Quy trình lắp đặt tháp giải nhiệt ĐÚNG kỹ thuật (chi tiết A->Z)

02-08-2024, 5:04 pm 725

Lắp đặt tháp giải nhiệt đúng kỹ thuật giúp tháp vận hành ổn định, hạn chế tiếng ồn và các sự cố phát sinh khi sử dụng. Bài viết dưới sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách lắp đặt tháp giải nhiệt nước và một số lưu ý khi thực hiện.

Các bộ phận quan trọng cần lưu ý khi lắp đặt tháp giải nhiệt

Để lắp đặt đúng cách và đúng kỹ thuật, chúng ta cần hiểu rõ cấu tạo tháp giải nhiệt, chức năng và vị trí các linh kiện cấu tạo nên tháp. Cụ thể như sau:

Đế bồn

  • Đặc điểm: Gia công từ vật liệu composite bền bỉ, chắc chắn. Thiết kế chắc chắn, dày dặn, chịu được tải trọng lớn.
  • Chức năng: Chứa nguồn nước mát sau khi hạ nhiệt. Đồng thời nâng đỡ toàn bộ phần khung vỏ và các linh kiện tháp giải nhiệt khác.
  • Vị trí lắp đặt: Đế bồn được lắp ở phần đáy tháp.

 Đế bồn tháp giải nhiệt

Đế bồn tháp giải nhiệt

Tấm tản nhiệt

  • Đặc điểm: Bề mặt tấm giải nhiệt là các đường lượn sóng, giúp gia tăng hiệu quả trao đổi nhiệt. Làm từ các chất liệu như PP, PVC với khả năng chịu nhiệt tốt, hoạt động bền bỉ trong môi trường khắc nghiệt.
  • Chức năng: Diễn ra quá trình trao đổi nhiệt giữa nước nóng và khí mát.
  • Vị trí lắp đặt: Tấm tản nhiệt lắp trên đế bồn và dưới hệ thống phun nước.

 Cuộn tản nhiệt tròn

Cuộn tản nhiệt tròn

Bộ chia nước

  • Đặc điểm: Gồm có đầu phun làm bằng nhựa hoặc nhôm và các ống chia nước.
  • Chức năng: Phân phối nước nóng đều lên bề mặt tấm giải nhiệt.
  • Vị trí lắp đặt: Hệ thống phun nước lắp trên tấm tản nhiệt.

 Bộ chia nước tháp giải nhiệt

Bộ chia nước tháp giải nhiệt

Motor tháp giải nhiệt

  • Đặc biệt: Làm từ hợp kim nhôm cao cấp với khả năng kháng nước, kháng bụi, ít bị hư hỏng dù làm việc trong môi trường khắc nghiệt.
  • Chức năng: Cung cấp năng lượng làm quay cánh quạt.
  • Vị trí lắp đặt: Động cơ lắp trên đỉnh tháp, trên cánh quạt.

 Động cơ tháp giải nhiệt

Động cơ tháp giải nhiệt

Cánh quạt tháp giải nhiệt

  • Đặc điểm: Làm bằng nhựa hoặc hợp kim nhôm với tốc độ quay nhanh, tạo ra lưu lượng gió lớn.
  • Chức năng: Luân chuyển khí mát vào trong tháp và hút hơi nóng thải ra ngoài khí quyển.
  • Vị trí lắp đặt: Trên hệ thống phun nước và dưới động cơ tháp giải nhiệt.

 Cánh quạt tháp giải nhiệt nhựa

Cánh quạt tháp giải nhiệt nhựa

Khung vỏ

  • Đặc điểm: Gia công từ vật liệu composite bền bỉ, ít bị han gỉ, chịu lực va đập tốt. Khung vỏ thường được chia thành nhiều mảnh nhỏ để tiện cho quá trình vận chuyển.
  • Chức năng: Bảo vệ các linh kiện bên trong tháp và giảm bớt tiếng ồn.
  • Vị trí lắp đặt: Bao bọc bên ngoài tháp.

