Bạn đang đau đầu vì máy móc kêu rít, quá nhiệt hay nhanh hư hỏng? Bí quyết nằm ở mỡ bò chịu nhiệt - “vũ khí bí mật” giúp thiết bị của bạn vận hành bền bỉ, trơn tru hơn ngay cả trong môi trường khắc nghiệt. Bài viết này sẽ bật mí cho bạn “tất tần tật” các thông tin về mỡ chịu nhiệt và gợi ý top sản phẩm chất lượng để bạn đưa ra lựa chọn hoàn hảo cho nhu cầu của mình!
Mỡ bò chịu nhiệt (tên tiếng anh High Temperature Grease) có dạng bán rắn, thể đặc nhuyễn, nặng hơn dầu nhờn; thuộc nhóm mỡ công nghiệp và được nhiều hãng sản xuất. Mỡ chịu nhiệt có khả năng làm giảm hệ số ma sát xuống nhiều lần, thích hợp cho các ổ bi, khớp xoay, ổ đỡ chịu tải nặng,...
Mỡ bò chịu nhiệt được sử dụng nhiều
Mỡ chịu nhiệt, mỡ bôi trơn chịu nhiệt, mỡ chịu nhiệt cao, mỡ nhiệt,....là các tên gọi khác của mỡ bò chịu nhiệt. Khả năng chịu nhiệt của chúng từ 150°C (302°F) đến 315°C (600°F) và thậm chí cao hơn. Giá mỡ bò chịu nhiệt phải chăng, chỉ từ 25.000 đồng/tuýp 15gram
>>> Tham khảo: Mỡ bôi trơn là gì? Các loại mỡ bôi trơn và cách sử dụng
Mỡ chịu nhiệt là sản phẩm của quá trình pha chế giữa dầu gốc (base oil), chất làm đặc (thickener) và phụ gia (additives).
Dầu gốc (base oil) hay chất lỏng bôi trơn chiếm 60-95% thành phần tạo nên mỡ nhiệt. Dầu gốc bao gồm:
Chiếm 5 - 25% thành phần mỡ chịu nhiệt, có nhiệm vụ định hình cấu trúc và được chia làm 2 loại:
Chất làm đặc gốc sáp có tính ổn định hơn so với gốc xà phòng nên thường được sử dụng để làm mỡ bảo quản.
Dù chỉ chiếm 0.5% nhưng chất phụ gia quyết định đến tính chất và khả năng chịu nhiệt của mỡ nhiệt. Có các loại phụ gia đó là:
Tùy theo cơ chế hoạt động của mỡ bôi trơn chịu nhiệt cao mà đơn vị sản xuất sẽ thay đổi hàm lượng cũng như chất phụ gia để sản phẩm có được chất lượng tốt nhất.
Mỡ chịu nhiệt cao cấp là giải pháp tối ưu bảo vệ hiệu suất làm việc của máy móc, thiết bị hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt. Mỡ bò chịu nhiệt cao có các công dụng sau:
Các công dụng của mỡ chịu nhiệt cao
Được thiết kế để chịu nhiệt độ cao, mỡ nhiệt đảm bảo bề mặt tiếp xúc luôn trơn tru, giảm ma sát, ngăn hư hại do mài mòn ngay cả trong điều kiện làm việc “nóng bỏng” nhất.
Lớp mỡ bò chịu nhiệt sẽ tạo lớp màng bảo vệ, ngăn chặn sự xâm nhập của nước, không khí, hóa chất; tránh hiện tượng gỉ sét hay ăn mòn.
Có thể bạn chưa biết, mỡ công nghiệp chịu nhiệt còn có công dụng làm kín khít các chi tiết máy. Từ đó, giúp máy móc hoạt động ổn định, ít hao mòn, độ ồn thấp, hạn chế bụi bẩn xâm nhập.
Mỡ nhiệt có khả năng chống lại quá trình oxy hóa - nguyên nhân gây tăng độ nhớt, giảm khả năng bôi trơn và hình thành cáu cặn trong máy móc, thiết bị. Tính ổn định oxy hóa giúp mỡ duy trì hiệu suất tối ưu, bảo vệ máy móc khỏi hư hại và đảm bảo vận hành bền bỉ trong mọi điều kiện làm việc.
Dựa vào mức độ chịu nhiệt của mỡ, người ta chia mỡ chịu nhiệt thành các loại sau:
Là loại mỡ có khả năng chịu được mức nhiệt độ khoảng 100 độ C. Đây là mỡ chịu nhiệt độ cao có khả năng chịu nhiệt thấp nhất, được chia làm 2 loại dựa vào gốc cấu tạo: lithium và lithium complex.
