Sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, máy nén khí biến tần là lựa chọn hàng đầu của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ về thiết bị này cũng như những lợi ích mà nó mang lại. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp nhé!
Tìm hiểu về máy nén khí biến tần
Đây là loại máy nén khí sử dụng biến tần nhằm mục đích tiết kiệm điện năng; được xem là cải tiến vượt bậc trong công nghệ giúp kiểm soát nguồn năng lượng dư thừa; đảm bảo cho thiết bị sử dụng đủ nguồn năng lượng cần thiết cho hoạt động nén khí.
Hiện nay, bộ phận biến tần được sử dụng phổ biến cho các dòng máy piston và trục vít nhằm nâng cao khả năng vận hành cho thiết bị.
Đối với các sản phẩm máy nén khí thông thường sẽ có một số cài đặt máy như: máy liên tục chạy ở một áp suất nhất định hoặc chạy đến áp suất cài đặt đóng tải sẽ tự động dừng hoặc chuyển về chế độ không tải,... Lúc này, máy không tạo ra khí nén nhưng vẫn tiêu thụ điện năng bình thường. Vì vậy khi sử dụng biến tần cho máy nén khí sẽ giúp điều chỉnh lưu lượng khí nén một cách linh hoạt; từ đó giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ hiệu quả.
Nhờ có bộ phận biến tần mà thiết bị nén khí sẽ vận hành êm ái hơn, không gây ra tiếng ồn lớn ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Thiết bị giúp tạo ra một môi trường làm việc an toàn, giảm hao mòn cơ khí và nâng cao hiệu suất làm việc.
Bốn lý do nên sử dụng máy nén khí lắp biến tần
Khi tích hợp bộ phận biến tần, tốc độ quay của động cơ được điều chỉnh. Thông qua đó sẽ điều chỉnh được lưu lượng khí nén. Mối tương quan giữa áp suất và lưu lượng khí giúp ổn định mức áp suất theo tải tiêu thụ.
Biến tần giúp hệ thống máy nén khí vận hành ổn định trong thời gian dài. Kết quả là làm giảm sự cố hư hỏng, kéo dài tuổi thọ cho máy và giảm chi phí sửa chữa cũng như bảo dưỡng cho doanh nghiệp.
Dù tồn tại một vài hạn chế song máy nén khí biến tần vẫn là giải pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn hiện nay. Bởi chúng có khả năng tiết kiệm điện năng tiêu thụ lên đến hơn 30% so với dòng máy nén khí thông thường.
Cách 1: Điều khiển PID
Với phương pháp này sẽ có 1 cảm biến áp suất đặt tại bình chứa. Khi áp suất trong bình giảm, biến tần sẽ tự động tăng tốc lên cho đủ với áp suất cài đặt. Khi áp suất tăng, biến tần sẽ tự động điều chỉnh tốc độ của động cơ để tiết kiệm điện năng tiêu thụ.
Cách 2: Chạy đa cấp độ dựa trên tín hiệu load/ unload từ relay sẵn có trong hệ thống
Theo cách lắp này, biến tần sẽ có 2 cấp độ: Load (có tải) chạy với tần số lớn nhất trên biến tần là 50Hz. Và cấp độ unload (không tải) với tần số nền nhỏ nhất (còn được gọi là tần số ngủ).
Một số lưu ý khi lắp biến tần cho hệ thống nén khí
Chúng ta có thể thấy được khả năng tiết kiệm điện vượt trội của máy nén khí biến tần. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi trường đều sử dụng biến tần là tốt. Dưới đây là 2 trường hợp bạn không nên sử dụng:
Máy nén khí luôn hoạt động ở mức 90 - 100% tải: Máy nén khí biến tần khi chạy ở tốc độ tối đa sẽ tiêu hao nhiều điện năng hơn so với dòng máy nén khí thông thường.
Máy nén khí chạy trong mức 10 - 20% tải: Với trường hợp này, tốt nhất là bạn nên lựa chọn một chiếc máy nén khí nhỏ hơn sẽ giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ và chi phí mua máy ban đầu tốt hơn.
Theo lời khuyên của các chuyên gia, máy nén khí biến tần là lựa chọn tuyệt vời đối với những hệ thống hoạt động trong dải từ 50 - 80% tải.
Trên đây là thông tin chia sẻ về máy nén khí biến tần. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về thiết bị này nhé!
Chia sẻ nhận xét của bạn về Máy nén khí biến tần là gì? Khi nào nên lắp biến tần cho máy nén khí?