UHF là gì? VHF là gì? Phân biệt tần số UHF và VHF chi tiết

19-03-2024, 2:24 pm 3474

Bạn đã từng nghe đến tần số UHF và VHF nhưng lại không biết UHF và VHF là gì, khác nhau ở điểm nào? Vậy thì hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu thêm về hai dải tần này với bài viết chi tiết ngay sau đây nhé!

Tần số UHF là gì? UHF là viết tắt của từ gì?

UHF là từ viết tắt của cụm tiếng Anh “Ultra High Frequency”, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là siêu cao tần. Đây là một thuật ngữ chuyên biệt thuộc nhóm công nghệ thông tin. 

UHF là gì? UHF có dải tần bao nhiêu?

UHF là gì? UHF có dải tần bao nhiêu?

Sóng UHF là tần số sóng siêu cao với dải tần số vô tuyến nằm trong khoảng 300 MHz tới 3 GHz. Do đó, nó có khả năng phát và nhận dữ liệu ở tần số cao trong phạm vi trên 100m đối với những bước sóng nhỏ hơn VHF. Dải băng tần UHF có nhiều khoảng, phổ biến nhất là từ 470 đến 698 Mhz, 698 đến 806 Mhz và 902 đến 928 Mhz. 

Tần số VHF là gì? VHF là viết tắt của từ gì?

VHF là viết tắt từ của cụm từ tiếng Anh “Very High Frequency” là dải tần số vô tuyến nằm trong khoảng từ 30 MHz tới 300 MHz. Dải tần VHF có bước sóng tương ứng từ 10 - 1m. Hệ thống VHF có khả năng phát và nhận dữ liệu trong phạm vi khoảng 50m với các bước sóng lớn hơn UHF.

Sự khác biệt của tần số UHF và VHF

Để làm rõ được sự khác nhau, chúng ta hãy cùng phân biệt sóng VHF UHF trong bộ đàm và micro không dây với 2 bảng đánh giá cụ thể sau đây:

Sự khác biệt giữa bộ đàm UHF và VHF

  

Bảng so sánh bộ đàm UHF vs VHF

 

Tiêu chí so sánhMáy bộ đàm UHFMáy bộ đàm VHF
Dải tần số Hầu hết các máy bộ đàm UHF hiện nay có dải tần nằm trong khoảng từ 400 - 512 MHz nên có thể hoạt động ổn định trong một phạm vi liên lạc cụ thể. Máy bộ đàm VHF có dải tần số thấp hơn UHF, thường nằm trong khoảng từ 136 - 174 MHz.
Phạm vi truyền tải Trong môi trường có nhiều vật cản như các tòa nhà cao tầng thì dải tần số UHF lại cho cự ly liên lạc tốt hơn nhờ vào khả năng xuyên vật cản tốt hơn dải tần VHF. Trong điều kiện môi trường có ít vật cản thì sóng VHF sẽ truyền đi được xa hơn nên có cự ly liên lạc tốt hơn sóng UHF.
Ứng dụng Bộ đàm UHF thường được sử dụng tại các khu vực nhà cao tầng, công trình xây dựng hay trong rừng rậm,... Bộ đàm sử dụng tần số VHF sẽ phù hợp với các công tác liên lạc trên biển, nông thôn hay những nơi có địa hình bằng phẳng, thông thoáng,...

 

 UHF và VHF có điểm khác biệt như thế nào?

 

UHF và VHF có điểm khác biệt như thế nào?

Sự khác biệt giữa micro không dây VHF vs UHF

Bảng so sánh micro không dây VHF vs UHF

Tiêu chí so sánhMicro UHFMicro VHF
Thiết kế Thiết kế nhỏ gọn, đẹp mắt, không vướng víu.

Thiết kế khá đơn điệu, không vướng víu khi di chuyển.

Dải tần số Micro không dây UHF hiện nay có dải tần nằm trong khoảng 400 - 512 MHz nên hoạt động ổn định hơn so với micro VHF. Dải tần số khá rộng nên đa dạng các kênh, có thể sử dụng ở cùng 1 khu vực mà không lo trùng sóng. Dải tần số sử dụng từ 150 đến 216 Mhz.
Phạm vi truyền tải Phạm vi sử dụng rộng, có thể dùng tốt ngay cả trong hoàn cảnh có nhiều vật cản. Phạm vi bắt sóng tương đối hẹp, chỉ dưới 50 mét.
Ứng dụng Micro UHF thường được sử dụng cho MC chương trình, ca sĩ trong các hội trường hoặc các sự kiện ngoài trời,... Micro VHF phù hợp dùng trong phòng hát karaoke tại nhà.

 

Thông qua bảng so sánh trên, chúng ta có thể nhận ra sự khác biệt giữa UHF VHF. Mỗi tần số lại có ưu và nhược điểm riêng vì vậy bạn hãy cân nhắc mục đích sử dụng để lựa chọn bộ đàm và micro phù hợp cho bản thân.

Nên lựa chọn bộ đàm UHF hay VHF?

Phụ thuộc vào nhu cầu cũng như vị trí địa hình sử dụng để liên lạc mà người ta sẽ lựa chọn bộ đàm tần số VHF và UHF sao cho có thể liên lạc được xa và tốt nhất. Cụ thể:

  • VHF là loại tín hiệu hoạt động ở phổ tần thấp từ 136 đến 174Mhz và có bước sóng cao, cho phép đi xa hơn so với băng tần UHF. Tuy nhiên, VHF lại không thể thể đi xuyên qua các vật chắn làm bằng kim loại, bê tông tốt. Do đó, đây sẽ là dải tần phù hợp với các lĩnh vực có nhiều hoạt động ngoài trời, ít vật cản như là công trường xây dựng, du lịch, sân golf...
  • Trong khi đó UHF lại là loại tín hiệu hoạt động ở phổ tần cao hơn từ 403 đến 470MHz. Chúng có thể dễ dàng xâm nhập và đi xuyên qua các kết cấu kim loại và bê tông. Chính điều này đã khiến cho dải tần UHF trở thành lựa chọn hoàn hảo trong các khu vực có nhiều vật cản như trong đô thị, rừng rậm, tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại,...

lựa chọn uhf hay vhf

Tùy vào nhu cầu mà bạn hãy chọn bộ đàm dùng UHF hay VHF

Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp trên đây đã có thể giúp bạn đọc nắm được thông tin về tần số UHF, VHF là gì cũng như cách để có thể phân biết được hai dải tần này với nhau. Nếu quý khách có nhu cầu tìm mua bộ đàm; vui lòng liên hệ tới hotline 0983.113.582 của Công ty Cổ phần XNK Tập đoàn Đặng Gia để được nhận báo giá chi tiết và hướng dẫn đặt hàng nhé!

Chia sẻ nhận xét của bạn về UHF là gì? VHF là gì? Phân biệt tần số UHF và VHF chi tiết

Tin liên quan
Hỗ trợ online 8:00 - 18:00 | Đặt hàng online 24.24
Hỗ trợ nhanh 24/24: 0983 530 698
icon

TP.HN: -- 0983 530 698 - 0977 658 099

TP.HCM: 0965 327 282 - 0983 113 582

icon

Email: info@trungtammuasam.vn