đã quen thuộc trong cuộc sống hiện nay. Rất dễ để bắt gặp các loại vật dụng điện tử có sử dụng anten như: tivi, anten bộ đàm, anten tăng cường sóng điện thoại hay máy kích sóng,… Để bạn thực sự hiểu khái niệm anten là gì và anten phát ra sóng điện từ nào, hãy cùng điện máy Đặng Gia tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
IEEE đã nêu ra định nghĩa về anten như sau: đây là linh kiện điện tử khá quan trọng, có tác dụng bức xạ và thu nhận sóng điện từ. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại anten, tương ứng với từng mục đích sử dụng cho nhiều thiết bị khác nhau. Những loại anten được sử dụng phổ biến nhất là: Anten đẳng hướng (Half-wave Dipole), Anten định hướng (anten Yagi-Uda và anten patch).
Loại anten Half-wave Dipole thường là loại omni-directional, thường được sử dụng trong việc triển khai mạng WLAN.
Anten Yagi-Uda chính là loại anten định hướng được sử dụng nhiều do rất dễ để chế tạo, hay được sử dụng ở những khu vực xa xôi hoặc ở những vùng cần mức độ bao phủ lớn hơn anten omni-directional.
Độ khuếch đại của 2 loại anten định hướng: anten kỹ thuật số Patch và anten kỹ thuật số Yagi
Còn có một loại anten định hướng khác là anten patch, được hình thành thông qua việc đặt 2 vật dẫn (conductor) song song với nhau kèm một miếng đệm (substrate) ở giữa. Vật dẫn phía trên chính là miếng nối (patch). Anten Patch rất hữu ích và được ứng dụng nhiều vì hình dáng mỏng của chúng.
Đối với anten phát, nguyên lý hoạt động của nó là chuyển đổi năng lượng điện sang dạng sóng vô tuyến. Đối với anten nhận, chúng có khả năng chuyển đổi sóng vô tuyến sang dạng năng lượng điện đối. Kích thước vật lý (hay còn gọi là chiều dài) của anten sẽ có liên quan trực tiếp đến tần số mà anten có thể thu hay phát sóng.
Bạn có biết nguyên lý hoạt động anten và truyền sóng là gì - Anten phát ra sóng điện từ nào?
Độ khuếch đại anten là kết quả của quá trình tập trung phát sóng vô tuyến vào một chùm hẹp hơn. Thông qua việc giới hạn độ rộng chùm anten, truyền sóng (beamwidth) tính theo độ ngang (horizontal) và độ dọc (vertical) mà anten vẫn giữ nguyên công suất phát, khiến cho sóng vô tuyến được phát đi xa hơn.
Khi được kết nối với máy phát, anten sẽ thu thập các tín hiệu AC, sau đó gửi thẳng, hoặc phát xạ sóng RF đi theo một mô hình cụ thể. Khi được kết nối với máy thu, anten sẽ thu sóng RF mà nó nhận được, sau đó phát tín hiệu AC đến máy thu. Việc truyền sóng RF của một anten thường được so sánh hoặc tham chiếu với một bộ bức xạ đẳng hướng.
Một số ứng dụng của anten trong đời sống hằng ngày ta có thể thấy như: anten râu cho bộ đàm, wifi, anten tăng cường sóng điện thoại,... Loại anten analog để thu sóng truyền hình hiện nay đã dần ít phổ biến hơn, mà thay vào đó là anten không dây, anten kỹ thuật số dành cho các loại TV đời mới...
Có 2 cách để gia tăng công suất phát ra một anten như sau:
Một khái niệm quan trọng bạn nên biết là anten đẳng hướng (hay còn gọi là bức xạ đẳng hướng - isotropic). Theo phương diện toán học, anten đẳng hướng chính là trường hợp lý tưởng khi một anten không bị suy hao (lossless anten) mức độ phát ra tín hiệu theo mọi hướng.
