Máy nén khí trên ô tô: cấu tạo, vai trò, hướng dẫn bảo dưỡng

16-11-2023, 11:15 am 1324

Máy nén khí trên ô tô là bộ phận quan trọng của xe; giúp các bộ phận khác của xe vận hành ổn định và hiệu quả hơn. Vậy dòng máy này có vai trò, đặc điểm cấu tạo và cách bảo dưỡng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

máy nén khí trên ô tô 1

Vai trò của máy nén khí trên ô tô

Hầu hết các loại xe ô tô hiện đại ngày nay đều được trang bị hệ thống máy nén khí trong khoang động cơ. Thiết bị này sẽ kết hợp với bình khí để cung cấp khí nén cho động cơ và các bộ phận khác của xe; giúp chúng có thể vận hành ổn định, liên tục và phục vụ tốt cho nhu cầu sử dụng của con người. Cụ thể, nguồn năng lượng do máy nén khí ô tô cung cấp được sử dụng để: 

  • Thực hiện khả năng đóng/ mở cửa xe tự động.
  • Nâng/ hạ ghế ngồi thuận tiện và nhanh chóng.
  • Kiểm soát hệ thống phanh xe.
  • Đóng vai trò là trung tâm của hệ thống điều hòa không khí trên xe; có khả năng biến đổi chất làm lạnh trên ô tô từ trạng thái lỏng qua trạng thái khí  để đạt mục đích làm mát,....  

vai trò máy nén khí ô tô

Giúp nâng/ hạ ghế xe tự động

Cấu tạo và nguyên lý vận hành của máy nén khí trên ô tô

Cấu tạo

Máy nén khí ô tô có cấu tạo tương tự như các dòng máy máy nén khí Puma, Palada, Fusheng,.... được sử dụng trong công nghiệp, gồm có các bộ phận sau: Puly, piston, mặt bích, đĩa cam, đĩa động, bu lông xả môi chất, trục khủy, thanh truyền, xi lanh, van điều chỉnh áp suất/ van nạp,.... 

máy nén khí trên ô tô 2

Sơ đồ vị trí lắp đặt máy nén khí trên xe ô tô

Nguyên lý hoạt động

Thiết bị có nguyên lý vận hành khá phức tạp: Khi động cơ hoạt động thì piston và trục khuỷu đồng thời cũng chuyển động, kéo theo puly quay. Piston sẽ di chuyển từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới để tạo chân không trong xi lanh và làm mở van nạp. 

Lúc này, không khí sẽ được đưa từ bên ngoài vào trong thông qua bầu lọc và đi vào xi lanh. Quá trình hút sẽ diễn ra cho đến khi piston di chuyển hết một chu kỳ (từ điểm chết trên => điểm chết dưới => điểm chết trên). Khi đó, trong xi lanh sẽ xảy ra quá trình nén khí, áp suất tăng lên do khí bị nén lại đẩy mở van nén, đưa khí nén qua nắp xi lanh đến bình chứa. 

Khi áp suất trong bình chứa đạt đến một mức nhất định (khoảng 0,75MPa) sẽ tự động kích hoạt van điều chỉnh áp suất hoạt động. Áp suất khí nén trong bình tăng làm mở van áp suất và thông qua van nạp giữa hai xi lanh, chặn đường dẫn khí nén di chuyển đến bình chứa. 

Cuối cùng, khi khí đi qua những vị trí có áp suất giảm xuống, van điều chỉnh áp suất sẽ mở ra để thông với đường dẫn khí đến bình chứa. Quá trình nạp và nén khí lại tiếp tục diễn ra. 

Hướng dẫn bảo dưỡng máy nén khí trên ô tô

Máy nén hơi ô tô là một bộ phận quan trọng, quyết định trực tiếp đến sự vận hành ổn định của xe. Do vậy, người dùng cần phải thường xuyên kiểm tra, vệ sinh cũng như bảo dưỡng định kỳ. Điều này sẽ giúp duy trì độ bền, tuổi thọ cho thiết bị và mang lại cảm giác an toàn hơn cho người dùng khi di chuyển. Đồng thời nó còn giúp tiết kiệm nhiều chi phí cho việc bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế linh kiện mới.

máy nén khí trên ô tô 3

Bảo dưỡng máy thường xuyên, định kỳ nhằm đảm bảo cho thiết bị hoạt động tốt nhất

  • Thay dầu định kỳ: Cần được thực hiện sau khi máy hoạt động được khoảng 500 giờ. Khi thay, bạn nên chọn đúng loại dầu chuyên dụng cho máy.
  • Vệ sinh lọc gió, lọc dầu cho máy: Khi tích tụ quá nhiều bụi bẩn sẽ làm tắc nghẽn bộ lọc khí, lọc dầu và làm chậm quá trình nạp hơi của máy. Vì vậy, bạn nên lưu ý vệ sinh các bộ phận này nhằm đảm bảo hiệu suất làm việc tốt nhất cho thiết bị. 
  • Vệ sinh mặt ngoài của máy: Máy nén khí sẽ liên tục sinh nhiệt trong suốt quá trình hoạt động. Bởi vậy, nếu máy bị bám quá nhiều bụi bẩn sẽ làm giảm khả năng tản nhiệt. Từ đó hiệu suất làm việc của máy cũng giảm đi đáng kể và có thể dẫn đến nhiều rủi ro làm giảm tuổi thọ máy. Vì vậy, hãy thường xuyên loại bỏ các lớp bụi bẩn trên máy, nhất là khu vực khoang tản nhiệt và lá tản nhiệt. 

Ngoài ra, khi bảo dưỡng máy, bạn cũng cần phải lưu ý các vấn đề sau: 

  • Điều chỉnh độ căng của dây đai máy và bôi trơn các bộ phận. 
  • Thay lõi lọc không khí định kỳ theo khuyến nghị của nhà sản xuất. 
  • Kiểm tra bên ngoài các đầu nối cũng như các bộ phận của hệ thống và cơ cấu. 

Trên đây là bài viết chia sẻ về máy nén khí trên ô tô. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn có thể sử dụng và bảo dưỡng hợp lý để máy hoạt động tốt nhất, duy trì tuổi thọ lâu dài cho máy!

Chia sẻ nhận xét của bạn về Máy nén khí trên ô tô: cấu tạo, vai trò, hướng dẫn bảo dưỡng

Tin liên quan
Hỗ trợ online 8:00 - 18:00 | Đặt hàng online 24.24
Hỗ trợ nhanh 24/24: 0983 530 698
icon

TP.HN: -- 0983 530 698 - 0977 658 099

TP.HCM: 0965 327 282 - 0983 113 582

icon

Email: info@trungtammuasam.vn