Chiller giải nhiệt gió là thiết bị sản xuất nước lạnh phục vụ cho nhu cầu làm mát tại các nhà xưởng sản xuất, trung tâm thương mại,... Bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cấu tạo, cách thức vận hành cũng như ưu, nhược điểm của hệ thống làm mát này nhé!
Chiller giải nhiệt gió là hệ thống làm mát sử dụng nước làm chất tải lạnh, trao đổi nhiệt trực tiếp với không khí thông qua hệ thống quạt hút cưỡng bức. Thiết bị cần được lắp đặt ngoài trời để tản nhiệt vào không khí.
Hiệu suất làm lạnh của chiller giải nhiệt ước tính bằng 80% chiller giải nhiệt nước. Tuy nhiên ở một số môi trường làm việc đặc biệt, chiller giải nhiệt bằng không khí vẫn được ưa chuộng hơn. Ví dụ như các khu vực có nguồn nước khan hiếm, nhiệt độ cao,...
Hệ thống chiller giải nhiệt gió
Chiller giải nhiệt bằng không khí gồm các bộ phận sau:
Cấu tạo chiller giải nhiệt gió
Nguyên lý hoạt động của chiller giải nhiệt gió là làm lạnh cưỡng bức bằng khí gas. Nguồn nước qua hệ thống chiller được làm lạnh xuống còn 7 độ C. Sau đó được dẫn đến các tòa nhà, xưởng sản xuất để làm mát.
Nước lạnh hấp thụ nhiệt trong môi trường sẽ nóng lên và bơm tuần hoàn về chiller. Môi chất sau khi thu nhiệt từ nước nóng tại dàn lạnh sẽ chuyển sang thể khí. Nó di chuyển đến dàn ngưng tụ, xả nhiệt ra ngoài môi trường và trở về trạng thái lỏng. Quá trình biến đổi trạng thái của môi chất diễn ra liên tục, tạo thành chu trình khép kín.
Sơ đồ nguyên lý chiller giải nhiệt gió
Dựa theo hướng thổi của quạt, hệ thống chiller giải nhiệt gió trane được chia thành các loại sau:
Các loại chiller giải nhiệt gió phổ biến
Các ưu điểm và hạn chế của hệ thống chiller giải nhiệt gió
Hệ thống chiller giải nhiệt gió được ứng dụng để giải nhiệt cho máy móc, khuôn đúc,... trong các nhà máy sản xuất nhựa, in ấn, sữa, nước giải khát,... Bên cạnh đó, hệ thống cũng sử dụng để điều hòa nhiệt độ tại các không gian lớn như tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại, nhà xưởng,...
Tiêu chí so sánh | Chiller giải nhiệt gió | Chiller giải nhiệt nước |
Cấu tạo dàn ngưng tụ | Hệ thống dàn ống đồng cánh nhôm. | Bình ngưng ống chùm nằm ngang hoặc dọc. |
Cơ chế giải nhiệt | Xả nhiệt trực tiếp ra môi trường nhờ hệ thống cánh quạt hợp kim nhôm. | Xả nhiệt gián tiếp ra môi trường thông qua tháp giải nhiệt. |
Hiệu suất làm lạnh | Kém hơn. | Cao hơn, gấp 20% so với chiller giải nhiệt gió. |
Độ bền | Kém hơn do hệ thống tiếp xúc trực tiếp với bụi bẩn trong không khí. | Bền hơn. |
Quy mô sử dụng | Công trình yêu cầu công suất làm mát nhỏ. | Công trình có quy mô lớn. |
Chi phí lắp đặt | Thấp hơn. | Cao hơn do cần đầu tư thêm tháp giải nhiệt, máy bơm ly tâm, đường ống dẫn nước,... |
Tần suất bảo dưỡng | Tương đương nhau. | Tương đương nhau. |
Chi phí vận hành | Chủ yếu là chi phí bảo dưỡng, vệ sinh chiller. |
|
Không gian lắp đặt |
|
|
So sánh sự khác biệt giữa chiller giải nhiệt gió và chiller giải nhiệt nước
Bài viết trên đã chia sẻ toàn bộ thông tin về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và các ưu điểm, hạn chế của chiller giải nhiệt gió. Dù là hệ thống chiller giải nhiệt nước hay gió đều có ưu, nhược điểm riêng. Vì vậy, bạn nên cân nhắc thật kỹ về nhu cầu làm mát, khả năng tài chính và vị trí lắp đặt để đưa ra lựa chọn tối ưu nhất cho đơn vị mình nhé!
Chia sẻ nhận xét của bạn về Chiller giải nhiệt gió: Sơ đồ nguyên lý, cấu tạo, ưu nhược điểm