Các phương pháp xử lý nước cho tháp giải nhiệt hiệu quả

19-07-2024, 2:15 pm 530

Xử lý nước cho tháp giải nhiệt giúp hạn chế tình trạng đóng cặn bẩn, ăn mòn,... gây ảnh hưởng đến hiệu suất giải nhiệt nước. Bài viết dưới đây chia sẻ đến bạn đọc các cách xử lý nước trong tháp giải nhiệt đơn giản và hiệu quả nhất!

Tại sao cần đảm bảo nước tháp giải nhiệt đạt chuẩn?

Nguồn nước trong tháp giải nhiệt cần đáp ứng tiêu chuẩn quy định nhằm hạn chế các tác nhân làm giảm tuổi thọ của tháp, giúp tháp vận hành bền bỉ, trơn tru, tiết kiệm nhiều chi phí bảo dưỡng và vệ sinh. Các tác nhân gồm có hiện tượng ăn mòn đường ống, hình thành nhiều cặn bẩn, rong rêu, tảo,...

 Rêu tảo phát triển thành màng nhầy, nhớt trong tháp làm giảm hiệu quả trao đổi nhiệt giữa nước và không khí

Rêu tảo phát triển thành màng nhầy, nhớt trong tháp làm giảm hiệu quả trao đổi nhiệt giữa nước và không khí

Hơn nữa, việc xử lý nước cho tháp giải nhiệt còn giúp tăng hiệu suất trao đổi nhiệt. Bởi khi cặn bẩn, bùn đất, khoáng chất tích tụ nhiều tại bề mặt trao đổi nhiệt tạo điều kiện cho rong rêu, tảo, vi sinh vật phát triển mạnh. Đây chính là nguyên nhân khiến hiệu quả làm mát của tháp bị sụt giảm đáng kể.

Nước trong tháp giải nhiệt không đạt chuẩn có đặc điểm sau:

  • Độ pH thấp, chứa nhiều kim loại nặng giúp đẩy nhanh quá trình ăn mòn đường ống, các linh kiện bên trong.
  • Nước chứa nhiều chất khoáng (nước cứng), bùn đất, cặn bẩn hình thành cáu cặn, tạo điều kiện cho rong rêu phát triển,...

Các tiêu chuẩn nước tháp giải nhiệt

Để nâng cao độ bền và khả năng giải nhiệt thì người dùng cần đáp ứng các tiêu chuẩn nước tháp giải nhiệt sau:

  • Độ pH của nước trong tháp giải nhiệt cần duy trì ổn định từ 6.5 - 8.5, tốt nhất là 7.
  • Hàm lượng chất rắn trong nước không quá cao, dưới 1000ppm hoặc thấp hơn tùy theo yêu cầu của từng doanh nghiệp.
  • Hàm lượng chất rắn không hòa tan trong nước thấp, nên giữ mức ổn định dưới 5mg/L.
  • Hàm lượng vi khuẩn tiêu chuẩn giới hạn dưới 10^5CF/mL.
  • Hàm lượng các kim loại nặng (sắt, nhôm, kẽm, đồng) trong nước tuân thủ theo quy định của từng ngành công nghiệp. Thường là dưới 0.2ppm đối với đồng, dưới 0.3ppm đối với sắt, dưới 5ppm đối với kẽm và dưới 0.2ppm đối với nhôm.
  • Độ cứng của nước trong tháp giải nhiệt tiêu chuẩn nằm trong khoảng từ 100 - 500ppm CaCO3.
  • Hàm lượng clo dao động từ 0.5 - 2.0ppm nhằm hạn chế sự phát triển của tảo, vi khuẩn.
  • Chỉ số bão hòa của nước tiêu chuẩn nằm trong khoảng từ 0 đến 1. Thấp hơn mức này gây nên hiện tượng ăn mòn và cao hơn sẽ hình thành cặn bẩn.

 Tiêu chuẩn về nguồn nước trong hệ thống tháp giải nhiệt

Tiêu chuẩn về nguồn nước trong hệ thống tháp giải nhiệt

Các phương pháp xử lý nước cho tháp giải nhiệt

Loại bỏ chất khoáng gây đóng cặn bằng cách xử lý nước đầu vào

  • Xử lý nước đầu vào cho tháp giải nhiệt rất đơn giản, bằng nhiều cách như loại bỏ rác thô, khử kiểm, làm mềm nước, trao đổi ion,... để loại bỏ tạp chất, chất khoáng gây cáu cặn trong nước cấp. Tùy theo đặc điểm tính chất nước của từng khu vực sẽ có giải pháp phù hợp.
  • Với nguồn nước có độ cứng cao, ta cần áp dụng phương pháp làm mềm nước. Nếu nguồn nước có kiềm cao thì tiến hành khử kiềm. Nếu nguồn nước gặp cả hai vấn đề trên thì dùng phương pháp trao đổi ion.
  • Làm mềm nước cứng: Sử dụng các hóa chất như Na3PO4, Na2CO3, Ca(OH)2, NaOH. Bằng cách này có thể làm kết tủa các hợp chất trong nước, giúp nước có “kết cấu” mềm hơn.
  • Phương pháp khử kiềm: Phổ biến nhất là khử kiềm bằng hạt cation tái sinh bằng H+ và Na+, bằng anion mạnh và hạt cation yếu. Tùy theo tính chất của nước để lựa chọn phương pháp khử phù hợp.
  • Phương pháp trao đổi ion: Đây thực chất là quá trình làm mềm nước bằng Na-cationit. Phương pháp này có ưu điểm là chi phí hợp lý, hiệu quả cao nên được nhiều đơn vị lựa chọn.