 Vỏ tháp giải nhiệt

Vỏ tháp giải nhiệt

Cách lắp đặt tháp giải nhiệt nước chuẩn kỹ thuật

Lắp sai các chi tiết tháp tản nhiệt sẽ làm giảm hiệu suất làm mát, tiêu hao nhiều năng lượng và giảm tuổi thọ của linh kiện. Bởi vậy, bạn cần thao tác thực hiện theo đúng quy trình lắp đặt tháp giải nhiệt dưới đây:

Bước 1: Công tác chuẩn bị

  • Đảm bảo khu vực lắp đặt tháp rộng rãi, thông thoáng.
  • Di chuyển các linh kiện tháp như đế bồn, khung vỏ, cánh quạt động cơ, tấm lưới xám,... đến vị trí lắp đặt.
  • Chuẩn bị các dụng cụ như tua vít, súng bắn vít, keo dán chuyên dụng,...

Bước 2: Ráp đế bồn và lắp các thanh đỡ khung vỏ

  • Nếu đế bồn chia thành nhiều mảnh nhỏ, tiến hành ráp các mảnh đến bồn lại với nhau và cố định chắc chắn chắc bằng đinh vít. Sử dụng thêm keo dán chuyên dụng để các mảnh đế bồn liên kết chặt chẽ với nhau, không làm rò rỉ nước khi tháp vận hành.

 Ráp các mảnh đến bồn của tháp

Ráp các mảnh đến bồn của tháp

  • Lắp các thanh đỡ khung vỏ trên đế bồn.

 Lắp thanh đỡ khung vỏ

Lắp thanh đỡ khung vỏ

Bước 3: Lắp ống dẫn nước và tấm tản nhiệt

  • Lắp ống dẫn nước vào trong tháp.
  • Lắp các thanh đỡ tấm tản nhiệt nối từ ống dẫn nước đến đầu các thanh đỡ khung vỏ.

 Lắp ống dẫn nước vào, thanh đỡ tấm giải nhiệt

Lắp ống dẫn nước vào, thanh đỡ tấm giải nhiệt

  • Đặt các cuộn tản nhiệt lên trên. Lưu ý, các tấm tản nhiệt cần đặt sao cho rãnh so le nhau giúp nước dễ dàng chảy xuống đế bồn, tránh tình trạng bị tắc nghẽn.

 Lắp tấm tản nhiệt cho tháp

Lắp tấm tản nhiệt cho tháp

Bước 4: Lắp bộ chia nước tháp giải nhiệt

Bước tiếp theo trong quy trình lắp đặt tháp giải nhiệt là lắp bộ chia nước. Nó được lắp trên đầu của ống dẫn nước như dưới ảnh minh họa.

Khi thi công cần đảm bảo các khớp nối được vặn thật chặt để tránh làm rò rỉ làm nước gây lãng phí.

 Lắp bộ chia nước cho tháp

Lắp bộ chia nước cho tháp

Bước 5: Lắp khung tháp

Lắp vỏ cho tháp giải nhiệt theo thứ tự từ dưới đáy tháp lên trên. Tương tự như đế bồn, vỏ tháp được chia thành các mảnh nhỏ nên cần ghép các mảnh vỏ thật chắc chắn.

Các mảnh vỏ tháp ở đỉnh thì chưa ghép vội hoặc có thể ghép một nửa, để chỗ còn lắp cánh quạt và động cơ tháp giải nhiệt.

 ắp đến đâu hoàn thiện dần phần khung vỏ bao quanh linh kiện đó

Lắp đến đâu hoàn thiện dần phần khung vỏ bao quanh linh kiện đó

Bước 6: Lắp cánh quạt và motor tháp giải nhiệt

Động cơ và cánh quạt được lắp liền nhau. Có một thanh đỡ cụm động và cánh quạt gắn trên đỉnh tháp. Cần bắt vít thật chắc để hai linh kiện này không bị rung lắc mạnh khi tháp vận hành.

