Van khí nén là gì? Cách sử dụng van khí nén hiệu quả

11-02-2023, 2:54 pm 5818

Máy nén khí được cấu tạo bởi các chi tiết và bộ phận khác nhau trong đó phải kể đến phụ kiện van nén khí. Van nén khí tham gia trực tiếp vào quá trình hoạt động của máy song không phải người dùng nào hiểu rõ về loại van này. 

Van khí nén là gì?

Van khí nén hay còn gọi là van đảo chiều khí nén là bộ phận hoạt động dựa trên tác động của khí nén và được điều khiển bằng cơ hoặc điện để từ đó thực hiện đóng mở các cửa van, cung cấp khí nén cho thiết bị vận hành.

Van hơi khí nén hay còn gọi là van đảo chiều

Van hơi khí nén hay còn gọi là van đảo chiều

Tác dụng của van nén khí

Mặc dù là một phụ kiện khá nhỏ bé nhưng van khí nén lại có nhiệm vụ quan trọng quyết định trực tiếp đến hiệu quả của thiết bị nén khí:

Điều chế khí

Van khí nén sẽ kiểm soát áp suất của máy nén bằng cách tận dụng áp lực vào khí quyển. Những loại van giảm áp thường được sử dụng cho các loại máy thu hoặc các thiết bị lưu trữ không khí. Các loại van này được xem như là phương tiện để ngăn ngừa áp lực quá mức.

Điều khiển hướng

Một trong các chức năng chính của van nén khí là điều chỉnh hướng khí để kịp thời cung cấp cho các thiết bị: bộ lọc, điều áp, xi lanh…

Điều khiển dòng chảy

Không chỉ điều chỉnh hướng khí mà van hơi khí nén còn có tác dụng điều chỉnh và điều khiển lưu lượng, áp lực của dòng chảy để từ đó giúp quá trình điều khiển tốc độ làm việc của xi lanh hay động cơ trong hệ thống nén khí diễn ra một cách dễ dàng.

Phân loại van khí nén

Hiện nay, van nén khí được chế tạo với nhiều hình dạng khác nhau và thường được sử dụng tùy biến theo các yêu cầu kỹ thuật của máy. Người ta phân loại van khí thành dựa số cửa và số vị trí truyền động ở thân van, cụ thể là : van 5/2, van 3/2, van 5/3, van 4/2, van 2/2…

Van 2/2 - Nguyên lý hoạt động của van 2/2

Van 2/2 được hiểu đơn giản là loại van được thiết kế có 2 cổng (1 cổng vào 1 cổng ra) và 2 vị trí

Nguyên lý hoạt động của van 2/2: Khi chịu tác động của điện từ hoặc tác động cơ, cửa số 1 sẽ được mở ra để cho khí đi vào, sau đó khí sẽ thoát ra ở cửa số 2.

Van nén khí 2/2

Van nén khí 2/2

Van 3/2 ? Nguyên lý hoạt động của van 3/2

Van 3/2 là loại van có 2 vị trí, 3 cổng trong đó có 1 cổng nguồn cấp khí, 1 cổng làm việc và 1 cổng xả khí

Nguyên lý làm việc: Khi van đóng, cửa số 1 đóng, cửa số 2 sẽ thông với cửa số 3. Khi van mở, cửa số 1 thông với cửa số 2 để thông khí và của số 3 đóng 

Tìm hiểu về van 4/2

Van 4/2 là loại van có 2 vị trí và 4 cửa. Trong đó có cửa số 1 là cửa vào của khí, cửa số 2,4 là cửa làm việc và cửa số 3 là cửa xả khí.

Nguyên lý hoạt động: Dưới sự tác động của nguồn điện hoặc cơ, cửa van số 1 của van sẽ được mở để cho không khí có thể đi vào cửa số 2, sau khi không khí được xử lý thì khí này được trở lại cửa số 4 và xả ra ngoài g qua cửa số 3.