Xét một hình cầu, ta có bộ bức xạ đẳng hướng nằm ở trung tâm của hình cầu. Lúc này, các điểm trên bề mặt hình cầu sẽ có trường điện từ bằng nhau. Anten đẳng hướng giúp truyền tín hiệu RF theo mọi hướng xét theo trục ngang (song song với mặt đất). Tuy nhiên, chúng sẽ bị giới hạn ở trục dọc (vuông góc với mặt đất).
Tìm hiểu về anten đẳng hướng là gì để biết anten phát ra sóng điện từ nào
Anten đẳng hướng là một điểm tham chiếu khá hữu ích khi con người cần xem xét các loại anten khác nhau. Anten đẳng hướng sở hữu độ lợi (gain) trong khoảng 6dB và được sử dụng phổ biến ở những tòa nhà cao tầng. Anten đẳng hướng sẽ cung cấp vùng phủ sóng rộng nhất.
Các loại anten đẳng hướng phổ biến trên thị trường hiện nay có thể kể đến như: Small Desktop, Rubber Duck, Omni-directional, Celling Dome, Ceiling Dome, Mobile Vertical.
Anten máy bộ đàm có tác dụng giúp gửi và nhận các tín hiệu vô tuyến. Nếu bạn mua trọn bộ sản phẩm máy bộ đàm cầm tay thì sẽ được cung cấp anten đi kèm. Trong trường hợp anten bị hỏng thì bạn sẽ cần thay thế một loại anten mới.
Anten bộ đàm Kenwood KRA - 27, UHF dài
Bước đầu tiên trong việc lựa chọn An-ten là bạn phải xác định được tần số bộ đàm của mình. Máy bộ đàm chỉ hoạt động tốt khi kích thước của anten tương đối gần với bước sóng. Mỗi tần số cụ thể sẽ tạo ra một bước sóng vô tuyến cụ thể. Tần số thấp hơn sẽ tạo ra bước sóng lớn hơn. Ví dụ, nếu anten có bước sóng 2.14m (7 feet) và tần số vô tuyến 150,00 MHz mang đến chất lượng thu và phát ổn định cho một loạt bước sóng từ 1.5m – 3m.
Sau khi xác định tần số, hãy ước lượng kích thước phân đoạn của bước sóng để lựa chọn độ dài ngắn của anten bộ đàm. Ví dụ, với kích thước trung bình sóng radio UHF là khoảng 70cm chiều cao thì một chiếc anten 30cm hoặc 15cm hoặc 7cm cũng đủ để khiến bộ đàm hoạt động tốt.
Do thực tế, anten có thể được xoắn quanh một trục, nên khó có thể thấy đúng chiều dài của của nó. Hiện nay, người dùng thường ưa chuộng lựa chọn loại anten ngắn (chỉ vài inch) cho máy bộ đàm do tính thuận tiện cũng như cho khả năng cầm nắm không bị vướng víu.
Giữa anten tiêu chuẩn và anten ngắn chỉ khác nhau về ngoại hình và cảm giác cầm nắm, còn hiệu suất là tương tự nhau trong hầu hết hoàn cảnh sử dụng. Ngoài ra, để nâng cao hiệu suất cho bộ đàm, ta có thể lựa chọn loại anten cắt chuyên nghiệp. Điều này có nghĩa là, bạn cần phải kiểm tra tần số mà bộ đàm cần sử dụng. Từ đó, hãy ước lượng điều chỉnh độ dài ngắn của anten bộ đàm theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
Trong cuộc sống thường ngày, không khó để bắt gặp các loại thiết bị điện tử sử dụng anten như: tivi, wifi, đài phát thanh, trạm phát sóng di động… Hy vọng qua những thông tin hữu ích được chia sẻ trong bài viết này, Điện máy Đặng Gia đã giúp bạn giải đáp được phần nào những thắc mắc về anten là gì, nguyên lý hoạt động của các loại anten cơ bản và một số vấn đề xoay quanh loại linh kiện điện tử quan trọng này.
Chia sẻ nhận xét của bạn về Góc giải đáp Anten là gì? và cách chọn anten phù hợp với bộ đàm