Máy nén khí cao áp: Cấu tạo, nguyên lý, phân loại và ứng dụng

09-09-2024, 2:55 pm 25

Với áp suất có thể đạt ngưỡng hàng trăm bar, máy nén khí cao áp là trợ thủ đắc lực cho nhiều công việc nặng như thổi chai PET, cắt laser, bắn plasma, khoan đá,... Bài viết dưới đây sẽ cung cấp toàn bộ thông tin tổng quan giúp bạn hiểu rõ hơn về dòng máy bơm hơi cao áp này nhé.

Giới thiệu về máy nén khí cao áp

Máy nén khí cao áp là gì?

Máy nén khí áp suất cao là dòng máy nén khí đặc biệt, có khả năng tạo ra luồng khí nén áp lực cao từ 11 bar đến hàng trăm bar; giúp người dùng thực hiện công việc nhanh chóng, hiệu quả với độ chính xác cao. Đây là mắt xích quan trọng không thể thiếu trong nhiều ngành công nghiệp.

Máy bơm hơi cao áp

Máy bơm hơi cao áp

Ứng dụng của máy nén khí cao áp trong công nghiệp

Máy bơm khí nén cao áp được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp, đó là:

  • Sản xuất: Thổi chai PET, cắt kim loại, phun sơn, làm sạch bề mặt, vận hành dây chuyền sản xuất,...
  • Xây dựng: Phá vỡ cấu trúc bê tông, khoan đá, khoan cọc nhồi, vận hành các thiết bị phục vụ cho công việc (máy cắt bê tông, búa hơi,...)
  • Y tế: Sấy khô thiết bị y tế, sản xuất dược phẩm,... 
  • Sửa chữa, bảo dưỡng: Bơm lốp xe, vận hành các công cụ khí nén như máy phun sơn, cầu nâng ô tô, máy ra vào lốp,...
  • Dầu khí: Vận chuyển hóa chất, cung cấp khí nén cho các thiết bị và hệ thống trong giàn khoan dầu khí,...

Ngoài ra, máy nén khí áp suất cao còn được ứng dụng trong lĩnh vực thủy điện, hàng không, luyện kim loại, thực phẩm,...

Một số ứng dụng của máy bơm hơi áp lực cao

Một số ứng dụng của máy bơm hơi áp lực cao

Nguyên lý hoạt động của máy nén khí cao áp

Máy nén khí áp lực cao hoạt động theo nguyên lý cơ bản là tăng áp suất bằng cách giảm thể tích một lượng không khí nhất định. Quá trình này được thực hiện theo nhiều cách khác nhau tùy theo từng dòng máy. Có thể là sử dụng piston dịch chuyển tịnh tiến trong xilanh. Hoặc dùng cặp trục vít quay ngược chiều nhau để thu hẹp không gian buồng nén, làm tăng áp suất chất khí.

Cấu tạo chính của máy nén khí cao áp

Cấu tạo máy bơm hơi cao áp gồm có các bộ phận chính sau:

  • Động cơ: Chạy điện hoặc chạy xăng, dầu.
  • Buồng nén (Đầu nén): Tùy cấu tạo từng loại máy mà trong buồng nén có các bộ phận như piston, xilanh, trục khuỷu,... hoặc cặp trục vít,...
  • Bộ phận hút và lọc khí: Có tác dụng hút và lọc sạch không khí trước khi dẫn vào buồng nén.
  • Bộ phận làm mát: Có nhiệm vụ ngăn ngừa tình trạng quá nhiệt, tăng độ bền cho máy. Bộ phận làm mát của máy có thể là quạt gió, nước hoặc dầu,... tùy từng loại máy.
  • Một số bộ phận khác: Bình chứa dầu, bình chứa khí nén, bộ lọc tách dầu, đồng hồ đo áp suất, van an toàn, van 1 chiều khí nén, công tắc áp suất,...

Cụm đầu nén và động cơ máy nén khí áp suất cao kiểu piston

Cụm đầu nén và động cơ máy nén khí áp suất cao kiểu piston

Nhìn chung, máy nén khí cao áp có các bộ phận cấu tạo giống máy bơm hơi thông thường. Điểm khác biệt là:

  • Máy bơm khí nén cao áp được làm từ chất liệu dày dặn hơn để chịu được áp lực và nhiệt độ cao.
  • Đầu nén khí áp suất cao thường có từ 2 - 3 cấp nén để đẩy áp suất lên cao.
  • Tốc độ quay của động cơ máy nén khí áp suất cao chậm hơn.

