Cấu tạo, nguyên lý & cách lắp đặt máy nén khí cánh gạt

23-10-2021, 10:42 am 3782

Bên cạnh máy nén khí piston, trục vít thì dòng máy nén khí cánh gạt cũng được sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực sản xuất. Vậy máy bơm hơi cánh gạt có đặc điểm gì nổi bật? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và khám phá trong bài viết dưới đây nhé!

Máy bơm hơi cánh gạt

Máy bơm hơi cánh gạt

Máy nén khí cánh gạt là gì?

Máy nén khí cánh gạt còn được gọi là máy nén khí đối lưu, được dùng để tạo ra khí nén với áp suất lớn. Thiết bị hoạt động dựa theo nguyên lý thay đổi dòng thủy lực bằng cách dùng roto lệch tâm với cánh quạt trượt theo các hướng tâm để thực hiện quá trình nén khí.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy nén khí cánh gạt

Về cấu tạo

  • Động cơ: Cung cấp năng lượng phục vụ cho toàn bộ quá trình hoạt động của máy.
  • Cánh gạt: Thực hiện quá trình nén khí. Bộ phận này đảm nhận vai trò tương tự như piston trong dòng máy nén piston.
  • Hệ thống làm mát: Thực hiện chức năng làm mát và giải nhiệt cho toàn bộ máy, hạn chế tình trạng nhiệt độ trong máy vượt ngưỡng cho phép, gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của thiết bị.
  • Rãnh: Đây là các khoang chứa để tiến hành quá trình nén khí.
  • Đường khí vào: Có nhiệm vụ dẫn không khí từ môi trường bên ngoài vào trong máy.
  • Đường dẫn khí ra: Thực hiện nhiệm vụ dẫn khí đã nén đến bình chứa khí.
  • Thân máy: Được gia công từ kim loại cao cấp, đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ cho các chi tiết bên trong.
  • Trục: Có nhiệm vụ làm quay stato và roto. 
  • Van một chiều: Cho dòng khí chỉ đi theo một chiều duy nhất, hạn chế tình trạng khí nén hắt ngược trở lại gây ảnh hưởng đến quá trình nén khí của thiết bị.

 Bản vẽ cấu tạo máy nén khí cánh gạt kép

Bản vẽ cấu tạo máy nén khí cánh gạt kép

Về nguyên lý hoạt động

Máy sử dụng roto lệch tâm với cánh quạt trượt theo các hướng tâm để thực hiện quá trình nén khí.

Nhờ roto và stato lệch tâm nhau nên khi roto quay sang bên phải, buồng khí nén sẽ được tạo ra. Lúc này, không khí đi vào buồng nén sẽ làm cho thể tích của buồng nén nới rộng ra.

Khi cánh gạt tiến đến cửa ra, không khí sẽ được nén lại. Lúc này, thể tích của buồng nén sẽ dần thu nhỏ lại. Thể tích càng giảm thì áp suất lại càng tăng lên cho đến khi đạt mức lớn nhất sẽ thoát ra theo đường dẫn khí ra và đi đến bình chứa khí. Như vậy là kết thúc một chu trình nén khí của máy bơm hơi cánh gạt.

 Nguyên lý hoạt động của máy bơm hơi cánh gạt

Nguyên lý hoạt động của máy bơm hơi cánh gạt

Ưu và nhược điểm của máy nén hơi cánh gạt

Ưu điểm của máy nén hơi cánh gạt

  • Máy hoạt động theo nguyên lý thay đổi dòng thủy lực, ít tạo ra ma sát giữa các bộ phận nên hạn chế sự ăn mòn, ít phát sinh sự cố hỏng hóc khi sử dụng. Nhờ đó giúp máy có độ bền cao, tuổi thọ lâu dài, tiết kiệm nhiều chi phí sửa chữa và bảo dưỡng.
  • Máy có khả năng vận hành êm ái, ít tạo ra tiếng ồn lớn, mang lại cảm giác dễ chịu khi sử dụng.
  • Máy nén hơi cánh gạt tiêu thụ ít điện năng hơn so với các dòng máy nén khí thông thường khác. Bởi vậy, sản phẩm là giải pháp tối ưu giúp người dùng tiết kiệm hóa đơn tiền điện hàng tháng.
  • Cấu tạo máy đơn giản, dễ sử dụng và dễ tìm mua các phụ kiện để thay thế mỗi khi thiết bị hư hỏng.

