Cách sửa máy ép Plastic 10 PHÚT tại nhà như chuyên gia
Những sự cố bất ngờ như máy ép plastic bị kẹt giấy, không nóng, ... ảnh hưởng đến công việc của bạn! Đừng vội mang ra tiệm sửa máy ép plastic tốn kém chi phí! Bài viết này sẽ mách bạn các mẹo sửa máy ép plastic đơn giản mà hiệu quả ngay tại nhà, bất kỳ ai cũng đều thực hiện được.
Sửa máy ép plastic với những lỗi hay gặp
Dưới đây là các lỗi thường gặp trong quá trình sử dụng kèm giải pháp khắc phục chi tiết, đảm bảo thiết bị hoạt động hiệu quả và ổn định hơn:
Máy ép plastic bị kẹt giấy, màng ép
Tình trạng máy ép nhiệt bị kẹt giấy, màng ép khiến bạn mất nhiều thời gian xử lý và ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành công việc của bạn. Chi tiết về nguyên nhân và biện pháp xử lý lỗi này như sau:
*** Nguyên nhân:
- Màng ép hoặc giấy quá dày so với khả năng làm việc của máy.
- Nhiệt quá cao khiến màng ép bị mềm, dính chặt vào con lăn, gây nên sự cố bị kẹt.
- Đặt giấy và màng ép sai cách khiến máy bị kẹt, không thể ép trơn tru được.
- Trục lăn bị bẩn hoặc mòn khiến giấy và màng ép khó di chuyển, bị kẹt lại một chỗ.
Bị kẹt giấy khi đang ép plastic
*** Cách sửa máy ép plastic bị kẹt giấy, màng ép:
- Khi gặp sự cố này, hãy cố gắng lấy giấy và màng ép ra ngoài một cách cẩn thận để tránh làm rách.
- Dùng khăn mềm để lau sạch các trục lăn. Thay mới nếu trục lăn có dấu hiệu mài mòn.
- Điều chỉnh nhiệt độ ép phù hợp với loại màng ép đang sử dụng.
- Sử dụng loại giấy và màng ép phù hợp với khả năng hoạt động của máy.
- Làm phẳng giấy và để ngay ngắn trước khi đưa vào khe ép.
Máy ép plastic không nóng
Máy ép nhiệt không nóng là một lỗi khá phổ biến, thường xảy ra ở các máy đã sử dụng trong thời gian dài. Các nguyên nhân & cách sửa máy ép nhiệt không nóng như sau:
*** Nguyên nhân:
- Bụi bẩn tích tụ nhiều trên làm hỏng mạch điện khiến máy hoạt động.
- Hỏng các linh kiện máy ép plastic chịu trách nhiệm làm nóng như đèn nhiệt, bộ cảm biến, bo mạch điều khiển nhiệt,...
- Nguồn điện chập chờn, không ổn định có thể là nguyên nhân khiến máy ép plastic không nóng.
- Không bật máy về chế độ ép nóng.
- Tốc độ ép quá nhanh khiến máy không thể làm nóng ở nhiệt độ phù hợp.
Máy ép plastic không nóng có nhiều nguyên nhân
*** Cách sửa máy ép plastic không nóng:
- Chú ý kiểm tra và vệ sinh máy ép nhựa plastic thường xuyên, định kỳ.
- Kiểm tra các linh kiện máy ép plastic như đèn nhiệt, núm chỉnh nhiệt độ,... xem có dấu hiệu bị hư hỏng không và khắc phục.
- Kiểm tra và đảm bảo nguồn điện cấp cho thiết bị ổn định, phù hợp.
- Chắc chắn rằng bạn đã điều chỉnh máy về đúng chế độ độ ép nhiệt (ép nóng).
- Điều chỉnh lại tốc độ ép chậm hơn.
XEM THÊM: Thanh lý máy ép plastic cũ | Cách mua được hàng tốt, giá rẻ
Ép plastic bị nhăn màng
Khi ép plastic, sự xuất hiện của các nếp nhăn trên màng ép làm mất đi vẻ đẹp hoàn hảo của sản phẩm. Đồng thời làm giảm hiệu quả bảo vệ sản phẩm trên trong.
*** Nguyên nhân:
- Tài liệu đưa vào máy bị nhăn.
- Bề mặt con lăn bám bụi, mài mòn khiến màng ép không được kéo đều, dẫn đến tình trạng bị nhăn nhúm.
- Tốc độ ép quá nhanh khiến màng ép không được làm nóng đều hoặc không dính chặt lên bề mặt giấy.
- Sử dụng loại màng ép kém chất lượng, không đạt tiêu chuẩn, bị co rút khi gặp nhiệt độ cao.
