Tháp giải nhiệt không được làm sạch thường xuyên dễ bị cáu cặn, làm giảm hiệu suất làm mát. Vì vậy, việc vệ sinh tháp giải nhiệt rất quan trọng, các đơn vị cần chú ý thực hiện định kỳ và đúng cách. Quy trình vệ sinh cụ thể sẽ được Đặng Gia bật mí chi tiết trong bài viết này!
Tháp giải nhiệt nước có vai trò quan trọng giúp duy trì nhiệt độ ổn định cho máy móc, trang thiết bị trong nhà xưởng. Sau một thời gian sử dụng, tháp bị bám cặn bẩn, vi sinh, rong rêu và dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng như giảm hiệu suất giải nhiệt nước, tăng chi phí vận hành, làm hỏng các linh kiện,...
Do vậy, việc vệ sinh tháp giải nhiệt cooling tower định kỳ là rất cần thiết để:
Tháp hạ nhiệt nước bám nhiều rong rêu, cặn bẩn
Tần suất vệ sinh tháp giải nhiệt phụ thuộc vào nhiều yếu tố như môi trường hoạt động, chất lượng nước,... Tuy nhiên, các đơn vị nên vệ sinh tháp định kỳ khoảng từ 3 - 6 tháng/ lần. Quá trình vệ sinh cần thực hiện đúng cách để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả hoạt động của tháp.
Để quá trình làm sạch tháp hạ nhiệt diễn ra thuận lợi và hiệu quả nhất, bạn cần chuẩn bị các vật dụng sau:
Thực hiện công tác bảo hộ đầy đủ trước khi vệ sinh tháp
Tuân thủ theo đúng các bước dưới đây sẽ giúp bạn loại bỏ toàn bộ cặn bẩn, vi khuẩn, rong rêu, đất cát trong tháp giải nhiệt. Quy trình cụ thể như sau:
Ngắt toàn bộ hệ thống điện cấp cho tháp.
Tháo hoặc cách ly các thiết bị điện như thiết bị đo lường, van điện tử,...
Mở van xả nước ở đáy để xả bớt nước trong tháp ra ngoài, chỉ giữ lại một ít ở đế bồn.
Dùng vòi xịt để xịt rửa sơ bộ bên trong tháp.
Dùng hóa chất tẩy rửa với liều lượng vừa phải theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Không dùng quá ít hóa chất vì sẽ không đảm bảo hiệu quả vệ sinh. Cũng không nên dùng quá nhiều vì có thể gây nguy hại cho tháp.
Hóa chất tẩy rửa được châm trực tiếp theo đường nước vào tháp. Sau khi đổ hóa chất vào, bật máy bơm để hóa chất chạy tuần hoàn trong đường ống và toàn bộ thiết bị để xử lý cáu cặn trong tháp triệt để.
Lưu ý, cần đảm bảo hóa chất tẩy rửa tuần hoàn liên tục tối thiểu 5 tiếng để loại bỏ toàn bộ vi sinh vật, rong rêu, cặn canxi, magie,...
Bơm hóa chất tẩy rửa tuần hoàn trong hệ thống
Sau khi chạy tuần hoàn trong tháp, tiến hành xả toàn bộ hóa chất ra khỏi hệ thống. Lưu ý, hóa chất cần được trung hòa trước khi xả ra ngoài môi trường để không gây tác động xấu đến môi trường.
Thay nước cho hệ thống giải nhiệt bằng cách cho máy bơm chạy liên tục cho đến khi nước trong tháp trong, không còn bọt khí và đáp ứng các tiêu chuẩn nước tháp giải nhiệt là được. Có thể dùng quỳ tím để kiểm tra độ pH của nước.
Dùng máy phun rửa áp lực cao để loại bỏ những cặn bẩn còn sót bám trên vỏ và linh kiện tháp. Nếu cần thiết có thể tháo rời các linh kiện để quá trình vệ sinh diễn ra thuận lợi.
Vệ sinh lại toàn bộ tháp
Kết thúc quá trình vệ sinh, tiến hành kiểm tra và chạy thử tháp. Đảm bảo tháp vận hành ổn định, an toàn, không có sự cố phát sinh là hoàn thành.
Vệ sinh các linh kiện tháp giải nhiệt là một bước trong chu trình làm sạch tháp. Cách vệ sinh tháp giải nhiệt theo từng linh kiện cụ thể như sau:
Vỏ tháp và đế bồn thường được làm từ sợi thủy tinh chống gỉ, sơn tĩnh điện nên quá trình vệ sinh khá đơn giản. Bạn chỉ cần dùng máy phun rửa xe áp lực cao để loại bỏ rong rêu, cặn bẩn bám trên 2 bộ phận này là được.
Tiến hành tháo rời các ống chia nước để xịt rửa bụi bẩn, cặn bám bên trong. Có thể dùng kết hợp với hóa chất để làm sạch hiệu quả hơn. Chú ý loại bỏ sạch toàn bộ rong rêu bám trên các lỗ phun nhỏ để tránh tình trạng nước bị tắc nghẽn. Sau khi vệ sinh, bạn lắp lại ống chia nước như ban đầu là được.
Để vệ sinh đầu phun, bạn kiểm tra xem trong đầu phun có vướng rác, rong rêu không và loại bỏ. Chú ý thay mới nếu linh kiện này có dấu hiệu bị nứt vỡ, tốc độ quay chậm dù đã được làm sạch bụi bẩn bên trong.
Tấm tản nhiệt là linh kiện quan trọng của tháp giải nhiệt, quyết định trực tiếp đến hiệu suất làm mát của thiết bị. Khi vệ sinh, hãy dùng vòi xịt áp lực cao để loại bỏ hết bùn đất, cặn bẩn, rong rêu bám trên các khe hở của tấm giải nhiệt.
Vệ sinh tấm tản nhiệt
Dùng khăn mềm để lau sạch bụi bẩn trên cánh quạt. Có thể dùng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng nếu cánh quạt bám nhiều dầu mỡ.
Tháo rời động cơ khỏi cánh quạt. Dùng bàn chải hoặc chổi quét để loại bỏ bụi bẩn, mạng nhện bám trên động cơ. Kiểm tra xem các bộ phận của động cơ còn nguyên vẹn và hoạt động ổn định không. Cuối cùng, bôi trơn các bộ phận chuyển động của động cơ.
Kết thúc quy trình vệ sinh tháp giải nhiệt cooling tower, bạn cần tiến hành kiểm tra, vận hành thử xem tháp có phát sinh sự cố hư hỏng không để khắc phục. Công tác thực hiện gồm có:
Hoàn tất các bước kiểm tra trên mà tháp vận hành ổn định, không có sự cố phát sinh thì bạn có thể yên tâm sử dụng tháp rồi đấy!
Kiểm tra độ pH của nước sau khi vệ sinh tháp
Để mang đến hiệu quả làm sạch tốt nhất và đảm bảo an toàn khi vệ sinh, dưới đây là một vài lưu ý quan trọng dành cho bạn:
Lưu ý khi thực hiện vệ sinh tháp
Mong rằng bài viết trên sẽ giúp bạn nắm rõ quy trình vệ sinh tháp giải nhiệt đúng cách. Hãy tuân thủ theo đúng hướng dẫn và các lưu ý để vệ sinh tháp an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất!
Chia sẻ nhận xét của bạn về Quy trình vệ sinh tháp giải nhiệt đúng chuẩn chi tiết từ A - Z