 Ưu điểm của máy nén khí cánh gạt

Ưu điểm của máy nén khí cánh gạt

Nhược điểm máy nén khí cánh gạt

Bên cạnh những ưu điểm trên thì dòng máy nén khí kiểu cánh gạt cũng tồn tại một số nhược điểm. Cụ thể như sau:

  • Khi hoạt động, thiết bị đòi hỏi độ kín khít cao giữa các bộ phận của máy. Điều này cho thấy quy trình sản xuất máy cực kỳ phức tạp, trải qua nhiều công đoạn khác nhau nên giá bán của sản phẩm tương đối cao. Đồng thời, quá trình bảo dưỡng hay thay thế linh kiện cũng khá phức tạp, yêu cầu người thợ phải có trình độ chuyên môn cao.
  • Hiệu suất làm việc không cao. Thiết bị không phù hợp sử dụng trong những môi trường có chứa nhiều bụi bẩn. Nguyên nhân là do trong quá trình hoạt động, trong máy vẫn còn tồn tại lực trục dọc và lực ly tâm nên lực tác dụng lên các ổ lăn tương đối phức tạp.
  • Bộ phận lọc khí nén lắp cho thiết bị đòi hỏi phải có chất lượng tốt.

Ứng dụng của máy nén khí cánh gạt

Tương tự như các dòng máy nén khí công nghiệp khác, máy bơm hơi cánh gạt có thể sử dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau của cuộc sống như:

  • Bảo dưỡng và sửa chữa xe: Cung cấp khí nén để bơm hơi, xì khô xe, tháo ốc vít, hỗ trợ khí nén cho máy ra vào lốp, cầu nâng, máy bơm mỡ,.. Đồng thời có thể dùng khí nén để vệ sinh, xịt bụi nội thất xe ô tô.
  • Ngành công nghiệp chế tạo: Sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực như in ấn, luyện kim, chế tạo linh kiện điện tử,... Thiết bị sẽ cấp khí nén hỗ trợ hoạt động cho các dây chuyền tự động, sửa chữa máy móc, sản xuất bao bì chân không,...
  • Làm mộc, cơ khí: Cung cấp khí nén cho súng tháo ốc, súng bắn ốc, súng phun sơn,...
  • Lĩnh vực vui chơi, giải trí: Bơm hơi cho thuyền cao su, khinh khí cầu, phao bơi,...Hỗ trợ khí vận hành cho các trò chơi như tàu lượn, đu quay,...

Máy nén khí cần gạt cung cấp lượng nguồn khí nén dồi dào với áp suất lớn. Tuy nhiên, loại máy này có chi phí khá đắt, yêu cầu môi trường lắp đặt thiết bị cao nên chúng thường được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực về chế tạo và lắp ráp linh kiện điện tử.

 Thiết bị được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực chế tạo và lắp ráp linh kiện điện tử

Thiết bị được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực chế tạo và lắp ráp linh kiện điện tử

Lưu ý khi sử dụng và lắp đặt máy máy nén khí cánh gạt

Về cách lắp đặt

  • Lắp máy ở những khu vực không chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiệt độ bên ngoài.
  • Không lắp máy ở những khu vực có nhiều bụi bẩn, xung quanh có nhiều vật gây cháy, nổ.
  • Nên lắp máy trong phòng riêng với không gian rộng rãi, thuận tiện để lắp ống dẫn khí đến các khu vực có nhu cầu sử dụng khí nén.
  • Nếu lắp đặt máy ở bên ngoài thì cần phải che chắn cẩn thận, không để máy bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại cảnh như: nắng, mưa, độ ẩm không khí cao,...

 Cách lắp đặt và sử dụng máy nén khí cánh gạt

Lắp máy ở khu vực rộng rãi, thoáng mát, ít bụi bẩn

Lưu ý khi sử dụng

  • Không để các vật dụng có nhiệt độ cao, dễ cháy gần khi thiết bị đang hoạt động.
  • Không để máy hoạt động vượt ngưỡng công suất cho phép.
  • Không tự ý thay đổi cài đặt máy hoặc lắp thêm các dụng cụ vào bên trong máy.
  • Thường xuyên  bảo dưỡng cũng như kiểm tra máy định kỳ.

Trên đây là bài viết chia sẻ về máy nén khí cánh gạt, hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về thiết bị này.

Chia sẻ nhận xét của bạn về Cấu tạo, nguyên lý & cách lắp đặt máy nén khí cánh gạt

Tin liên quan
Hỗ trợ online 8:00 - 18:00 | Đặt hàng online 24.24
Hỗ trợ nhanh 24/24: 0983 113 582
icon

TP.HN: -- 0983 530 698 - 0977 658 099

TP.HCM: 0965 327 282 - 0983 113 582

icon

Email: info@trungtammuasam.vn