Van 5/2 là gì ? Nguyên lý hoạt động của van 5/2

Van 5/2 là là loại van đảo chiều có 2 vị trí và 5 cửa trong đó cửa số 1 là cửa cấp khí, cửa số 2 và cửa số 4 là cửa làm việc và cửa số 3, số 5 là cửa xả khí.

Van đảo chiều 5/2

Van đảo chiều 5/2

Nguyên lý làm việc của van đảo chiều 5/2: Van 5/2 hay còn có một cái tên khá là Solenoid Valve (van điện từ) hay van đảo chiều. Khi tác động nguồn điện sẽ tạo ra từ trường tác động đến quá trình đóng mở từ các ô cửa trong van 

Ở trạng thái bình thường, cửa 1 sẽ được nối thông với cửa số 2, cửa số 4 thông với cửa số 5 và cửa số 3 đóng. Khi điện tác động đến van khiến lo xo đẩy cửa số 1 sẽ thông với cửa số 4, cửa số 2 thông cửa số 3 và riêng cửa số 5 bị đóng lại.

Van 5/3 là gì ? Nguyên lý hoạt động của van 5/3

Cũng tương tự như van 5/2 thì van 5/3 cũng là van đảo chiều song van 5/3 sẽ có 3 vị trí và 5 cửa trong đó cửa số 1 là cửa nguồn khí, cửa số 2,4 là 2 cửa làm việc và cửa 3,5 là cửa có nhiệm vụ thoát khí.

Van 5/2, 5/3 thường được sử dụng trong các hệ thống máy nén khí trên nhà máy công nghiệp, để nhiệm vụ chính là đóng mở cửa, phân chia, trộn lẫn khí nén từ máy nén khí hoặc từ dầu thủy lực,... 

Hướng dẫn cách sử dụng van khí nén hiệu quả

Cách lắp đặt van khí nén

  • Xác định hướng lắp van khí nén bằng cách nhìn hướng mũi tên được in trên thân van
  • Phần kết nối chính là cửa van nên được siết ốc chặt, chắc chắn để đảm bảo van được kín với 2 đầu ống. Đối với loại lắp ren cần cho thêm băng tan và đối van lắp mặt bích cần có thêm một miếng đệm lót giữa mặt bích của van và đường ống để làm kín và chống rò rỉ.
  • Nối dây điện với nguồn điện bên ngoài trực tiếp. Người dùng nên xác định chính xác nguồn điện sử dụng  là 220V, 24V có thể là 110V để sử dụng nguồn điện phù hợp nhất.
  • Có thể sử dụng thiết bị hỗ trợ cho van khí nén để tránh hiện tượng tăng áp đột ngột. 

Lắp đặt van hơi nén khí đúng cách để tăng hiệu quả làm việc của thiết bị

Lắp đặt van hơi nén khí đúng cách để tăng hiệu quả làm việc của thiết bị

Một số lưu ý để sử dụng van nén khí hiệu quả

  • Thường xuyên kiểm tra độ rò rỉ của van để đảm bảo hiệu quả làm việc của van
  • Kiểm tra áp suất lưu chất trước khi sử dụng bằng cách lắp đặt thêm đồng hồ đo áp suất hoặc cảm biến áp suất cho đường ống lưu chất trước khi vào van.
  • Kiểm tra nhiệt độ lưu chất và nhiệt độ môi trường giúp hạn chế tình trạng hư hỏng của thiết bị từ đó làm giảm nguy cơ cháy nổ và mất an toàn cho người vận hành.

Những thông tin về van nén khí mà chúng tôi cung cấp trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm thông tin về loại van này, để có thể lựa chọn được phụ kiện máy nén khí phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Nếu có nhu cầu mua phụ kiện máy nén khí, bạn hoàn toàn có thể liên hệ với Điện máy Đặng Gia theo số hotline 0977 658 099 hoặc để lại số điện thoại dưới phần comment bài viết để nhanh chóng được hỗ trợ, sở hữu những sản phẩm tốt với giá thành hợp lý nhất. 

Chia sẻ nhận xét của bạn về Van khí nén là gì? Cách sử dụng van khí nén hiệu quả

Tin liên quan