Các loại máy nén khí cao áp phổ biến

Máy nén khí áp lực cao chia thành 2 loại phổ biến là:

Máy nén khí piston áp cao

Dòng máy này sử dụng piston dịch chuyển tịnh tiến trong xilanh để nén khí. Máy thường có từ 2 - 3 cấp nén, càng ở cấp nén cao, kích thước của xilanh và piston càng nhỏ. Máy nén khí piston cao áp có cấu tạo đơn giản, dễ bảo trì, chi phí đầu tư ban đầu hợp lý hơn so với các dòng máy nén áp suất cao khác; thường được ứng dụng trong công nghiệp vừa và nhỏ như gara ô tô, xưởng cơ khí,...

Máy bơm khí nén cao áp kiểu piston

Máy bơm khí nén cao áp kiểu piston

Máy nén khí trục vít cao áp

Đây là dòng máy nén khí công nghiệp sử dụng các cặp trục vít xoắn quay ngược chiều nhau để nén khí. Máy có chi phí đầu tư ban đầu tương đối lớn, cấu tạo phức tạp, cần bảo dưỡng thường xuyên nhưng bù lại có hiệu suất cao, lưu lượng khí nén ổn định, khả năng vận hành êm ái, phù hợp với quy mô sản xuất lớn.

Máy nén khí trục vít cao áp

Máy nén khí trục vít cao áp

Ngoài ra, người ta còn phân loại máy nén khí cao áp dựa trên áp lực khí nén với 4 loại sau:

  • Máy bơm hơi cao áp 11 - 14 bar: Chủ yếu dùng tại các gara, trạm sửa xe tải, xe ô tô chuyên nghiệp.
  • Máy bơm nén khí cao áp 15 - 20 bar: Dùng để cắt laser, khoan cọc nhồi, bắn plasma,...
  • Máy nén áp suất cao 25 - 40 bar: Phun sơn, làm sạch bề mặt, thổi chai PET,...
  • Máy bơm hơi áp lực cao trên 40 bar: Khoan đá, cắt kim loại, ứng dụng trong ngành dầu khí, quân sự, tàu thủy, hàng không, khai khoáng,...

Máy bơm hơi cao áp có áp lực tối đa 45 bar

Máy bơm hơi cao áp có áp lực tối đa 45 bar

Lợi ích của máy bơm khí nén cao áp

Sử dụng máy nén khí cao áp mang lại nhiều lợi ích, đó là:

  • Nâng cao hiệu quả công việc: Máy bơm nén khí cao áp có hiệu suất nén khí cao, tạo ra dòng khí có áp lực mạnh mẽ, ổn định, giúp tăng độ chính xác và rút ngắn thời gian làm việc.
  • Tiết kiệm chi phí sửa chữa, bảo dưỡng: Vì có áp suất lớn và nhiệt cao hơn thiết bị nén khí thông thường nên máy bơm hơi cao áp được gia công từ các vật liệu chắc chắn, dày dặn, đảm bảo độ bền và tuổi thọ cao. Kết cấu máy chắc chắn, chịu được điều kiện làm việc khắc nghiệt.
  • Đảm bảo an toàn lao động: Sử dụng máy nén khí áp lực cao, bạn có thể yên tâm về độ an toàn bởi máy được trang bị đầy đủ hệ thống bảo vệ như rơ le nhiệt, van an toàn, hệ thống xả khí, hệ thống làm mát,... giúp ngăn ngừa các sự cố xảy ra ngoài ý muốn.
  • Tính linh hoạt cao: Máy nén khí áp suất cao có thể điều chỉnh áp suất khí nén cho phù hợp với từng nhiệm vụ cụ thể, giúp người dùng tối ưu hóa hiệu quả sử dụng thiết bị.

Các tiêu chí lựa chọn máy nén khí áp lực cao

Công suất và lưu lượng khí nén

Tiêu chí quan trọng đầu tiên khi chọn máy nén khí cao áp là công suất và lưu lượng khí nén. Nên chọn máy có công suất vừa phải, đáp ứng vừa đủ nhu cầu sử dụng của hệ thống. Tránh trường hợp chọn máy có công suất quá lớn sẽ lãng phí, quá nhỏ gây ra tình trạng quá tải, nhanh hỏng.

