Dù không thuộc hệ thống đo lường quốc tế nhưng đơn vị bar vẫn rất thông dụng bởi sự tiện lợi và dễ sử dụng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ đơn vị bar là gì, ứng dụng cũng như hướng dẫn chi tiết cách quy đổi từ bar sang các đơn vị khác như PSI, pascal, atm, kg/cm2,....
Đơn vị bar là đơn vị dùng để đo áp suất, được giới thiệu bởi nhà khí tượng học người Na Uy Vilhelm Bjerknes vào khoảng thế kỷ 19. Tên gọi “bar” được bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “báros”, nghĩa tiếng Việt là “áp lực” hoặc “trọng lượng”. 1 bar có giá trị tương đương với 100.000Pa (pascal) - một đơn vị đo áp suất thông dụng trong hệ đo lường quốc tế SI.
Bar dùng để đo áp suất trong lĩnh vực khí tượng học và sau đó được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác
Sự thực là đơn vị bar không thuộc hệ đo lường quốc tế SI. Tuy nhiên, đơn vị này vẫn được dùng phổ biến trong nhiều lĩnh vực nhờ sự thuận tiện, nhất là khi biểu thị giá trị áp suất lớn. So với một số đơn vị như pascal hay PSI, bar ít phức tạp hơn nên dễ đọc và dễ ghi nhớ.
Hiện nay có nhiều đơn vị khác có nguồn gốc từ bar như Mbar (megabar), Kbar (kilobar), dbar (decibar), mbar (milibar), cbar (centibar).
Khi tìm hiểu bar là gì, bạn sẽ thấy đơn vị này có mặt trong nhiều ngành công nghiệp và các lĩnh vực khác nhau của đời sống, điển hình như:
Đồng hồ đo áp lực khí nén của máy nén khí
Máy thở oxy
Ngoài bar còn có nhiều đơn vị đo áp suất khác như Pa, PSI, kg/cm2, atm,... Các quốc gia khác nhau sử dụng đơn vị đo áp suất riêng. Bởi vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác quốc tế và giao thương, các nhà khoa học đã thiết lập quy ước giữa các đơn vị này. Cụ thể như sau:
Quy ước giữa bar và các đơn vị khác
– Quy đổi 1 bar sang các đơn vị thuộc hệ mét:
Ghi chú: Mpa (Megapascal), kPa (Kilopascal), hPa (Hectopascal), Pa (Pascal).
– Quy đổi 1 bar sang các đơn vị đo áp suất:
Ghi chú: atm (atmosphe dùng trong vật lý), at (atmosphe dùng trong kỹ thuật).
– Quy đổi 1 bar sang các đơn vị thuộc hệ đo lường Anh/ Mỹ:
Ghi chú: ksi (Kilopound/ inch vuông), psi (Pound/ inch vuông), psf (Pound/ foot vuông).
– Quy đổi 1 bar sang các đơn vị nước:
Ghi chú: mH2O (mét cột nước), cmH2O (centimet cột nước), ftH2O (chân nước), inH2O (inch cột nước).
– Quy đổi 1 bar sang các đơn vị thủy ngân:
Ghi chú: inHg (inch cột thủy ngân), cmHg (centimet cột thủy ngân), mmHg (milimet cột thủy ngân), Torr (đặt theo tên nhà toán học và vật lý học nổi tiếng người Ý - Evangelista Torricelli).
Để thuận tiện cho quá trình tính toán và so sánh giữa các đơn vị đo áp suất, bạn có thể tham khảo bảng quy đổi từ đơn vị bar sang các đơn vị khác dưới đây:
Bảng quy đổi giữa bar và các đơn vị khác
Trên đây là bài viết chia sẻ về 1 bar là gì và cách quy đổi từ bar sang các đơn vị đo áp suất khác. Hy vọng sẽ giúp bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích phục vụ cho mục đích học tập cũng như công việc của mình.