Ép plastic là giải pháp giúp bạn bảo quản giấy tờ, tài liệu quan trọng dễ dàng hơn. Vậy, có nên ép plastic giấy tờ quan trọng như: giấy khai sinh, bằng đại học, sổ đỏ,...không? Cùng tìm lời giải đáp có trong nội dung bài viết dưới đây.
Trước khi giải đáp thắc mắc “Có nên ép plastic giấy tờ quan trọng không?” thì bạn cần phải biết ép plastic là gì. Ép plastic là quá trình sử dụng máy ép plastic để ép lớp màng được phủ lên mặt trước và sau của giấy tờ, tài liệu, tranh ảnh,...Dưới sự tác động của nhiệt độ, lớp màng ép plastic sẽ bám dính và ôm chặt lấy sản phẩm cần ép.
Một số giấy tờ quan trọng sau khi ép plastic
Khi ép plastic các loại giấy tờ sẽ giúp:
Từ những phân tích trên, ít nhiều đã giúp bạn trả lời được câu hỏi nên hay không nên ép plastic giấy tờ rồi chứ. Ép plastic sẽ giúp bảo quản các loại giấy tờ tốt hơn. Tuy nhiên, không phải loại giấy tờ nào cũng ép được dù pháp luật Việt Nam không quy định. Vậy nên, bạn cần tìm hiểu và cân nhắc thật kỹ trước khi ép các loại giấy tờ không gặp rắc rối khi thực hiện các thủ tục hành chính.
Ép plastic bằng đại học, giấy khai sinh... có công chứng được không? Hiện nay, chưa có một quy định nào của luật pháp về việc không công chứng các loại giấy tờ ép plastic. Tuy nhiên, khi ép plastic là bạn đã phủ lên một lớp nhựa, dễ bị che lấp thông tin nên trong quá trình làm thủ tục, giấy tờ, nếu cơ quan chức năng không xác thực được nội dung có thể sẽ bị từ chối công chứng.
Các giấy tờ quan trọng như: giấy khai sinh, CCCD, giấy đăng ký kết hôn,... đã ép plastic vẫn có thể photo được thành nhiều bản sao khác nhau. Trong một số trường hợp, lớp nhựa bảo vệ đã quá cũ làm mờ các thông tin, khiến máy không quét được chính xác các hình ảnh trên giấy tờ thì cũng không thể photo được.
Có thể photo giấy tờ đã ép plastic
Ở Việt Nam không phải loại giấy tờ nào ép plastic cũng có giá trị sử dụng, sau đây là các loại giấy tờ không được ép plastic:
Giấy khai sinh là một trong những giấy tờ đặc biệt quan trọng của mỗi công dân, ở đó hiển thị đầy đủ các thông tin như: Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, quốc tịch,...
Nhiều người vẫn thắc mắc: “Giấy khai sinh có được ép plastic không?” Thì câu trả lời là hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể nào về việc cấm ép plastic loại giấy tờ này. Tuy nhiên, việc này không được khuyến khích bởi những lý do sau:
Thay vì ép plastic nên đựng giấy khai sinh trong túi
Các loại giấy tờ như sổ đỏ, sổ hộ khẩu là những chứng từ thường được bổ sung, chỉnh sửa thông tin ngay trên bản cũ. Nên việc ép plastic các loại giấy tờ này sẽ gây nhiều khó khăn trong quá trình chỉnh sửa sau này.
Theo điều 9, Nghị định 144/2021/NĐ-CP, nếu người dân sử dụng Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân sau khi đã ép plastic có thể bị phạt từ 1 - 2 triệu đồng vì “làm sai lệch nội dung của giấy tờ” hoặc “hủy hoại” căn cước công dân/ chứng minh nhân dân.
Không nên ép plastic chứng minh nhân dân/căn cước công dân
Khi căn cước công dân được ép plastic sẽ dẫn đến sự thay đổi kích thước, độ dày, chưa kể, cơ quan Nhà nước chịu trách nhiệm xác thực thông tin sẽ gặp phải những khó khăn trong việc kiểm tra tính hợp lệ. Từ đó họ có thể từ chối việc thực hiện các thủ tục cần thiết cho bạn. Do đó, việc ép plastic căn cước công dân không được khuyến khích thực hiện.
Thông thường, những dấu dập trên giấy tờ đều quan trọng, mang tính pháp lý, giúp nhận dạng,... Quá trình ép plastic có thể khiến những dấu này bị mờ, nghiêm trọng hơn là mất đi hoàn toàn. Vì vậy, cơ quan chức năng sẽ khó xác định thật giả và có quyền nghi ngờ về tính chân thật của chúng.
Ngoài ra, bạn có thể thoải mái ép plastic thẻ bảo hiểm y tế theo quyết định 1666/QĐ-BHXH ngày 03/12/2020 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Như vậy, tùy vào loại giấy tờ, các bạn có thể cân nhắc có nên ép plastic hay không. Hiện nay, Điện máy Đặng Gia đang cung cấp máy ép nhựa plastic với đa dạng mẫu mã và mức giá thành phải chăng. Nếu bạn có nhu cầu, liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline 0977 658 099 để được tư vấn và chốt đơn nhanh nhất.
Chia sẻ nhận xét của bạn về Có nên ép plastic giấy khai sinh, bằng đại học và các giấy tờ khác