Chọn máy có công suất, lưu lượng khí nén phù hợp

Chọn máy có công suất, lưu lượng khí nén phù hợp

Ngoài công suất, lưu lượng khí nén phải đảm bảo cung cấp đủ cho tất cả các thiết bị hoạt động cùng lúc. Để ước lượng lưu lượng khí của máy cần mua, bạn hãy tính tổng lưu lượng của các thiết bị, máy móc cần dùng khí nén rồi cộng thêm khoảng 25 - 30% là được. Cách tính này giúp bạn có thể ứng biến linh hoạt trong các trường hợp khẩn cấp hoặc mở rộng sản xuất trong tương lai.

Hiệu suất và độ bền

Hiệu suất nén khí thể hiện khả năng chuyển đổi năng lượng điện thành năng lượng khí nén. Máy bơm khí nén cao áp có hiệu suất cao sẽ hoạt động ổn định, tiết kiệm năng lượng mà vẫn đảm bảo cung cấp đủ lượng khí nén cần thiết để sử dụng. Còn độ bền của máy bơm hơi cao áp được đánh giá qua khả năng hoạt động liên tục trong thời gian dài mà không bị hỏng hóc, ít phải bảo dưỡng.

Nhìn chung, hiệu suất và độ bền của thiết bị nén khí rất khó có thể quan sát bằng mắt thường và cần thời gian trải nghiệm để đánh giá. Bởi vậy, bạn nên mua hàng các đơn vị uy tín, cung cấp sản phẩm chính hãng từ các thương hiệu lớn để yên tâm hơn khi sử dụng.

Điện máy Đặng Gia là địa chỉ bán máy nén khí lâu năm trên thị trường. Chúng tôi cung cấp đa dạng các dòng máy nén khí piston, trục vít đến từ các thương hiệu nổi tiếng hàng đầu trên thị trường như Puma, Pegasus, Puma, Fusheng, Kumisai, Palada,... Cam kết 100% hàng chính hãng, chất lượng, độ bền cao, giá bán cạnh tranh. Liên hệ ngay hotline 0983 530 698 khi bạn có nhu cầu mua để được tư vấn, hỗ trợ chọn sản phẩm phù hợp.

Giá thành và thương hiệu

Giá thành và thương hiệu cũng là yếu tố quan trọng khi chọn máy nén khí áp suất cao. Hãy chọn sản phẩm của các thương hiệu uy tín, đầy đủ chế độ bảo hành để được hỗ trợ khi máy gặp sự cố. Bên cạnh đó, hãy cân nhắc kỹ lưỡng về giá thành và chất lượng để chọn máy phù hợp với tài chính cá nhân mà vẫn đảm bảo hiệu suất, độ bền.

Chọn có xuất xứ rõ ràng, chất lượng

Chọn có xuất xứ rõ ràng, chất lượng

Bảo trì và bảo dưỡng máy nén khí cao áp

Thời gian bảo trì định kỳ

Thời gian bảo trì, bảo dưỡng máy bơm khí nén cao áp không cố định mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tần suất sử dụng, điều kiện làm việc, tải trọng làm việc, hướng dẫn từ nhà sản xuất. Đối với các hạng mục nhỏ như kiểm tra độ ồn, nhiệt độ, áp suất, mức dầu, vệ sinh lọc gió,... nên thực hiện đều đặn hàng ngày, hàng tuần. Với các hạng mục lớn như thay dầu, thay thế linh kiện hỏng, hiệu chỉnh thông số,... thì bạn có thể cân nhắc thực hiện từ 3 - 6 tháng hoặc 1 năm tùy tình trạng hoạt động của máy.

Các bước bảo trì cơ bản

Các bước cơ bản bảo trì máy nén áp suất cao là:

– Bước 1: Ngắt điện

Trước khi bảo dưỡng, hãy ngắt điện toàn bộ hệ thống nén khí để đảm an toàn lao động.

– Bước 2: Kiểm tra cơ bản và vệ sinh máy

  • Kiểm tra áp suất, độ ồn, nhiệt độ máy, các van, dây đai,...
  • Vệ sinh lọc gió và các bộ phận bên ngoài.

