Van 1 chiều máy nén khí là linh kiện quan trọng giúp thiết bị hoạt động ổn định và đạt hiệu quả cao. Những chia sẻ dưới đây của Điện máy Đặng Gia sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vai trò, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và cách lắp đặt van một chiều trong máy bơm hơi nhé!
Van 1 chiều là linh kiện máy nén khí có nhiệm vụ điều phối khí nén di chuyển theo một chiều nhất định, không hắt ngược trở lại khoang nén. Khi van bị hỏng, áp suất sụt giảm nhanh chóng, máy không thể tự bật để cân bằng lại áp suất dù rơ le đã được kích hoạt.
Vì vậy, van 1 chiều khí nén có vai trò quan trọng. Van giúp hạn chế tình trạng thất thoát, rò rỉ khí nén; bảo vệ đường ống dẫn khí, đầu nén; giảm thiểu sự cố tụt áp, cung cấp đủ khí nén cho các thiết bị sử dụng.
Van 1 chiều máy bơm hơi
Van một chiều khí nén có thiết kế nhỏ gọn, dễ lắp đặt và sử dụng. Van được làm từ các vật liệu bền bỉ như nhôm, inox, thép, sắt, gang,... cho khả năng chịu áp lực lớn.
Giá bán van 1 chiều máy bơm hơi không quá đắt, dao động từ 150.000 VNĐ - 400.000 VNĐ (tùy loại). Dưới đây là bảng giá thị trường cho bạn tham khảo:
Van 1 chiều khí nén |
Giá bán (VNĐ) |
Van 1 chiều loại phân tròn |
250.000 |
Van 1 chiều loại phân vuông |
150.000 |
Van 1 chiều loại nửa phân |
350.000 |
Van 1 chiều máy nén khí Fusheng
Hiện nay trên thị trường đang phổ biến 3 loại van 1 chiều máy nén khí sau:
Phân loại van khí nén 1 chiều
Ngoài ra, người ta còn chia van một chiều máy nén khí trục vít, piston thành 2 loại khác là van 1 chiều ren trong và van 1 chiều ren ngoài.
Dù được chia thành nhiều loại khác nhau song cấu tạo van một chiều máy bơm hơi đều bao gồm các bộ phận sau:
Cấu tạo van một chiều khí nén
Nguyên lý hoạt động van máy nén khí 1 chiều khá đơn giản. Van vận hành hoàn toàn tự động dựa vào áp lực dòng khí nén. Khi áp suất trong máy ổn định, thiết bị không tạo ra khí nén nên không có dòng khí chảy qua, cửa xoay của van đóng chặt.
Khi áp suất trong máy giảm xuống dưới mức cài đặt, rơ le nhiệt kích hoạt để máy tạo ra khí nén. Khí nén theo đường ống di chuyển đến trước cửa van. Sự thay đổi giá trị áp suất khiến cửa xoay đẩy ra khỏi vị trí đóng, van chuyển sang trạng thái mở, cho phép dòng khí đi qua van và đến bộ phận dự trữ.
Không có giới hạn nhất định khi lắp van 1 chiều cho thiết bị nén khí. Có thể lắp từ 1 - 2 chiếc hoặc nhiều hơn tùy theo yêu cầu công việc.
- Bước 1: Kiểm tra van:
Trước khi lắp, hãy kiểm tra xem kích cỡ van có phù hợp với kích thước của đường ống trong hệ thống không. Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra xem van còn hoạt động không bằng cách mở van và thổi tại một đầu. Nếu đầu bên kia có hơi mát chứng tỏ van vẫn còn tốt.
- Bước 2: Chọn vị trí lắp van:
Chọn vị trí lắp van một chiều phù hợp. Về hướng lắp van, hãy quan sát mũi tên chỉ hướng dòng chảy trên van. Nếu mũi tên nằm ngang thì van được lắp theo phương ngang. Ngược lại, nếu mũi tên hướng lên trên thì lắp van theo phương thẳng đứng.
Cách lắp van một chiều khí nén
- Bước 3: Lắp van:
Dùng các dụng cụ hỗ trợ để siết chặt các khớp ren. Lưu ý, không nên dùng lực quá mạnh khiến chân ren bị vỡ. Có thể sử dụng thêm băng tan để đảm bảo độ chắc chắn, tránh tình trạng rò rỉ khí nén.
- Bước 4: Kiểm tra:
Sau khi hoàn thành, chạy thử nghiệm để xem van được lắp đúng cách chưa. Nếu dòng khí chỉ chảy theo một hướng, khí nén không bị rò rỉ thì bạn đã thành công. Ngược lại, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào khác lạ thì hãy ngắt thiết bị để kiểm tra và xử lý.
Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn van 1 chiều máy nén khí. Để được tư vấn chi tiết hơn về linh kiện này cũng như các sản phẩm máy nén khí công nghiệp, quý khách hàng hãy liên hệ đến Điện máy Đặng Gia theo hotline 0983.113.582 - 0965.327.282 để được hỗ trợ!
Chia sẻ nhận xét của bạn về Van 1 chiều máy nén khí là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động