Máy nén khí 2 cấp: Đặc điểm, cấu tạo, nguyên lý hoạt động
Máy nén khí 2 cấp có áp suất khí nén cao, thích hợp sử dụng trong các ngành sản xuất yêu cầu nguồn khí nén mạnh, liên tục. Vậy máy nén khí 2 cấp có cấu tạo, nguyên lý hoạt động và khác gì so với dòng máy nén 1 cấp? Đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích mà Điện máy Đặng Gia chia sẻ trong bài viết này nhé!
Máy nén khí 2 cấp là gì?
Là dòng máy nén hơi có 2 cấp nén khác nhau, tạo ra nguồn khí nén có áp suất từ 12 - 16kg/cm2. Thiết bị này thích hợp sử dụng trong các lĩnh vực cần nguồn khí nén mạnh và liên tục như các xưởng sản xuất, khu công nghiệp, nhà xưởng, gara bảo dưỡng xe trang bị cầu nâng, các trạm bảo dưỡng xe tải,...
Máy nén khí piston 2 cấp nén Pegasus
So sánh máy nén khí 2 cấp và máy nén khí 1 cấp
Phân loại theo cấp nén, máy nén khí được chia thành 2 loại là máy nén hơi 1 cấp và 2 cấp. Hai thiết bị này có cấu tạo khá giống nhau nên rất khó phân biệt. Để không bị nhầm lẫn, mời bạn đọc tham khảo bảng so sánh máy nén khí 2 cấp và máy nén khí 1 cấp dưới đây của chúng tôi:
Máy bơm hơi 2 cấp Shark
Cấu tạo & nguyên lý làm việc của máy nén 2 cấp
Cấu tạo máy nén khí 2 cấp
Máy nén khí piston 2 cấp
Cấu tạo máy nén khí piston 2 cấp gồm các bộ phận như động cơ, đầu nén, xi lanh, lọc gió, bình chứa khí nén, van an toàn, van một chiều, công tắc áp suất, rơ le nhiệt, ống tản nhiệt,....
Bộ phận tản nhiệt (làm mát) của dòng máy nén hơi piston 2 cấp
Trong đó, ống tản nhiệt là bộ phận quan trọng của máy nén piston 2 cấp, có nhiệm vụ làm mát không khí. Nhờ vậy, xilanh của chu trình nén thứ 2 có thể nén được nhiều không khí hơn, tạo ra nguồn khí nén có áp lực cao.
Máy nén khí trục vít 2 cấp
Cấu tạo máy nén 2 cấp trục vít gồm các chi tiết như 2 cặp trục vít, bánh răng, 2 bình dầu, động cơ, hệ thống các van (van hút, van một chiều, van điện từ, van an toàn, van áp suất,...), lọc tách dầu, lọc dầu, đường ống hồi dầu, bộ phận giải nhiệt, cảm biến nhiệt độ, cảm biến áp suất, két giải nhiệt,...
Hai cặp trục vít của dòng máy nén khí trục vít 2 cấp
Hai cặp trục vít tạo ra 2 cấp nén nối tiếp nhau. Bánh răng có nhiệm vụ giúp các trục vít vận hành đồng bộ, không bị sai lệch. Các bộ phận còn lại đảm nhận vai trò, nhiệm vụ tương tự như dòng máy nén khí trục vít 1 cấp.
Nguyên lý làm việc của máy nén khí 2 cấp
Đối với máy nén khí piston 2 cấp
Máy hoạt động dựa trên chuyển động tịch tiến của piston trong xilanh với 4 bước sau:
- Nạp khí: Không khí được hút từ bên ngoài, đi qua bộ lọc gió và vào trong đầu nén.
- Nén khí cấp 1: Piston chuyển động khiến thể tích không khí giảm, dẫn đến tăng áp suất. Van nạp sẽ đóng lại để không khí không bị thoát ra ngoài. Đối với dòng máy nén khí piston cấp 1, chu trình nén khí sẽ kết thúc tại đây.
- Nén khí cấp 2: Không khi sau khi được nén lần 1 sẽ tiếp tục nén lần 2. Tại đây, khí mát liên tục được đưa vào để giải nhiệt cho không khí. Kết thúc lần nén thứ 2, khí nén có áp suất từ 12 - 16kg/cm2.
- Xả khí nén: Khi áp suất đủ lớn, van xả tự động mở và đẩy khí nén đến bình chứa khí, kết thúc quy trình nén khí.
