Cách tính toán thiết kế tháp giải nhiệt chính xác, hiệu quả

04-12-2024, 4:44 pm 5062

Người dùng thường bỏ qua việc tính toán thiết kế tháp giải nhiệt, mà không biết rằng việc tính toán đúng sẽ giúp tiết kiệm chi phí, thời gian đổi trả và lắp đặt. Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ về cách tính toán tháp giải nhiệt một cách hiệu quả và chính xác nhất.

1. Tính toán thiết kế tháp giải nhiệt 

tính toán thiết kế tháp giải nhiệt

Tính toán thiết kế tháp giúp tiết kiệm chi phí 

1.1 Tính công suất của tháp

Đầu tiên, người dùng cần xác định được nhu cầu giải nhiệt ở nơi cần lắp đặt để lựa chọn được tháp có công suất phù hợp. Không nên ước lượng để chọn tháp mà nên tính toán thiết kế tháp theo công thức cụ thể để tránh những chi phí phát sinh.

Trước khi đi vào tính toán cần xác định được các thông số như:

  • Nhiệt độ nước trước khi vào hệ thống tháp
  • Nhiệt độ nước sau khi vào hệ thống tháp
  • Lưu lượng nước vào, ra hệ thống tháp

công suất làm mát của tháp giải nhiệt

Xác định công suất làm mát của tháp

Công thức tính công suất tỏa nhiệt: 

 Q = C*M*(T2-T1)

Trong đó:

  • Q: Công suất tỏa nhiệt của hệ thống
  • C: Nhiệt dung riêng của nước
  • M: Khối lượng nước
  • T2-T1: Nhiệt độ nước đã làm mát và nhiệt độ đầu vào

Kết hợp với 3 yếu tố nhiệt độ môi trường, mặt bằng và tính quan trọng của hệ thống từ đó xác định được công suất làm mát của tháp, số lượng tháp cần dùng.

1.2 Lựa chọn bơm cho tháp giải nhiệt

Có 2 yếu tố cần quan tâm khi lựa chọn bơm cho tháp là lưu lượng và áp suất của bơm. Trên cùng một bơm nước giải nhiệt, quan hệ giữa lưu lượng và bơm là một hàm nghịch biến, nếu lưu lượng cao thì áp suất giảm và ngược lại.
Lưu lượng và áp suất của tháp được xác định theo hai cách khác nhau. Lưu lượng được xác định qua tháp, còn áp suất lại được xác định qua vị trí giữa bơm và tháp, kích thước và đường đi của ống dẫn nước.

đồ thị quan hệ giữa lưu lượng và áp suất
Đồ thị quan hệ giữa lưu lượng và áp suất 

Khi có đủ các yếu tố trên bạn sẽ chọn được mã bơm cần thiết cho tháp.

1.3 Tính thể tích của bể trung gian 

thể tích của bể trung gian

Tính thể tích của bể trung gian 

Thiết kế bể trung gian của tháp phải lớn hơn thể tích tối thiểu là Vmin (Vtg ≥Vmin), để đảm bảo khả năng tuần hoàn cũng như tính liên tục của hệ thống.

Thể tích của bể Vmin được tính dựa trên, thể tích đường ống và công suất của tháp giải nhiệt.

Công thức:

Vmin = 6.5 * Q + Vdo

 

Trong đó:

  • Q: Công suất giải nhiệt của hệ thống tháp
  • Vdo: Thể tích của đường ống

2. Cách tính chọn tháp giải nhiệt

Khi cần lắp đặt, mỗi một doanh nghiệp cần sử dụng một tháp giải nhiệt với các thông số kỹ thuật khác nhau. Chính vì vậy, khi mua mới tháp, người dùng cần áp dụng các công thức cũng như các phần mềm tính chọn tháp với các thông số kỹ thuật chính xác để đáp ứng được nhu cầu giải nhiệt. Dưới đây là công thức tính toán lựa chọn tháp giải nhiệt đáp ứng cho nhu cầu sử dụng. 

cách chọn tháp giải nhiệt phù hợp

Tính toán lựa chọn tháp phù hợp với nhu cầu sử dụng 

  • Năng suất nhiệt của máy:  Qk= 744 kW
  • Lưu lượng nước tuần hoàn làm mát:
  • Thông số của tháp:
    - Năng suất lạnh: Tôn lạnh 1250 =1250.3024 (kcal/h) = 4389 (kw)
    - Lưu lượng nước: 270,8 (l/s)=16250 (l/ph)
    - Chiều cao : H=5870 mm
    - Đường kính ngoài:  D=8430 mm
  • Quạt gió:
    - Lưu lượng gió:  6200 m3/ph
    - Đường kính: 4270 mm
    - Mô tơ quạt: 40 HP
    - Cột áp bơm: 6,5 bar. 

Trên đây là công thức tính toán thiết kế tháp giải nhiệt và công thức tính chọn tháp giải nhiệt đáp ứng nhu cầu sử dụng của từng đơn vị. Hy vọng những chia sẻ có thể giúp bạn dễ dàng hơn trong việc chọn cho mình sản phẩm tháp phù hợp.

Chia sẻ nhận xét của bạn về Cách tính toán thiết kế tháp giải nhiệt chính xác, hiệu quả

Tin liên quan
Hỗ trợ online 8:00 - 18:00 | Đặt hàng online 24.24
Hỗ trợ nhanh 24/24: 0983 530 698
icon

TP.HN: -- 0983 530 698 - 0977 658 099

TP.HCM: 0965 327 282 - 0983 113 582

icon

Email: info@trungtammuasam.vn