Màng ép bị nhăn nhúm trông mất thẩm mỹ
*** Cách sửa chữa máy ép plastic làm nhăn màng:
- Vuốt thật phẳng tài liệu trước khi đưa vào máy.
- Đảm bảo con lăn được vệ sinh sạch sẽ, còn độ bám dính tốt, không bị mòn.
- Điều chỉnh tốc độ ép phù hợp. Nếu dùng các loại màng dày, hãy chỉnh tốc độ ép chậm để màng ép được làm nóng đều, đảm bảo chất lượng ép tốt nhất.
- Sử dụng màng ép chất lượng và phù hợp với khả năng hoạt động của máy.
Xuất hiện bóng bọt khí
Bóng bọt khí là những bong bóng nhỏ hoặc khoảng trống xuất hiện giữa bề mặt vật liệu được ép và màng ép nhựa. Những bóng khí này khiến bề mặt ép không mịn màng, gây mất thẩm mỹ. Theo thời gian, chúng sẽ là tác nhân làm bong màng nhựa plastic.
*** Nguyên nhân:
- Màng ép plastic bị ẩm nên khi gia nhiệt để ép, nước sẽ chuyển thành dạng hơi và tạo thành bọt khí.
- Nhiệt độ ép quá cao khiến màng nhựa phân hủy, giải phóng khí và hình thành bọt khí trên sản phẩm ép.
Ép plastic xuất hiện những bọt khí
*** Cách sửa máy ép plastic xuất hiện bọt khí khi ép:
- Sử dụng màng ép chất lượng, khô ráo, không bị ẩm mốc.
- Căn chỉnh nhiệt độ ép phù hợp với loại màng ép và độ dày giấy tờ cần ép. Trong quá trình sử dụng, hãy setup thời gian nghỉ khoảng 15s - 20s giữa các lần ép để nhiệt độ được cân bằng và chính xác. Điều này sẽ giúp sản phẩm sau khi ép được phẳng đẹp, thẩm mỹ hơn.
Ép plastic xuất hiện các đốm trắng
Ép plastic xuất hiện đốm trắng là tình trạng sau khi ép, trên bề mặt màng ép hoặc tài liệu xuất hiện các vết hoặc đốm mờ màu trắng, làm giảm thẩm mỹ của sản phẩm.
*** Nguyên nhân:
- Nhiệt độ ép quá thấp.
- Màng ép để lâu, không được bảo quản cẩn thận làm giảm chất lượng.
Khi ép plastic xuất hiện đốm trắng mờ, hãy thử lại với mức nhiệt cao hơn
*** Cách sửa máy ép plastic bị lỗi xuất hiện các đốm trắng:
- Tăng nhiệt độ ép phù hợp với loại màng ép.a
- Sử dụng màng ép mới, chất lượng và phù hợp với khả năng làm việc của thiết bị.
Rìa giấy ép plastic bị bong, không dính
Khi thực hiện ép plastic xong những phần màng ép không dính vào tài liệu cũng là tình trạng mà nhiều người hay gặp phải.
*** Nguyên nhân:
- Nhiệt độ quá thấp, không đủ làm nóng màng ép.
- Tốc độ ép quá nhanh khiến màng ép không đủ thời gian nóng chảy và dính chắc vào tài liệu.
- Trục lăn không tạo đủ lực ép hoặc áp lực không đều.
- Màng ép không đạt chuẩn.
Cách sửa máy ép plastic không dính chặt, bị bong mép
*** Cách sửa máy ép nhiệt bị lỗi không dính, làm bong màng ép:
- Tăng nhiệt độ phù hợp với loại màng nhựa plastic.
- Điều chỉnh tốc độ ép chậm lại.
- Thường xuyên vệ sinh, kiểm tra và điều chỉnh áp lực trục lăn phù hợp.
- Sử dụng màng ép chất lượng.
Máy ép plastic bị bốc khói
Máy ép nhựa plastic bị bốc khói thường đi kèm với mùi khét và phát ra tiếng kêu lạ. Đây là dấu hiệu cảnh báo máy đang gặp sự cố nghiêm trọng, cần phải khắc phục “ngay và luôn”. Các nguyên nhân cụ thể và cách sửa máy ép nhiệt bốc khói như sau:
*** Nguyên nhân:
- Các linh kiện điện tử bên trong máy bị chập mạch điện.
- Bụi bẩn, màng ép nhựa hoặc tài liệu kẹt trong máy có thể bị đốt cháy khi máy hoạt động.
