Đặng Gia
Cam kết
chính hãng
Bảo hành
lâu dài
0

Máy nén khí ly tâm: Cấu tạo, Nguyên lý hoạt động, Ứng dụng

Ngày đăng: 14/07/2020 | Cập nhật cuối: 27/06/2025
Nội dung chính

Máy nén khí ly tâm là một thiết bị công nghiệp quan trọng, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Với khả năng tạo ra lưu lượng khí lớn và ổn định, loại máy nén động lực này đã trở thành lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp.

Máy nén khí ly tâm

1. Giới thiệu về máy nén khí ly tâm

Máy nén khí ly tâm là dòng máy nén khí công nghiệp sử dụng lực ly tâm để tạo áp suất khí nén. Thiết bị này hoạt động bằng cách đưa không khí vào tâm bánh công tác quay nhanh. Sau đó, đẩy khí ra ngoài với vận tốc cao, từ đó tăng áp suất và lưu lượng khí.

Giới thiệu về máy nén khí ly tâm

Nhờ thiết kế không dầu và khả năng vận hành ổn định, máy nén khí ly tâm được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp lớn.

Với hiệu suất vượt trội và khí nén sạch, máy nén khí ly tâm là lựa chọn lý tưởng cho các dây chuyền sản xuất hiện đại.

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy nén khí ly tâm

Để hiểu rõ vì sao máy nén khí ly tâm được đánh giá cao về hiệu suất và độ ổn định, bạn cần tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý vận hành của thiết bị.

2.1. Cấu tạo của máy nén khí ly tâm gồm những gì?

Máy nén khí ly tâm có cấu tạo phức tạp, được thiết kế nhằm đảm bảo hiệu suất nén khí cao, độ bền lâu dài. 

Cấu tạo của máy nén khí ly tâm

Dưới đây là các bộ phận chính trong cấu tạo:

  • Vỏ máy: Là khung bao ngoài, chịu lực toàn bộ thiết bị và bảo vệ các chi tiết bên trong. Vỏ thường làm từ gang xám hoặc gang hợp kim, có thiết kế 2 nửa dễ tháo lắp và bảo trì.
  • Trục máy nén: Là bộ phận quay trung tâm, gắn liền với bánh công tác, nhận truyền động từ động cơ để quay với tốc độ cao, thường làm từ thép hợp kim.
  • Bánh công tác (cánh quạt): Là trái tim của máy nén, có vai trò tạo lực ly tâm để nén khí. Có 3 loại chính: hở, nửa hở và kín – tùy thuộc vào ứng dụng và áp suất yêu cầu.
  • Cánh định hướng (cánh tĩnh/diffuser): Dẫn hướng và làm chậm dòng khí sau khi qua bánh công tác, giúp chuyển động năng thành áp suất hiệu quả hơn.
  • Hệ thống làm kín (vòng bít): Gồm các loại:
      • Làm kín kiểu răng lược (labyrinth seal) – dùng cho áp thấp
      • Làm kín cơ khí (mechanical seal) – dùng cho áp suất trung bình
      • Đệm màng dầu (oil seal) – dùng trong môi trường áp suất cao, yêu cầu kín khí tuyệt đối.
  • Ngăn cân bằng: Giảm lực mất cân bằng trên trục trong máy nén nhiều cấp, giúp hạn chế mài mòn.
  • Động cơ truyền động: Cung cấp năng lượng để quay trục – thường là động cơ điện hoặc turbine khí, tùy theo quy mô hệ thống.
  • Hệ thống ống hút và xả khí: 
      • Ống hút dẫn khí vào máy, thường tích hợp lọc bụi.
      • Ống xả đưa khí nén ra ngoài, có van 1 chiều để ngăn khí quay ngược.
  • Bộ làm mát (intercooler/aftercooler): Làm mát khí giữa các cấp hoặc sau nén để giảm nhiệt, tăng hiệu suất và bảo vệ thiết bị.
  • Ổ bi và ổ đỡ trục: Giữ cho trục quay ổn định, giảm ma sát, rung lắc trong quá trình hoạt động.
  • Bộ điều khiển & cảm biến: Giám sát toàn bộ hệ thống – áp suất, nhiệt độ, tốc độ – điều chỉnh để đảm bảo máy vận hành an toàn, tối ưu.