 Lắp cánh quạt và động cơ trên đỉnh

Lắp cánh quạt và động cơ trên đỉnh

Bước 7: Hoàn thiện cuối cùng

  • Ráp nốt phần khung vỏ trên đỉnh tháp.
  • Lắp bóng đèn, phao và tấm lưới xám bao quanh đến bồn.
  • Khi hoàn thiện quy trình lắp đặt tháp giải nhiệt, nên kiểm tra tổng thể tháp nhằm đảm bảo các linh kiện được lắp chắc chắn, đúng vị trí. Sau đó, vận hành thử tháp là được.

 Tháp giải nhiệt nước sau khi được lắp hoàn chỉnh

Tháp giải nhiệt nước sau khi được lắp hoàn chỉnh

6 điều cần lưu ý khi lắp đặt tháp giải nhiệt

Ngoài việc tuân thủ theo đúng hướng dẫn lắp đặt tháp giải nhiệt trên, bạn cần lưu ý một số điều sau khi thực hiện:

  • Tiến hành lắp đặt tháp trong điều kiện thời tiết tốt, có nắng. Vì lắp vào thời điểm này sẽ giúp keo bắt linh kiện tốt hơn.
  • Lắp tháp hạ nhiệt tại các khu vực thông thoáng, ít bụi bẩn để tháp lấy gió tốt hơn, không làm ảnh hưởng đến kết quả làm việc của thiết bị. Đồng thời đảm bảo hệ thống đường ống dẫn nước lưu thông tốt nhất.
  • Đảm bảo nền đất lắp đặt tháp giải nhiệt nước bằng phẳng, vững chắc, không có hiện tượng sụt lún.
  • Chọn đường ống dẫn nước vào và dẫn nước ra có đường kính tương thích với thông số của tháp. Đầu nước ra vào đầu nước nào cần được đấu đúng cách, không được sai lệch.
  • Chọn máy bơm có công suất phù hợp với công suất làm mát của tháp.
  • Người thi công lắp đặt tháp hạ nhiệt nước phải có chuyên môn, am hiểu rõ về chức năng và vị trí lắp của từng linh kiện.

Điện máy Đặng Gia - Đơn vị lắp đặt tháp giải nhiệt uy tín

Điện máy Đặng Gia nhận lắp đặt tháp giải nhiệt tận nơi trên toàn quốc. Các nhà xưởng, công ty sản xuất có nhu cầu lắp đặt chỉ cần liên hệ đến số hotline 0983 530 698, nhân viên bán hàng của Đặng Gia sẽ hỗ trợ tư vấn miễn phí giúp bạn chọn model phù hợp với mục đích và nhu cầu giải nhiệt của đơn vị.

Sau đó, nhân viên kỹ thuật của chúng tôi sẽ vận chuyển tháp đến tận nhà xưởng, lắp đặt và hướng dẫn cách vận hành. Khi hoàn thiện và bàn giao dự án, bạn sẽ nhận được phiếu bảo hành và thông tin liên hệ khi cần hỗ trợ.

Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc, Điện máy Đặng Gia cam kết mang đến giải pháp làm mát nước hiệu quả, chất lượng, giá tốt cùng dịch vụ bán hàng chuyên nghiệp. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi lựa chọn đồng hành cùng chúng tôi!

 Đại lý lắp đặt tháp giải nhiệt nước toàn quốc

Điện máy Đặng Gia nhận tư vấn, lắp đặt tháp giải nhiệt nước toàn quốc

Mong rằng bài viết chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về cách lắp đặt tháp giải nhiệt nước công nghiệp và một số lưu ý khi thi công. Đừng quên liên hệ đến Điện máy Đặng Gia để lựa chọn thiết bị làm mát phù hợp, tiết kiệm chi phí nhất nhé!

 

Chia sẻ nhận xét của bạn về Quy trình lắp đặt tháp giải nhiệt ĐÚNG kỹ thuật (chi tiết A->Z)

Tin liên quan
Hỗ trợ online 8:00 - 18:00 | Đặt hàng online 24.24
Hỗ trợ nhanh 24/24: 0983 530 698
icon

TP.HN: -- 0983 530 698 - 0977 658 099

TP.HCM: 0965 327 282 - 0983 113 582

icon

Email: info@trungtammuasam.vn