Gói chống ẩm có độc không? Cách xử lý khi ăn hạt chống ẩm

05-04-2024, 3:39 pm 4615

Khi mở một số gói bánh kẹo hoặc những thực phẩm sấy khô bạn sẽ thấy các gói chống ẩm thực phẩm được đặt trong túi có tên Silicagel và dòng chữ cảnh báo mang nghĩa tiếng Việt là không được ăn (Do not eat). Vậy gói chống ẩm có độc không? Bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về hoạt chất hóa học này cũng như những mẹo xử lý khi không may ăn nhầm hạt chống ẩm. 

Thành phần hóa học của gói hút ẩm

Khái niệm gói hút ẩm là gì?

Gói hút ẩm (túi hút ẩm, Silicagel) hay còn có tên gọi khác là Gel axit silixic là một hoạt chất hóa học màu trắng xốp được hình thành khi Silic bị oxi hóa. Tác dụng của gói hút ẩm chính là để bảo quản, chống và hút ẩm trong thực phẩm, bánh kẹo và một số đồ vật khác. 

Gói hút ẩm - hay còn được biết đến là hạt Silica

Gói hút ẩm - hay còn được biết đến là hạt Silica

Thành phần hóa học

Silicagel có công thức hóa học là  SiO2.nH2O (n < 2),  thực chất là một đioxit được điều chế từ silic tetraclorua hoặc  natri othosilicat thành dạng hạt với cô số những khoảng rỗng liti do được tổng hợp từ oxit silic. Tùy thuộc vào khâu điều chế mà hạt hút ẩm sẽ trở thành một chất rắn dạng viên hình cầu hoặc dạng cục có lỗ xốp nhỏ, có loại thì có màu đục hoặc có loại sẽ có màu trong suốt như thủy tinh. 

Độ xốp của Silicagel thường thay đổi trong khoảng từ 20 - 60%, có bề mặt nghiêng khoảng 200 - 800m2/g  với đường kính lỗ xốp là 3 - 10nm. 

Gói chống ẩm có độc không?

Silicagel thực chất không phải là một chất độc hại mà là một chất cát nhân tạo, không tạo ra phản ứng hoá học. Có một số người đã từng ăn thử vài hạt, thậm chí là cả một gói chống ẩm nhưng họ cho biết họ thậm chí không gặp phải bất cứ phản ứng nào. Nếu bạn tò mò muốn biết hương vị của gói hút ẩm ra sao thì câu trả lời là gói hút ẩm không có mùi vị gì.

Vậy gói hút ẩm có độc không? Ăn gói hút ẩm có sao không? Mặc dù không nguy hiểm, nhưng hoạt chất này lại thuộc nhóm cảnh báo không an toàn khi ăn phải một lượng lớn. Còn nếu không may ăn nhầm gói hút ẩm thì sẽ có 2 trường hợp xảy ra như sau:

Gói hút ẩm có độc không?

 

Gói hút ẩm có độc không?

- Trường hợp nhẹ: khiến cho người ăn nhầm phải cảm thấy khô miệng, khô họng, khô mắt hoặc có những người còn nói rằng họ bị khô các chất nhầy trong mũi hoặc khoang miệng. 

- Trường hợp nặng: cơ thể bị hút hoặc cảm thấy khó chịu trong dạ dày, đau bụng, buồn nôn rất khó chịu. 

Tuy nhiên, các túi hút ẩm khi điều chế thường được thêm một chất phụ gia để dễ quan sát được hiệu quả hút ẩm của các hạt Silicagel có tên là Coban Clorua II. Khi các hạt này khô chúng sẽ chuyển sang màu xanh và chuyển sang màu hồng khi đã hút được hơi ẩm. Lưu ý chất này đã được nghi ngờ rằng có thể gây ung thư và gây hại cho con người. 

Một nguyên nhân khác để bạn lưu ý không ăn gói chống ẩm đó là chúng ta khó có thể biết được các hạt Silicagel trong gói hút ẩm có thể đã hút những chất gì môi trường. Đó có thể là những thứ không an toàn, mất vệ sinh trong quá trình vận chuyển hoặc nguy hiểm hơn có thể các chấtđộc hại như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ nên người sử dụng hãy thận trọng khi dùng gói hút ẩm. 

Cách xử lý khi ăn nhầm phải hạt chống ẩm

Đôi khi luôn có những sự cố bất ngờ xảy ra khiến bạn không thể lường được, đã có rất nhiều trường hợp trẻ em hoặc người lớn tuổi do không biết đã vô tình nuốt hoặc ăn phải hóa chất này, khi đó người thân của nạn nhân thường rất lo lắng và hoang mang không biết được việc ăn nhầm gói chống ẩm có sao không? 

Mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng sẽ phụ thuộc vào lượng gói chống ẩm thực phẩm mà người đó ăn phải. Vậy nên nếu thấy người thân hoặc ai đó bên cạnh mình không may ăn gói chống ẩm thì bạn hãy hướng dẫn họ uống thật nhiều nước. Lúc đó, các hạt trong cơ thể uống no nước và chúng sẽ trở nên vô hại, bài tiết ra bên ngoài. 

 Uống nước chính là phương pháp khẩn cấp khi ăn phải gói chống ẩm

Uống nước chính là phương pháp khẩn cấp khi ăn phải gói chống ẩm

Sau khi đã sơ cứu thì người ăn phải gói chống ẩm cần được đưa đến các cơ sở y tế gần nhất để xử lý dứt điểm các hạt hút ẩm còn sót lại. Việc giữ lại các chất này trong cơ thể quá lâu chúng có thể gây ra những biến chứng. Trẻ em là đối tượng cần đặc biệt chú ý, chúng chưa biết phân biệt đâu là thứ nên và không nên ăn. 

Hướng dẫn sử dụng gói chống ẩm an toàn

Mặc dù không muốn nhưng đôi khi sẽ có một lúc nào đó bạn cần phải sử dụng đến gói hút ẩm để bảo quản một số thực phẩm và đồ dùng cá nhân, vì thế bạn hãy tham khảo những gợi ý sau đây để có thể sử dụng hoạt chất này một cách an toàn, hiệu quả. 

Để xa khỏi tầm mắt và sự chú ý của trẻ em, loại bỏ ngay gói hút ẩm khi không sử dụng nữa, tuyệt đối không cho chúng tiếp xúc với những gói hút ẩm. 

Hãy chọn mua những gói hút ẩm được cung cấp bởi những đơn vị uy tín nếu cần sử dụng để có thể đảm bảo được chất lượng một cách tốt nhất. 

Để bảo an toàn cho sức khỏe của người thân và những người xung quanh thì bạn nên cẩn thật cẩn trọng khi sử dụng. Hãy nhắc nhở mọi người trong gia đình tuyệt đối không ăn, nếm thử các hạt hút ẩm hoặc ngâm hạt hút ẩm vào các dung dịch hóa học khác để tạo ra các phản ứng hóa học không tốt gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nghiêm túc thực hiện theo cảnh báo mà nhà sản xuất in trên bao bì.

Cách tự làm túi chống ẩm cho máy ảnh tại nhà

Nếu các bạn không có điều kiện để mua hạt hút ẩm Silicagel thì cũng có thể tận dụng vôi sống (CaO) để làm hạt chống ẩm máy ảnh cũng vô cùng hiệu quả.

Bước 1: Chuẩn bị vôi sống với lượng vừa đủ dùng. 

Bước 2: Đục một vài lỗ nhỏ trên nắp của hộp hút ẩm vừa làm (đục khoảng 10 đến 15 lỗ là được).

Bước 3: Sử dụng dây kẽm đã được nung nóng để xuyên qua thành hộp sao cho chia hộp thành 2 phần theo chiều ngang nhằm tạo giá đỡ cho túi chống ẩm và khoang chứa nước.

Bước 4: Đựng vôi sống trong một chiếc túi vải và buộc thật chặt lên giá đỡ của hộp nhựa mới làm rồi đậy chặt nắp hộp lại là xong.

*Lưu ý: Vôi sống có thể sinh ra nhiệt cao, gây bỏng nếu gặp nước và gây mù nếu rơi vào mắt. Do đó chúng tôi khuyên bạn chỉ nên sử dụng cách này khi không mua được gói chống ẩm Silicagel hoặc bất đắc dĩ thôi nhé.

Nghiêm túc thực hiện theo cảnh báo mà nhà sản xuất in trên bao bì.

Vậy là trong bài viết hôm nay, Điện máy Đặng Gia đã cùng bạn đi tìm lời giải cho câu hỏi “Gói chống ẩm có nguy hiểm không? có gây độc hại không và nếu không may ăn nhầm hạt chống ẩm thì cần xử lý như thế nào?" Hy vọng bạn đọc đã hiểu và nắm được bản chất, thành phần hóa học, và các kiến hữu ích như cách sơ cứu khi ăn phải hạt chống ẩm cũng như cách sử dụng hạt chống ẩm một cách an toàn. 

Chia sẻ nhận xét của bạn về Gói chống ẩm có độc không? Cách xử lý khi ăn hạt chống ẩm

Tin liên quan
Hỗ trợ online 8:00 - 18:00 | Đặt hàng online 24.24
Hỗ trợ nhanh 24/24: 0983 113 582
icon

TP.HN: -- 0983 530 698 - 0977 658 099

TP.HCM: 0965 327 282 - 0983 113 582

icon

Email: info@trungtammuasam.vn