2.2. Máy nén khí ly tâm hoạt động theo nguyên lý nào?

Máy nén khí ly tâm hoạt động dựa trên nguyên lý lực ly tâm, kết hợp với chuyển đổi động năng thành áp suất qua nhiều giai đoạn.

Máy nén khí ly tâm hoạt động theo nguyên lý nào

 Quá trình diễn ra như sau:

  • Hút khí: Không khí từ môi trường được hút vào tâm cánh quạt – nơi có áp suất thấp.
  • Tạo lực ly tâm: Cánh quạt quay với tốc độ cao, đẩy không khí ra ngoài theo phương tiếp tuyến, tạo động năng lớn.
  • Gia tăng áp suất: Khi không khí đi qua bộ khuếch tán (cánh hướng dòng), tốc độ giảm nhưng áp suất tăng nhờ chuyển hóa động năng thành áp suất tĩnh.
  • Thoát khí: Không khí nén có áp suất cao được đưa ra ngoài qua ống xả, sẵn sàng phục vụ cho các ứng dụng công nghiệp.

Đặc biệt, máy nén khí ly tâm sử dụng bánh đẩy nhiều tầng để đạt mức áp suất cao, có thể lên tới 69 MPa. Loại máy này thường được dùng trong ngành công nghiệp nặng, nhà máy hóa chất, hệ thống làm tuyết nhân tạo, hoặc động cơ tua-bin khí.

3. Ưu nhược điểm của máy nén khí ly tâm

Máy nén khí ly tâm là lựa chọn hàng đầu cho các ngành công nghiệp quy mô lớn nhờ hiệu suất cao và khả năng vận hành ổn định. 

Ưu nhược điểm của máy nén khí ly tâm

Tuy nhiên, thiết bị này cũng đi kèm 1 số hạn chế cần lưu ý trước khi đầu tư.

  • Ưu điểm: 
    • Máy nén khí ly tâm có khả năng tạo áp lực khí ổn định với lưu lượng lớn. Lý tưởng cho các ngành công nghiệp nặng, vận hành quy mô lớn.
    • Với ít bộ phận chuyển động, thiết bị vận hành ổn định, giảm chi phí bảo trì lâu dài.
    • Cơ chế nén nhiều cấp giúp duy trì áp suất không đổi, ngay cả khi nhu cầu sử dụng khí thay đổi theo thời gian.
    • Nhiều dòng máy không cần dùng dầu bôi trơn, giúp giảm chi phí vận hành, tránh ô nhiễm khí nén.
    • Khả năng tùy chỉnh áp suất và lưu lượng linh hoạt, đáp ứng nhiều điều kiện vận hành khác nhau trong nhà máy.
    • Thiết kế không dầu + ít ma sát giúp kéo dài tuổi thọ, giảm đáng kể chi phí bảo dưỡng định kỳ.

Ưu nhược điểm của máy nén khí ly tâm

  • Nhược điểm:
    • Chi phí mua và lắp đặt máy nén khí ly tâm cao hơn nhiều so với các dòng máy nén khí piston hoặc máy nén khí trục vít.
    • Cần kỹ thuật viên chuyên môn để hiệu chỉnh, bảo dưỡng đúng chuẩn theo từng model cụ thể.
    • Máy không tối ưu cho các ứng dụng nhỏ, cần áp suất thấp – dễ gây lãng phí công suất.
    • Kích thước lớn, trọng lượng nặng khiến việc di chuyển, bảo trì hoặc thay thế gặp khó khăn.
    • Một số dòng máy tạo tiếng ồn lớn khi vận hành ở công suất cao. Cần trang bị tiêu âm hoặc cách âm cho khu vực sử dụng.