Sơ đồ nguyên lý làm việc của máy nén hơi piston 2 cấp
Máy nén khí trục vít 2 cấp nén
Máy nén khí trục vít 2 cấp nén hoạt động theo nguyên lý thay đổi thể tích giữa các cặp trục vít xoay ngược chiều. Chu trình cụ thể như sau:
- Không khí được dẫn vào trong máy và đến cấp nén thứ nhất.
- Kết thúc quá trình nén khí cấp 1, khí nén đi qua bộ phận làm mát và đến chu trình nén khí cấp 2.
- Tại vị trí nén cấp 2, không khí được nén chặt, khiến áp suất tăng cao.
- Kết thúc chu trình nén cấp 2, khí nén tiếp tục đi qua bộ phận giải nhiệt và di chuyển đến bình tích khí.
Sơ đồ nguyên lý hoạt động của máy nén khí trục vít 2 cấp
Máy nén khí 2 cấp có ưu, nhược điểm gì?
Về ưu điểm
- Máy bơm hơi 2 cấp nén có tuổi thọ và độ bền cao do có sự cải tiến về thiết kế.
- Máy nén khí 2 cấp có áp suất khí nén cao, góp phần giúp hiệu suất công việc tăng đáng kể, tiết kiệm nhiều thời gian và công sức lao động.
- Máy có thiết kế chống rung và giảm thanh, hạn chế tiếng ồn khi hoạt động.
- Bộ phận làm mát (tản nhiệt) giúp giảm nhiệt độ máy khi nén khí, giúp tăng tuổi thọ cho thiết bị.
- Máy nén khí 2 cấp được thiết kế với công suất lớn, có thể hoạt động liên tục trong nhiều giờ, đảm bảo cung cấp nguồn khí nén dồi dào phục vụ cho công việc.
- Thiết bị không tiêu hao nhiều điện năng, giảm bớt chi phí vận hành cho đơn vị.
Máy bơm hơi piston 2 cấp chuyên dùng tại các tiệm sửa xe có trang bị cầu nâng ô tô 1 trụ
Về nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm trên, máy nén khí 2 cấp cũng tồn tại một số nhược điểm như:
- Thời gian nén khí lâu hơn do không khí phải trải qua 2 lần nén khác nhau.
- Giá máy nén khí 2 cấp đắt hơn so với máy nén khí 1 cấp bởi thiết bị có cấu tạo và cơ chế làm việc phức tạp hơn.
Top 10+ máy nén khí 2 cấp bán chạy nhất hiện nay
Địa chỉ cung cấp máy nén khí cấp 2 chính hãng, uy tín nhất
Để đảm đảm bảo tối đa lợi ích và hiệu quả công việc, bạn nên mua máy bơm hơi 2 cấp tại các đơn vị bán uy tín, được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn như Điện máy Đặng Gia.
Khi mua máy nén khí 2 cấp tại Điện máy Đặng Gia, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng và giá thành bởi các chính sách sau của chúng:
- Cam kết 100% sản phẩm chính hãng, chất lượng, có xuất xứ rõ ràng.
- Sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp từ nhà sản xuất nên có nhiều ưu đãi về giá.
- Bảo hành 12 tháng.
- Hỗ trợ giao hàng, lắp đặt tận nơi trên toàn quốc
- Lỗi 1 đổi 1 trong vòng 7 ngày nếu sản phẩm phát sinh lỗi do nhà sản xuất.
- Có sẵn và đầy đủ các linh kiện thay thế khi cần.
Điện máy Đặng Gia phân phối các loại máy nén hơi 1 cấp, 2 cấp chính hãng, uy tín
Hy vọng bài viết chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cấu tạo, cách thức vận hành và sự khác biệt giữa máy nén khí 2 cấp với máy nén khí 1 cấp. Hiện tại, các sản phẩm máy nén khí piston, máy nén khí trục vít, máy bơm hơi 1, 2 cấp đang có sẵn tại Điện máy Đặng Gia với nhiều ưu đãi về giá cùng các chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Quý khách hàng có nhu cầu mua hãy đặt hàng ngay hôm nay để không bỏ lỡ cơ hội mua sắm có 1-0-2 này!
Liên hệ ngay đến Điện máy Đặng Gia theo số hotline 0983 530 698 - 0977 658 099 để được hỗ trợ đặt hàng nhanh nhất!
Chia sẻ nhận xét của bạn về Máy nén khí 2 cấp: Đặc điểm, cấu tạo, nguyên lý hoạt động