Mỡ nhiệt 100 độ C
Thường được làm từ gốc Polyurea, chịu được nhiệt độ hoạt động từ -30 đến 180 độ C; khả năng chịu nước và nước muối được đánh giá cao. Mỡ bò chịu nhiệt 200 độ C còn có khả năng bôi trơn các loại máy móc phải hoạt động với tần số cao, lên tới 10.000 vòng/1 phút (RPM) như bạc đạn, vòng bi.
Được làm từ gốc Calcium Sulfonate, hoạt động tốt trong môi trường nóng đến 300 độ C. Với khả năng chịu nhiệt và kháng nước tốt, mỡ bò chịu nhiệt 300 độ được sử dụng nhiều trong nhà máy thép, máy tạo sóng bao bì,...để bôi trơn bạc đạn thậm chí còn được dùng để bôi trơn vòng bi trong lò hơi, bôi trơn xích của lò sơn tĩnh điện,...
Mỡ bò đồng chịu nhiệt 300 độ
Mỡ chịu nhiệt 400 độ (400 degree heat resistant grease) là loại mỡ bò được điều chế để đáp ứng yêu cầu bôi trơn khắc nghiệt ở 400 độ C. Khả năng chống mài mòn tuyệt vời, độ nhớt cao, không tạo cốc bám vào đạn bạc, mật độ bay hơi cực thấp nên được sử dụng để bôi trơn bánh răng, vòng bi trượt,...cho các thiết bị truyền dẫn.
Là sự chọn lựa hoàn hảo để bôi trơn các bộ phận chịu tải cao, ma sát và nhiệt độ cao. Hiệu suất làm việc của mỡ nhiệt 500 nhờ vào thành phần Graphit và moly chiếm tỷ lệ 5%. Loại mỡ bôi trơn này ghi điểm với khả năng chống mài mòn tốt, độ bám dính cao, chịu tải mạnh, kháng hơi nước, chống ăn mòn, chống trôi rửa nước xuất sắc,...
Mỡ công nghiệp chịu nhiệt 500 độ C
Thành phần của của loại mỡ bò chịu nhiệt cao cấp này bao gồm dầu gốc, phụ gia, chất bôi trơn rắn (đồng và graphite). Mỡ bò chịu nhiệt 1000 độ có khả năng chịu nhiệt đỉnh cao, max 1000 độ C, cấu trúc bền vững trước nhiệt độ, nước và các tác động vật lý. Sản phẩm được sử dụng để bôi trơn vòng bi, xích trượt công nghiệp tại nhà máy xi măng, thủy tinh,...
Ngoài cách phân loại trên, mỡ bôi trơn chịu nhiệt còn được chia dựa theo màu sắc:
Hiệu suất làm việc của máy móc không chỉ phụ thuộc vào chất lượng mà còn là loại mỡ bôi trơn bạn sử dụng. Đừng bỏ lỡ thông tin dưới đây để giải đáp câu hỏi mỡ bò chịu nhiệt loại nào tốt.
Tổng hợp các loại mỡ nhiệt tốt nhất
Loại bò bôi trơn chịu nhiệt |
Thông số kỹ thuật |
Đơn giá (VNĐ) |
Mỡ bò chịu nhiệt Mobil |
||
MOBIL XHP 222 |
- Cấp độ đặc NLGI: 2 - Chất làm đặc, hỗn hợp: hỗn hợp Lithi - Màu sắc: Xanh đậm - Độ thấm, đã hoạt động, 25°C, ASTM D 217: 280 - Điểm nhỏ giọt, °C, ASTM D 2265: 280 - Quy cách: 390g/13.7OZ |
150.000 |
Mobil Unirex N3 |
- Loại chất làm đặc: Phức hợp liti - Lớp NLGI: 3 - Màu sắc: Màu xanh lá - Kết cấu: Mịn, bơ - Điểm rơi, ASTM D 2265, ° C: 230 - Độ nhớt của dầu gốc, ASTM D 445, cSt @ 40 ° C: 115 - Chỉ số độ nhớt của dầu gốc, ASTM D 2270: 95 - Quy cách: 16kg |
5.900.000 |
Mỡ bò chịu nhiệt SKF |
||
SKF LGHP 2 |
- Mã DIN 51825: K2N-40 - Chỉ số NLGI: 2–3 - Chất làm đặc: Di–urê - Màu sắc: Xanh da trời - Loại dầu gốc: dầu khoáng - Nhiệt độ hoạt động : –40 đến +150 °C (–40 đến +300 °F) - Điểm nhỏ giọt DIN ISO 2176: >240 °C (>465 °F) - Độ nhớt của dầu gốc (40 °C/100 °C): 96/10,5mm²/giây - Đóng gói: 420 ml, 1 kg, 5 kg, 18 kg, 50 kg, 180 kg. |