Nhược điểm của máy nén khí ly tâm

Xem Thêm:  Máy Nén Khí Nhật Bãi TP.HCM – Giải Pháp Tiết Kiệm Cho Xưởng Sản Xuất

4. Ứng dụng của máy nén khí ly tâm trong thực tế

Nhờ vào hiệu suất vượt trội, máy nén khí ly tâm được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực sau:

Ngành công nghiệp nhẹ

  • Dệt may: Cấp khí cho máy dệt, máy may và vận chuyển sợi.
  • Da giày: Vận hành máy ép, xử lý nước thải.
  • Thực phẩm – đồ uống: Dùng cho máy đóng gói, chiết rót, vận chuyển sản phẩm.
  • Dược phẩm: Duy trì môi trường sản xuất sạch và khí nén cho dây chuyền đóng gói.

Ngành công nghiệp nặng

  • Sản xuất thép: Cấp khí cho lò nung, vận chuyển nguyên liệu, làm sạch bề mặt.
  • Xi măng: Hỗ trợ máy nghiền, máy trộn, hệ thống clinker.
  • Hóa chất: Cung cấp khí cho phản ứng hóa học và dẫn truyền dung môi.
  • Luyện kim: Duy trì nhiệt độ, môi trường khí trong xử lý kim loại.
  • Khai thác mỏ: Hỗ trợ thiết bị khoan, vận chuyển quặng, thông gió hầm lò.

Ứng dụng của máy nén khí ly tâm

Ngành hàng không

  • Máy bay: Hệ thống điều hòa, phanh, thủy lực sử dụng khí nén từ máy ly tâm.
  • Trạm bảo dưỡng: Cấp khí cho các công cụ kiểm tra và sửa chữa máy bay.

Ngành điện lực

  • Tua bin khí: Cấp khí để khởi động và điều chỉnh hiệu suất hoạt động.
  • Hệ thống làm mát – vận chuyển nhiên liệu: Giữ cho quá trình vận hành an toàn, ổn định.

Các ứng dụng khác

  • Hệ thống phun sơn, rửa xe tự động.
  • Vận hành máy khoan, đục, búa khí nén trong dân dụng và công nghiệp.
  • Xử lý nước thải, hệ thống tưới tiêu công nghiệp.
Xem Thêm: Bán Máy Nén Khí 5HP Chính Hãng – Giá Tốt, Giao Hàng Tận Nơi

5. Một số thương hiệu máy nén khí ly tâm

Dưới đây là các thương hiệu máy nén khí ly tâm hàng đầu, nổi bật về chất lượng, công nghệ, độ tin cậy được nhiều doanh nghiệp lớn lựa chọn.

5.1. Atlas Copco 

Atlas Copco là tập đoàn công nghiệp đến từ Thụy Điển, nổi tiếng với các dòng máy nén khí ly tâm hiệu suất cao.

Máy nén khí ly tâm Atlas Copco

Các sản phẩm nổi bật như Z, ZH, ZHL và ZR đều sử dụng công nghệ không dầu. Đáp ứng tốt các yêu cầu khắt khe trong ngành điện tử, dược phẩm, thực phẩm.

Thiết kế thông minh, ít bảo trì giúp tối ưu chi phí vận hành cho doanh nghiệp.

5.2. Sullair

Sullair (Mỹ) cung cấp các dòng máy nén khí ly tâm hiệu suất cao, nổi bật với công nghệ không dầu và dải công suất rộng từ 15 đến 2300 HP.

Dòng F-series và TX, T3, TRX... mang lại áp suất ổn định, lưu lượng lớn và hoạt động cực kỳ yên tĩnh.

Sullair chú trọng thiết kế thân thiện với người dùng, dễ bảo trì, đồng thời tối ưu tiêu thụ năng lượng.

5.3. IHI Turbo Air

IHI (Ishikawajima-Harima Heavy Industries) là tập đoàn công nghiệp nặng của Nhật Bản, chuyên cung cấp máy nén khí ly tâm chất lượng cao.

Các dòng sản phẩm như Turbo-Air 2000, 3000 và NX series được thiết kế đặc biệt cho các hệ thống yêu cầu lưu lượng lớn, vận hành liên tục.

