Ngày nay, cầu nâng cắt kéo là thiết bị được sử dụng phổ biến tại các gara sửa chữa, trung tâm bảo dưỡng xe. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người chưa thực sự hiểu về thiết bị này. Vì vậy trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin về cấu tạo cầu nâng cắt kéo cũng như nguyên lý hoạt động và đặc điểm của nó.
Cầu nâng cắt kéo hay còn gọi lại cầu nâng kiểu xếp có cấu tạo khá đơn giản bao gồm 5 bộ phận chính:
Cấu tạo cầu nâng kiểu xếp
- Đế trụ: là bộ phận đảm nhận nhiệm vụ cố định cầu với mặt sàn. Bộ phận này làm từ những tấm thép được hàn gắn lại với nhau và có các lỗ để bắt vít nở với mặt sàn, tay nâng, cần bẩy của cầu. Đế trụ được chia làm hai loại là đế âm và đế nổi.
- Cần bẩy: Bộ phận này được làm từ các thanh thép chắc chắn, gắn bắt chéo với nhau tạo thành hình chữ X nối liên tiếp theo chiều dọc. Một đầu của cần bẩy được gắn cố định, còn một đầu có thể di chuyển trên thanh trượt của đế trụ mỗi khi nâng, hạ cầu.
- Bàn nâng: Đây là bộ phận giữ thăng bằng cho xe trong quá trình nâng hạ. Cầu nâng kiểu xếp có nhiều kiểu bàn nâng với kích thước đa dạng: bàn ngắn để nâng bụng xe, bàn dài nâng cả xe hoặc một số bàn nâng có thể thay đổi kích thước linh hoạt để vừa có thể nâng bụng xe vừa nâng cả xe.
- Tay nâng: được gắn với cần bẩy và đế trụ. Bộ phận này sử dụng hệ thống khí nén để đảm nhận nhiệm vụ nâng, hạ cầu.
- Bộ phận điều khiển: bao gồm các nút công tắc để người dùng thao tác cài đặt trong quá trình làm việc.
Giàn nâng kiểu xếp là thiết bị chuyên dụng để thực hiện các công việc làm lốp hay sửa chữa dưới gầm xe. Bên cạnh đó, cầu còn giúp người dùng có thể kiểm tra độ chụm của bánh xe một cách dễ dàng.
Sản phẩm này được thiết kế khá nhỏ gọn nên phù hợp với cả những tiệm sửa chữa có không gian diện tích nhỏ hẹp. Với những cầu được lắp đặt âm nền thì sau khi hạ xuống sẽ tạo thành một mặt phẳng với sàn nhà giúp người dùng có thể tận dụng tối đa diện tích để làm việc.
Cầu lắp đặt âm nền giúp người dùng tiết kiệm được diện tích làm việc
Cầu hoạt động nâng hạ êm ái, nhanh chóng, trơn tru nhờ cơ chế thủy lực khí nén. Đặc biệt, cầu còn có hệ thống chốt bảo vệ chắc chắn được khóa bằng khí nén. Vì vậy người dùng sẽ được đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình sử dụng.
Hiện nay, sản phẩm cầu nâng cắt kéo được phân thành 2 loại chính là loại thân dài và thân ngắn.
- Cầu thân ngắn: Cầu này được thiết kế cần bẩy có hình dạng 1 chữ X. Dòng sản phẩm này hoạt động nâng hạ chắc chắn, ổn định hơn so với những loại cầu khác và thường được sử dụng trong các gara sửa chữa vừa và nhỏ.
Cầu nâng cắt kéo thân ngắn
- Cầu thân dài: được thiết kế cần bẩy có hình dạng của 2 chữ X nối tiếp nhau. Với thiết kế này giúp cầu có thể nâng lên cao hơn so với loại thân ngắn phù hợp sử dụng trong những tiệm rửa xe quy mô lớn.
Cầu nâng kiểu xếp thân dài
Thiết bị này hoạt động dựa vào nguyên lý nén khí - thủy lực. Nguồn khí nén từ máy nén khí được dẫn thẳng tới bình dầu, tạo ra áp suất lên dầu truyền lực để đẩy dầu đi qua van khóa rồi vào tay nâng.
Áp suất của dầu sẽ đẩy piston bên trong tay nâng đi lên và cần bẩy sẽ được nâng lên từ từ. Trong quá trình nâng cầu lên áp suất dầu sẽ được duy trì ổn định nhờ có gioăng nhớt để không làm piston bị hạ xuống.
Khi cầu hạ xuống, van khí sẽ đóng lại và piston bị ép xuống làm dầu bị đẩy trở về bình chứa. Khi đó, cần bẩy sẽ thu lại và cầu được hạ xuống.
Chắc hẳn qua đây bạn đã hiểu về cấu tạo cầu nâng cắt kéo cùng với nguyên lý hoạt động, đặc điểm của nó. Hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích để có thể chọn mua và sử dụng hiệu quả thiết bị này.
Nếu bạn có nhu cầu mua sản phẩm hay có thắc mắc cần giải đáp thì có thể liên hệ tới Điện máy Đặng Gia qua số hotline 0977.658.099 - 0983.530.698 - 0983.113.582 - 0965.327.282 để được hỗ trợ kịp thời.
Chia sẻ nhận xét của bạn về Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của cầu nâng cắt kéo, kiểu xếp