Thông Số Kĩ Thuật Của Tháp Giải Nhiệt Có Ý Nghĩa Gì?

21-08-2024, 2:10 pm 76

Các thông số tháp giải nhiệt sẽ cung cấp thông tin tổng quan về sản phẩm giúp bạn lựa chọn model phù hợp với nhu cầu giải nhiệt tại đơn vị. Muốn hiểu rõ hơn về ý nghĩa các thông số kỹ thuật của tháp giải nhiệt thì bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của Đặng Gia.

Ứng dụng của tháp giải nhiệt trong thực tế

Tháp giải nhiệt công nghiệp là thiết bị giảm nhiệt độ nhiệt nước, hoạt động bằng cách trích nhiệt từ nước nóng và thải ra ngoài khí quyển. Thiết bị này được dùng với mục đích là giải nhiệt máy móc, thiết bị trong nhà xưởng sản xuất nên được ứng dụng nhiều lĩnh vực, ngành nghề như:

  • Điện lạnh
  • Thủy hải sản
  • Công nghiệp thực phẩm, đồ uống
  • Các ngành công nghiệp khác: luyện kim, sản xuất nhựa, sản xuất thép, dược phẩm,...

Ngoài ra, tháp giải nhiệt còn được dùng để hỗ trợ cho quá trình làm lạnh nước của chiller giải nhiệt nước trong hệ thống điều hòa trung tâm.

 Tháp tản nhiệt nước công nghiệp Kumisai

Tháp tản nhiệt nước công nghiệp Kumisai

Ý nghĩa, cách đọc thông số kĩ thuật tháp giải nhiệt

Tương như như các loại máy móc công nghiệp khác, tháp giải nhiệt nước cũng có nhiều thông số liên quan thể hiện đặc điểm và khả năng làm việc của thiết bị. Các thông số kỹ thuật của tháp giải nhiệt gồm có:

Thông số tháp giải nhiệt Đơn vị tính phổ biến
Công suất làm lạnh RT
Khả năng làm mát Kcal/Hr
Lưu lượng gió m3/ phút
Tốc độ dòng chảy lít/ phút
Công suất motor quạt HP
Đường kính quạt hút mm
Đường kính ống dẫn nước vào/ra DN
Trọng lượng tháp (trọng lượng khô, trọng lượng khi đang hoạt động) Kg
Kích thước tháp mm, cm

Công suất làm lạnh của tháp (RT)

Chúng ta thường nói “tháp giải nhiệt Kumisai 60RT” hay “tháp giải nhiệt Liang Chi 100RT”,... thì các con số 60RT, 100RT biểu thị công suất làm lạnh của tháp.

Đơn vị RT còn gọi là tấn lạnh. Các tháp có công suất nhỏ từ 5RT - 100RT được dùng tại các nhà xưởng có quy mô nhỏ và vừa. Các model tháp giải nhiệt công nghiệp có công suất trên 100RT phù hợp với các nhà xưởng có quy mô từ vừa đến lớn.

 Tháp hạ nhiệt nước Liang Chi 30RT

Tháp hạ nhiệt nước Liang Chi 30RT được dùng phổ biến trong các nhà xưởng quy mô nhỏ

Khả năng làm mát (Kcal/h)

Đây là thông số tháp giải nhiệt quan trọng, biểu thị khả năng tản nhiệt nước của tháp. Tháp có công suất làm lạnh càng lớn thì khả năng giải nhiệt (làm mát) nước càng cao.

Đơn vị đo khả năng làm mát nước của tháp là Kcal/Hr. Thông thường, Kcal biểu thị năng lượng tiêu hao của hoạt động. Trong tháp làm mát, nó chỉ khả năng thu nhiệt độ nước nóng của tháp.

Lưu lượng gió (m3/ phút)

Khi nói đến thông số của tháp giải nhiệt không thể bỏ qua qua lưu lượng gió. Đây là thông số ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả làm mát của thiết bị. Tháp có lưu lượng gió càng lớn thì hiệu quả trao đổi nhiệt càng tốt.