IHI ứng dụng công nghệ tuabin hàng không trong thiết kế cánh nén. Giúp nâng cao hiệu suất và độ tin cậy, đặc biệt trong ngành điện, dầu khí.

5.4. Ingersoll Rand

Ingersoll Rand (Mỹ) là “ông lớn” trong ngành khí nén công nghiệp với hơn 100 năm phát triển.

Các dòng máy nén khí ly tâm như CENTAC, MSG và TURBO-AIR được đánh giá cao bởi độ bền, thiết kế khí động học thông minh.

Thiết bị có thể hoạt động liên tục trong môi trường khắc nghiệt, phù hợp với ngành luyện kim, khai khoáng và hóa dầu.

Ingersoll Rand cũng nổi bật với các tùy chọn không dầu, đảm bảo khí nén sạch cho ứng dụng cao cấp.

5.5. FS-Elliott

FS-Elliott là công ty của Mỹ chuyên về máy nén khí ly tâm công nghiệp, tập trung vào thiết kế không dầu với hiệu suất cao.

Máy nén khí ly tâm FS-Elliott

Các dòng như Polaris+ và PAP Plus đáp ứng tốt yêu cầu về lưu lượng lớn, áp suất cao và độ tin cậy dài hạn.

Máy được thiết kế với vỏ đúc nguyên khối, giảm rung lắc và hao mòn, giúp tiết kiệm chi phí bảo trì.

5.6. Kobelco

Kobelco là thương hiệu máy nén khí uy tín của Nhật Bản, thuộc tập đoàn Kobe Steel.

Máy nén khí ly tâm Kobelco nổi bật với độ bền vượt trội, khả năng hoạt động bền bỉ 24/7.. 

Các dòng máy được tích hợp công nghệ điều khiển thông minh. Giúp tối ưu hiệu suất vận hành trong nhiều điều kiện khắt khe. 

Kobelco phù hợp cho các ngành yêu cầu độ chính xác cao như: điện tử, ô tô và luyện kim.

5.7. AST Turbo

AST Turbo là thương hiệu chuyên phát triển máy nén khí ly tâm phục vụ nhiều ngành công nghiệp khác nhau như: hóa chất, xử lý nước, thực phẩm và năng lượng.

Máy nén khí ly tâm AST Turbo

Máy khí nén AST có thiết kế mạnh mẽ, sử dụng các vật liệu cao cấp chịu nhiệt, chịu áp lực tốt.

Ưu điểm của máy là khả năng tiết kiệm điện, hiệu suất cao, thời gian sử dụng lâu dài.

5.8. Fusheng

Fusheng là thương hiệu máy nén khí hàng đầu Đài Loan với lịch sử phát triển lâu đời và nhà máy tại Việt Nam.

Các dòng máy nén khí ly tâm của Fusheng có hiệu suất cao (tới 80%), vận hành ổn định và ít lỗi.

Sản phẩm được chia thành 1 cấp, 2 cấp và nhiều cấp. Phục vụ đa dạng nhu cầu từ công nghiệp nhẹ đến ngành năng lượng và khí hóa lỏng.

Ưu điểm lớn nhất của Fusheng là chi phí đầu tư hợp lý, bảo trì đơn giản, phụ tùng dễ thay thế.

6. Báo giá máy nén khí ly tâm mới nhất

Giá máy nén khí hiện nay dao động lớn, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: Lưu lượng khí nén, áp suất làm việc, công suất động cơ, thương hiệu và xuất xứ.

giá máy nén khí ly tâm

 Cụ thể:

  • Lưu lượng khí nén càng lớn, giá càng cao.
  • Áp suất cao hơn yêu cầu cấu hình mạnh, kéo theo chi phí tăng.
  • Công suất động cơ lớn đòi hỏi đầu tư cao hơn ban đầu.
  • Thương hiệu uy tín như Atlas Copco, Ingersoll Rand, Hitachi có giá cao hơn so với các dòng nội địa.
  • Xuất xứ nhập khẩu từ Nhật, Mỹ, châu Âu thường đắt hơn do tiêu chuẩn kỹ thuật và thuế nhập khẩu.