520.000 - 18.100.000 |
SKF LGMT 3 |
- Mã DIN 51825: K3K-30 - Chỉ số NLGI: 3 - Chất làm đặc: liti - Màu sắc: Hổ phách - Loại dầu gốc: dầu khoáng - Nhiệt độ hoạt động : –30 đến +120 °C (–20 đến +250 °F) - Điểm nhỏ giọt DIN ISO 2176: >180 °C (>355 °F) - Độ nhớt của dầu gốc (40 °C/100 °C): 12/125mm²/giây - Đóng gói: 420ml, 0.5kg, 1kg, 5kg, 18kg, 50kg, 180kg. |
285.000 - 8.500.000 |
Mỡ bò chịu nhiệt Castrol |
||
Castrol Spheerol EPL 0 |
- Màu sắc: Vàng nâu - Chất làm đặc: Lithium - Dầu gốc: Dầu khoáng - Độ sệt NLGI: 0 - Độ nhớt dầu gốc ở 40 độ C: 150 - 200 - Độ tách dầu, 168 giờ ở 40 độ C: 10 max - Quy cách: 20kg |
2.200.000 - 2.300.000 |
Castrol Spheerol EPL 3 |
- Màu sắc: Vàng nâu - Chất làm đặc: Lithium - Dầu gốc: Dầu khoáng - Độ sệt NLGI: 3 - Điểm nhỏ giọt: 190 - Độ nhớt dầu gốc ở 40 độ C: 150 - 200 - Độ tách dầu, 168 giờ ở 40 độ C: 6 max - Quy cách: 20kg |
2.300.000 - 2.400.000 |
Mỡ bò chịu nhiệt Litol |
||
Litol 1 |
- Nhiệt độ làm việc: -20 độ C đến 150 độ C - Quy cách: 400gram/hộp - Chủng loại: Mỡ bôi trơn Lithium |
50.000 |
Litol 3 |
- Thành phần được bổ sung thêm PIB-EPDM Sy. - Dùng để bôi trơn bánh răng, khớp nối, gầm ô tô, xe tải,...có nhiệt độ làm việc từ - 20 độ C đến 140 độ C. - Đóng gói: 400gram/hộp |
55.000 |
Mỡ bò chịu nhiệt Yamaha |
||
90793-AV821 |
- Trọng lượng: 500gr/hộp. - Chuyên dùng: Bôi trơn trục bánh trước/sau, trục cam phanh trước/sau, bộ bi cổ phốt |
75.000 |
Tuýp mỡ bò chịu nhiệt Yamaha 90793AV81800 |
- Quy cách: 30gr/tuýp - Dùng để bôi trơn chống kẹt, sử dụng cho các chi tiết khóa chốt, vít,... |
335.000 |
Mỡ bò chịu nhiệt Sinopec |
||
Sinopec Crystal Grease NLGI 3 |
- Xuất Xứ: Singapore - Gốc: Lithium - Màu sắc: Vàng Nâu - Độ xuyên kim: 220 ~ 250 - Độ nhỏ giọt: > 180 độ C - Đóng gói: 17Kg/xô |
Liên hệ |
Sinopec NO3 |
- Màu sắc: Vàng cánh ván - Phân loại NLGI: 0, 1, 2, 3, T3 - Nhiệt độ nhỏ giọt: 200 độ C |
Liên hệ |
Mỡ bò chịu nhiệt Honda |
||
2320A-GAH-305 |
- Đóng gói: 15gr/tuýp - Bôi trơn bạc đạn, các chi tiết động cơ,... |
25.000 đồng/tuýp |
Khi sử dụng mỡ bò chịu nhiệt, bạn cần lưu ý những điều quan trọng sau:
Tra mỡ đúng kỹ thuật và liều lượng
Mỡ bò chịu nhiệt đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và duy trì hiệu suất cho các thiết bị máy móc trong môi trường làm việc khắc nghiệt. Việc lựa chọn đúng loại mỡ chịu nhiệt phù hợp không chỉ giúp kéo dài tuổi thọ của thiết bị mà còn giảm thiểu chi phí bảo trì và sửa chữa. Hy vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin về cấu tạo cũng như các loại mỡ chịu nhiệt tốt nhất trên thị trường hiện nay. Hãy cân nhắc nhu cầu cụ thể của thiết bị và điều kiện làm việc để chọn sản phẩm tối ưu.
Chia sẻ nhận xét của bạn về Mỡ bò chịu nhiệt: Cấu tạo và top các loại mỡ chịu nhiệt tốt nhất