Khí nén là một dạng năng lượng được sử dụng phổ biến trong đời sống và nhiều lĩnh vực sản xuất công nghiệp khác nhau. Vậy khí nén là gì? Nó có vai trò như thế nào? Hãy cùng Điện máy Đặng Gia tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Khí nén là một dạng năng lượng được tạo ra bằng cách nén không khí có sẵn trong tự nhiên lên mức áp suất cao trên 3000 PSI. So với các nguồn tài nguyên như dầu mỏ, khí đốt, than đá,... thì khí nén có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn. Bởi chúng là một dạng năng lượng dồi dào, sẵn có trong tự nhiên, dễ khai thác và rất thân thiện với môi trường.
Khí nén là gì?
Thành phần chính của khí nén là không khí tự nhiên. Không khí là một hỗn hợp gồm nhiều loại khí khác nhau, trong đó có 21% khí oxy, 78% khí nitơ và 1% các thành phần khác.
Dưới đây là các đặc điểm đặc trưng của khí nén:
Về cơ bản, khí nén được tạo ra bởi quá trình nạp và nén khí của máy nén khí. Tuy nhiên trong thực tiễn, khí nén cần phải đi qua nhiều bước xử lý khác nhau trước khi đưa vào sử dụng. Hệ thống đó được gọi là hệ thống nén khí, gồm có các thiết bị sau:
Đây là bộ phận quan trọng nhất của hệ thống khí nén. Khí nén được tạo ra trực tiếp từ thiết bị này nhờ nguyên lý giảm thể tích của không khí để tăng áp suất chất khí, tạo thành một nguồn năng lượng được lưu trữ dưới dạng khí nén.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại máy nén khí khác nhau: máy nén khí piston, trục vít, ly tâm,... và mỗi loại sẽ có hiệu năng làm việc khác nhau. Tùy theo nhu cầu sử dụng thực tế để có thể lựa chọn dòng máy phù hợp.
Trong đó, máy nén khí piston được dùng nhiều trong cuộc sống bởi kích thước gọn gàng, dễ sử dụng. Ngược lại, dòng máy nén khí trục vít lại được dùng nhiều trong lĩnh vực công nghiệp.
Máy nén khí trục vít được dùng nhiều trong lĩnh vực công nghiệp
Bình chứa khí có nhiệm vụ chính là lưu trữ khí nén do máy nén khí tạo ra và phân phối khí nén đến các thiết bị có nhu cầu sử dụng hơi, đảm bảo cung cấp đủ nguồn khí nén ngay cả khi hệ thống mất điện hay máy nén khí gặp sự cố.
Bình tích khí có dạng hình trụ đứng hoặc trụ nằm với đa dạng dung tích khác nhau. Thành bình được gia công từ kim loại cứng nên có khả năng chịu áp lực tốt, đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Đây cũng là một thiết bị rất quan trọng trong hệ thống khí nén. Máy sấy khí có tác dụng loại bỏ hơi nước và bụi bẩn trong khí nén, đảm bảo cho khí nén được khô và sạch hơn trước khi đưa vào sử dụng.
Hiện nay trên thị trường đang phổ biến 2 loại là máy sấy khí kiểu hấp thụ và kiểu làm lạnh cho người dùng lựa chọn.
Với các lĩnh vực như y tế, sản xuất thực phẩm, nha khoa,... đòi hỏi nguồn khí nén sạch, tinh khiết, không lẫn tạp chất và hơi dầu thì cần phải trang bị thêm bộ phận lọc khí nén.
Có nhiệm vụ truyền dẫn khí nén đến các thiết bị sử dụng một cách nhanh chóng. Ống dẫn khí được chia làm 2 loại:
Ngoài ra, hệ thống khí nén còn có một số bộ phận khác như: hệ thống van, đồng hồ đo áp, bộ tách nước,...
Hệ thống khí nén của một xưởng sản xuất công nghiệp
Hiện nay, khí nén được ứng dụng trong hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất trong đời sống, có thể kể đến như:
Cung cấp năng lượng cho cầu nâng hoạt động, hỗ trợ cho quá trình rửa xe, bảo dưỡng xe
Khí nén được dùng để sấy khô thiết bị, sản xuất bao bì chân không, sấy khô thực phẩm, sục khí trong bia,... Bên cạnh đó, nó cũng được dùng để điều khiển thiết bị truyền động, vận chuyển hàng hóa,...
Khí nén được dùng trong quá trình phun sơn, đánh bóng gỗ mang lại hiệu quả vượt trội mà lại sử dụng ít nhân công.
Nhiều trò chơi trong khu vui chơi giải trí có thể hoạt động suôn sẻ nhờ nguồn năng lượng khí nén
Trên đây là bài viết chia sẻ khí nén là gì cũng như ứng dụng của khí nén trong công nghiệp và đời sống, hy vọng sẽ là nguồn thông tin tham khảo hữu ích. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn và lắp đặt hệ thống khí nén vui lòng liên hệ đến số điện thoại 0977.658.099 - 0983.530.698 - 0983.113.582 - 0965.327.282 để được hỗ trợ tốt nhất!
Chia sẻ nhận xét của bạn về Hệ thống khí nén là gì? Dùng để làm gì và ứng dụng thế nào?