Dưới đây là bảng giá tham khảo của các loại máy nén khí ly tâm phổ biến:

Lưu lượng khí (m³/phút)

Áp suất (bar)

Công suất (kW)

Giá bán (triệu đồng)

50

7

75

150 – 200

100

10

150

300 – 400

200

14

300

600 – 800

500

21

750

1.500 – 2.000

1000

35

1500

3.000 – 4.000

Lưu ý: Giá thực tế có thể thay đổi theo thời điểm và nhà cung cấp. Nên liên hệ trực tiếp để nhận báo giá chính xác và ưu đãi kèm theo.

7. Hướng dẫn lựa chọn máy nén khí ly tâm

Lựa chọn máy nén khí ly tâm phù hợp sẽ giúp tối ưu chi phí vận hành, đảm bảo hiệu suất hệ thống khí nén. Dưới đây là những yếu tố quan trọng cần xem xét khi chọn mua máy nén khí ly tâm:

Hướng dẫn lựa chọn máy nén khí ly tâm

  • Áp suất khí nén: Lựa chọn mức áp phù hợp với yêu cầu của hệ thống sản xuất, tránh lãng phí năng lượng.
  • Lưu lượng khí nén: Xác định lưu lượng thực tế bằng đồng hồ đo lưu lượng khối lượng để định cỡ máy chính xác.
  • Công suất máy: Đảm bảo công suất đủ đáp ứng nhu cầu vào thời điểm tải cao nhất, đặc biệt là trong điều kiện lạnh.
  • Kích thước & không gian lắp đặt: Đảm bảo máy phù hợp với diện tích và điều kiện kỹ thuật của nhà xưởng.
  • Giá thành & ngân sách: So sánh các model cùng phân khúc để lựa chọn thiết bị có hiệu suất/giá thành tối ưu.
  • Hiệu suất theo tải: Nếu hệ thống có tải thay đổi thường xuyên (ví dụ giảm xuống 50%), nên cân nhắc hệ thống nhiều máy nén khí thay vì máy ly tâm duy nhất.
  • Chế độ vận hành: Chọn máy có khả năng điều chỉnh công suất (tắt, không xả khí) phù hợp với biến động tải để giảm thất thoát năng lượng.

8. Những lưu ý khi vận hành và sử dụng máy nén khí ly tâm

Trong quá trình vận hành máy nén khí ly tâm, để đảm bảo hiệu suất ổn định, người dùng cần đặc biệt lưu ý 1 số điểm sau:

  • Không vận hành máy vượt quá mức áp suất tối đa. Vì có thể gây hư hỏng nghiêm trọng và tiềm ẩn rủi ro an toàn.
  • Tránh sử dụng trong môi trường khắc nghiệt như: nhiệt độ cao hoặc nhiều bụi bẩn sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất và độ bền.
  • Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ giúp máy hoạt động ổn định, hạn chế sự cố ngoài ý muốn.

Trên đây là những thông tin chi tiết về máy nén khí ly tâm, từ cấu tạo, nguyên lý hoạt động cho đến các ứng dụng thực tế trong công nghiệp. Hy vọng, bài viết trên của Điện máy Đặng Gia đã giúp bạn hiểu rõ hơn về loại máy nén khí hiệu suất cao này để đưa ra lựa chọn phù hợp.


HỎI VÀ ĐÁP
Gửi


Gọi ngay

Gọi ngay

Messenger
Zalo Zalo

Bản đồ

Chat nhanh
Tư vấn mua hàng
Hỗ trợ nhanh 24/24: 0965 327 282
Phía Bắc
124 Trịnh Văn Bô, Phường Xuân Phương, Quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội
Xem chỉ đường Hà Nội
Phía Nam
Số 4 kênh 19/5 Phường Sơn Kỳ Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh
Xem chỉ đường Hồ Chí Minh