- Bộ phận cảm biến nhiệt bị hỏng hoặc lỗi nên không kiểm soát được nhiệt độ, dẫn đến tình trạng quá nhiệt và bốc khói.
- Máy ép nhựa plastic bị quá tải, “gồng mình” hoạt động liên tục trong thời gian dài, không kịp tản nhiệt.
- Sử dụng màng ép kém chất lượng, bị bốc cháy khi gặp nhiệt cao.
- Nhiệt độ ép quá cao khiến màng ép nóng chảy nhanh và tạo khói.
Cách sử máy ép nhiệt bị bốc khói
*** Cách sửa máy ép plastic bị bốc khói:
- Kiểm tra và thay thế các linh kiện điện tử bị chập cháy.
- Tắt máy, đợi máy nguội và tiến hành vệ sinh kỹ lưỡng máy.
- Kiểm tra bộ phận cảm biến nhiệt và khắc phục nếu bị hỏng.
- Nên để máy ép nhiệt nghỉ sau mỗi chu kỳ hoạt động liên tục kéo dài 10 - 15 phút tùy từng model.
- Chọn loại màng ép chất lượng tốt, có thông số phù hợp với máy.
- Kiểm tra và điều chỉnh máy về mức nhiệt phù hợp với loại màng ép đang sử dụng.
XEM THÊM: Hướng dẫn cách sử dụng máy ép Plastic trong 3 PHÚT an toàn
Lỗi máy ép plastic cần sửa chữa chuyên sâu
Việc tự sửa máy ép plastic tại nhà giúp bạn tiết kiệm chi phí và nhanh chóng có máy để sử dụng. Tuy nhiên, phương án này chỉ phù hợp với các lỗi đơn giản và dễ xử lý. Đối với những sự cố phức tạp, bạn nên mang máy đến các địa chỉ sửa máy ép plastic uy tín để được khắc phục hiệu quả và an toàn. Bao gồm các lỗi do:
- Lỗi bo mạch điện tử.
- Hỏng bộ cảm biến nhiệt.
- Lỗi nguồn điện hoặc chập cháy các linh kiện bên trong máy như tụ điện, dây điện, bánh răng, động cơ,...
Các lỗi liên quan đến bo mạch điện tử và các linh kiện bên trong không nên tự ý sửa chữa tại nhà
Những sự cố kể trên cần được thực hiện bởi thợ sửa phải có tay nghề, kiến thức chuyên môn sâu và đầy đủ dụng cụ chuyên dụng. Nếu cố gắng tự khắc phục tại nhà, bạn có thể khiến các sự cố này trở nên nghiêm trọng hơn, tốn kém nhiều chi phí sửa hơn.
Bên cạnh đó, để đảm bảo máy được sửa chữa đúng cách và đạt chất lượng tốt nhất, bạn nên lựa chọn các trung tâm sửa chữa máy ép plastic uy tín. Một vài đề xuất cho bạn tham khảo là:
- Địa chỉ sửa máy ép plastic TPHCM: Trung Thành, Trung tâm sửa chữa điện lạnh - điện tử suadienlanh.vn, sieuthidienmaychinhhang.vn,...
- Địa chỉ sửa máy ép plastic tại Hà Nội: Máy tính Phùng Gia, suamayscan.vn,...
Cách bảo quản máy ép plastic tránh hỏng hóc
Bảo quản máy ép plastic là một trong các yếu tố quan trọng giữa cho máy luôn hoạt động ổn định, bền bỉ và đạt hiệu quả tốt nhất. Cách bảo quản máy như sau:
- Luôn tắt máy và rút phích cắm điện khi không sử dụng, bảo quản.
- Trước khi bảo quản cần tiến hành vệ sinh máy, làm sạch bụi bẩn và các mảnh vụn bị kẹt trong khe ép.
- Bảo quản máy ở nơi thoáng mát, khô ráo để hạn chế tình trạng chập cháy do ẩm mốc.
- Phủ một lớp khăn hoặc vải che lên trên để tránh bụi bẩn xâm nhập vào trong.
- Chú ý quấn gọn dây điện khi bảo quản để tránh bị chuột cắn.
Chi tiết về nguyên nhân và cách sửa máy ép plastic với các lỗi thường gặp đã được Đặng Gia chia sẻ trong bài viết. Mong rằng bạn đọc sẽ áp dụng thành công để tự khắc phục sự cố cho thiết bị của mình. Bên cạnh đó, đừng quên chú ý bảo quản và sử dụng đúng cách để giảm thiểu hư hỏng và kéo dài tuổi thọ cho máy bạn nhé!
Chia sẻ nhận xét của bạn về Cách sửa máy ép Plastic 10 PHÚT tại nhà như chuyên gia