Công suất motor quạt (HP)

Công suất motor quạt biểu thị khả năng làm việc của động cơ quạt tháp giải nhiệt. Công suất quạt thường dao động từ 0.25HP đến hàng trăm HP. Quạt có công suất càng lớn thì khả năng vận hành càng mạnh mẽ, tạo ra lưu lượng gió lớn, góp phần nâng cao hiệu quả tản nhiệt nước.

 Cánh quạt và động cơ của tháp

Cánh quạt và động cơ của tháp

Đường kính quạt hút (mm)

Đường kính quạt hút là đường kính của cánh quạt tháp giải nhiệt. Thông số tháp giải nhiệt này cũng rất quan trọng.

Nếu chiều dài cánh quạt càng lớn thì càng tạo ra nhiều gió mát. Lượng gió này có nhiệm vụ trao đổi nhiệt với nước nóng và mang theo hơi nóng ra khỏi tháp. Nhờ vậy làm giảm nhiệt độ nước.

Tốc độ dòng chảy (lít/ phút)

Đây là tốc độ dòng nước ra và vào tháp giải nhiệt. Tốc độ dòng chảy được đo bằng đơn vị lít/ phút.

Đường kính của ống dẫn nước vào/ra (DN)

Đường kính ống dẫn nước ra/ vào là kích thước các đường ống có nhiệm vụ vận chuyển nước vào và ra khỏi tháp. Khi lắp đặt, bạn cần chú ý đến thông số tháp giải nhiệt này để chọn đường ống có kích thước phù hợp, tránh tình trạng làm thất thoát, rò rỉ nước.

 Vị trí lắp ống dẫn nước ra và vào trong tháp

Vị trí lắp ống dẫn nước ra và vào trong tháp

Đường ống tháp giải nhiệt được tính bằng đơn vị DN. Bạn có thể tham khảo bảng quy đổi giữa DN và mm dưới đây để chọn đường ống phù hợp:

DN Inch mm
DN10 3/8" Ø17mm
DN15 1/2" Ø21mm
DN20 3/4" Ø37mm
DN25 1" Ø34mm
DN32 1 1/4" Ø42mm
DN40 1 1/2" Ø49mm
DN50 2" Ø60mm
DN65 2 1/2" Ø73mm
DN80 3" Ø89mm
DN100 4" Ø114mm
DN125 5" Ø141mm
DN150 6" Ø168mm
DN200 8" Ø219mm
DN250 10" Ø273mm
DN300 12" Ø324mm
DN350 14" Ø356mm
DN400 16" Ø406mm
DN450 18" Ø457mm
DN500 20" Ø508mm
DN600 24" Ø558mm

Trọng lượng tháp (kg)

Trọng lượng tháp giải nhiệt gồm có trọng lượng khô và trọng lượng khi hoạt động. Trọng lượng tháp khi hoạt động có thể gấp từ 2 - 5 lần so với trọng lượng khô tùy theo tốc độ dòng chảy của thiết bị.

Kích thước tháp giải nhiệt (mm)

Thông số tháp giải nhiệt cuối cùng bạn cần chú ý là kích thước tháp. Với dòng tháp giải nhiệt tròn chỉ có 2 thông số kích thước là đường kính (bề ngang) và chiều cao. Tháp giải nhiệt vuông có đầy đủ 3 kích thước là chiều cao, chiều dài và chiều sâu (rộng).

 Kích thước tháp giải nhiệt

Kích thước tháp tản nhiệt

Ý nghĩa, cách tính các thông số tháp giải nhiệt quan trọng

Công suất tháp giải nhiệt

Công suất tháp giải nhiệt là tiêu chí quan trọng đầu tiên các đơn vị cần chú ý khi mua tháp. Để tính toán công suất làm mát của tháp, ta dựa vào công suất tỏa nhiệt của máy móc.