– Bước 3: Bổ sung dầu và kiểm tra các bộ phận bên trong

  • Kiểm tra dầu máy, bổ sung hoặc thay mới nếu cần thiết.
  • Vệ sinh, kiểm tra các bộ phận bên trong như bộ lọc dầu, bộ lọc tách dầu, cụm đầu nén, hệ thống làm mát, đường ống dẫn khí,...
  • Siết chặt bu lông, ốc vít đảm bảo các kết nối chặt chẽ, tránh hiện tượng rò rỉ.

– Bước 4: Thay thế các phụ tùng bị hư hỏng, mài mòn

Tiến hành kiểm tra và thay thế các phụ tùng bị hao mòn, hư hỏng. Nên chọn linh kiện chính hãng để đảm bảo độ bền cũng như hiệu quả làm việc của thiết bị.

– Bước 5: Kiểm tra

Sau khi hoàn tất quá trình bảo trì, hãy vận hành thử để kiểm tra xem thiết bị có gặp sự cố nào không. Nếu mọi thứ hoạt động ổn định là bạn đã hoàn thành xong quá trình bảo trì, bảo dưỡng máy nén khí cao áp.

Quy trình bảo dưỡng máy nén khí cao áp cơ bản

Quy trình bảo dưỡng máy nén khí cao áp cơ bản

Những sự cố thường gặp khi sử dụng máy nén khí cao áp

Các sự cố máy bơm khí nén cao áp không chỉ làm giảm hiệu suất nén khí, ảnh hưởng đến công việc mà còn đe dọa trực tiếp đến sự an toàn của người dùng. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có biện pháp xử lý kịp thời:

Sự cố máy nén khí áp suất cao

Nguyên nhân

Cách khắc phục

Máy nén khí áp suất cao không hoạt động

– Mất điện, hỏng cầu dao.

– Rơ le nhiệt kích hoạt do máy chạy quá tải.

– Hỏng motor.

– Lắp ngược pha.

– Kiểm tra lại nguồn điện.

– Đợi máy nguội thì khởi động lại.

– Kiểm tra, thay motor.

Máy bơm hơi áp lực cao không nén khí

– Rò rỉ khí nén.

– Hỏng van 1 chiều khí nén.

– Hỏng bộ phận nén khí.

– Kiểm tra, vệ sinh van một chiều.

– Kiểm tra đường ống dẫn khí, các mối nối.

– Kiểm tra đầu nén khí.

Xuất hiện nước trong khí nén

– Bộ tách nước bị hỏng.

– Bình chứa khí nén có nước.

– Kiểm tra, thay mới bộ tách nước.

– Xả nước trong bình chứa.

Máy bơm nén khí cao áp phát ra tiếng kêu bất thường

– Hỏng bạc đạn, bu lông kết nối.

– Piston bị kẹt.

– Dây đai bị mòn, lỏng lẻo hoặc quá căng.

– Các chi tiết máy ma sát mạnh do hết dầu.

– Xác định vị trí phát ra tiếng kêu bất thường.

– Kiểm tra bu lông, bạc đạn,... và thay mới nếu bị nứt vỡ.

– Kiểm tra piston, dây đai và khắc phục.

– Bổ sung thêm dầu cho máy.

Máy nén áp suất cao nhanh nóng

– Hoạt động quá tải.

– Thiếu dầu bôi trơn.

– Hệ thống làm mát, bộ lọc tách dầu gặp trục trặc.

– Để máy nghỉ ngơi.

– Bổ sung dầu cho máy.

– Kiểm tra hệ thống làm mát, bộ lọc tách dầu và xử lý sự cố.

Máy nén khí cao áp có nhiều ưu điểm nổi bật như hiệu suất nén khí tốt, độ bền cao, khả năng vận hành linh hoạt. Tuy nhiên để máy hoạt động hiệu quả và bền bỉ, bạn cần chú ý vệ sinh, bảo dưỡng định kỳ và sử dụng linh kiện chính hãng để thay thế khi bị hư hỏng.

Chia sẻ nhận xét của bạn về Máy nén khí cao áp: Cấu tạo, nguyên lý, phân loại và ứng dụng

Tin liên quan
Hỗ trợ online 8:00 - 18:00 | Đặt hàng online 24.24
Hỗ trợ nhanh 24/24: 0983 530 698
icon

TP.HN: -- 0983 530 698 - 0977 658 099

TP.HCM: 0965 327 282 - 0983 113 582

icon

Email: info@trungtammuasam.vn