Công suất tỏa nhiệt được tính theo công thức sau:

Q = C*M (T2 – T1)

  • Q: Công suất tỏa nhiệt máy móc
  • C: Nhiệt dung riêng của nước, C = 42000J/kg*K
  • M: Khối lượng nước được dẫn vào hệ thống để giải nhiệt máy móc
  • T2: Nhiệt độ nước sau khi giải nhiệt máy móc
  • T1: Nhiệt độ ban đầu của nước trước khi dẫn vào để làm mát máy móc.

Khấu hao sự hao hụt về nhiệt độ do tác động của ánh nắng mặt trời, nhiệt độ môi trường,... ta có thể nghiên cứu và chọn tháp có công suất phù hợp.

 Tính công suất tháp dựa trên công suất tỏa nhiệt của máy móc

Tính công suất tháp dựa trên công suất tỏa nhiệt của máy móc

Thể tích bể chứa nước

Bể chứa nước là nơi lưu trữ nước trước của tháp. Thể tích bể chứa tỷ lệ thuận với công suất làm mát của tháp, tức là công suất càng cao thì bể chứa càng lớn. Nếu bể chứa quá nhỏ sẽ làm giảm hiệu quả giải nhiệt của tháp, không đáp ứng nhu cầu làm mát trong nhà xưởng.

Theo kinh nghiệm của Đặng Gia, khi xây cần chú ý thể tích bể chứa phải lớn hơn thể tích tối thiểu. Điều này đảm nước luôn được bơm tuần hoàn vào trong tháp.

Công thức tính thể tích tối thiểu là:

Vmin = 6.5 x Thể tích đường ống dẫn nước vào x Công suất giải nhiệt của tháp

Bơm nước tháp giải nhiệt

Máy bơm là bộ phận quan trọng giúp nguồn nước lưu thông tuần hoàn trong tháp và tưới đều lên tấm tản nhiệt. Trong tháp giải nhiệt, máy bơm ly tâm được dùng phổ biến nhất.

Có hai yếu tố cần quan tâm khi chọn máy bơm cho tháp giải nhiệt là lưu lượng và áp suất. Hai yếu tố này có mối quan hệ nghịch biến với nhau, tức là lưu lượng cao thì áp suất thấp và ngược lại.

Lưu lượng bơm được xác định thông qua tốc độ dòng chảy của tháp giải nhiệt. Áp suất bơm xác định thông qua vị trí giữa bơm và tháp, kích thước đường ống, đường đi của ống dẫn nước. Có đầy đủ các thông số này, bạn sẽ chọn được loại bơm phù hợp với tháp.

 Máy bơm nước tháp giải nhiệt

Máy bơm tháp giải nhiệt

Trên đây là bài viết chia sẻ về ý nghĩa và cách đọc các thông số tháp giải nhiệt. Hy vọng sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích giúp bạn lựa chọn cho mình thiết bị làm mát tốt nhất. Ngoài việc chọn thiết bị phù hợp, bạn nên tìm đến các đơn vị bán uy tín như Điện máy Đặng Gia để mua hàng chính hãng, đảm bảo hiệu quả giải nhiệt tối ưu nhất. Nếu bạn có nhu cầu mua thì hãy liên hệ hotline 0983 530 698 để được tư vấn và hỗ lắp đặt tận nơi.

 

Chia sẻ nhận xét của bạn về Thông Số Kĩ Thuật Của Tháp Giải Nhiệt Có Ý Nghĩa Gì?

Tin liên quan
Hỗ trợ online 8:00 - 18:00 | Đặt hàng online 24.24
Hỗ trợ nhanh 24/24: 0983 530 698
icon

TP.HN: -- 0983 530 698 - 0977 658 099

TP.HCM: 0965 327 282 - 0983 113 582

icon

Email: info@trungtammuasam.vn