 Các phương pháp xử lý nguồn nước đầu vào trong tháp

Các phương pháp xử lý nguồn nước đầu vào trong tháp

Điều chỉnh độ pH của nước trong tháp giải nhiệt

Điều chỉnh độ pH là phương pháp xử lý nước cho tháp giải nhiệt khi độ pH của nước đầu vào không đạt chuẩn. Cách làm này được thực hiện bằng cách bổ sung thêm các hóa chất để điều chỉnh và duy trì độ pH của nước, tạo môi trường nước phù hợp giúp tháp đạt hoạt động hiệu quả nhất.

Để điều chỉnh độ pH về ngưỡng cho phép, người ta thường sử dụng các loại axit như acid sulfuric (H2SO4), NaOH, H3PO4, Na2CO3,... Những hóa chất này được bơm định lượng vào trong nước.

 Cân bằng độ pH cho nước

Cân bằng độ pH cho nước

10+ hóa chất xử lý nước cho tháp giải nhiệt hiệu quả

Hóa chất chống cáu cặn, ăn mòn tháp

  • GenGard GN8220: Ngăn ngừa ăn mòn, hạn chế tạp chất, chất khoáng đóng cặn, kết tủa trong tháp. Loại hóa chất này không chứa ion nặng, kẽm, cromat nên khá an toàn, không gây hại cho sức khỏe người dùng.
  • SP-01: Có dạng lỏng, màu vàng nhạt, hòa tan được trong nước. Pha hóa chất theo tỉ lệ 5 ÷ 12g/l và cho chạy tuần hoàn trong hệ thống.
  • HL – Chem B106: Có tác dụng loại bỏ muối khoáng tích tụ lâu ngày trong tháp. Đồng thời giúp trung hòa acid cacbon trong nước cấp và điều chỉnh độ kiềm.
  • SP-A200: Hóa chất xử lý nước cho tháp giải nhiệt này có tính tẩy mạnh; giúp loại bỏ đá vôi, cặn canxi, rỉ sét,... trong hệ thống. Pha hóa chất theo tỉ lệ 3 - 10% rồi ngâm hoặc cho chạy tuần hoàn trong hệ thống.
  • Maxtreat 2730: Giúp loại bỏ các tác nhân gây ăn mòn tháp như kim loại nặng, vi khuẩn,...
  • NC-CT90: Hóa chất này có tác dụng chống ăn mòn trong tháp; thích hợp dùng để xử lý nguồn nước chứa nhiều khoáng chất và các ion hoạt động mạnh.
  • H2001: Xử lý nguồn nước chứa nhiều hợp chất hữu cơ, hạn chế mùi khó chịu trong hệ thống. Bên cạnh đó, H2001 còn giúp chống lại quá trình ăn mòn tháp của các kim loại nặng.

Một số hóa chất xử lý nước cho tháp giải nhiệt khác: NonPhosAR-900, Total sperse-100, NC-300Si, NC – PolyA100,...

 Các hóa chất giúp xử lý triệt để tình trạng đóng cặn bẩn bên trong tháp

Các hóa chất giúp xử lý triệt để tình trạng đóng cặn bẩn bên trong tháp

Hóa chất cooling tower ức chế vi sinh vật, rong rêu phát triển

  • SP-05: Chiết suất dưới dạng dung dịch với tính axit nhẹ, không gây hại cho da tay. Sản phẩm có tác dụng hỗ trợ diệu nấm, rong rêu, tảo,... gây ảnh hưởng đến tuổi thọ và quá trình vận hành của hệ thống.
  • Green SX801: Đây là một trong những loại hóa chất xử lý rong rêu tháp giải nhiệt hiệu quả nhất. Đồng thời, hạn chế tình trạng cáu cặn làm tắc nghẽn đường ống.
  • BSG 100: Hóa chất này có công dụng tuyệt vời giúp loại bỏ rong rêu, vi khuẩn phát triển thành màng nhầy trong hệ thống. Sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh, hiệu quả cao nên bạn cần chú ý không tiếp xúc trực tiếp với da tay và bảo quản nơi khô ráo.
  • SP-06: Có tính acid nhẹ, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, nấm, rong rêu trong hệ thống tuần hoàn hở. Đồng thời giảm hình thành cáu cặn, ăn mòn do một số loại vi khuẩn gây nên.
  • Maxtreat 652 và 606: Maxtreat 652 có khả năng xử lý nhanh gọn, triệt để các loại vi khuẩn, nấm, vi sinh vật, rong rêu trong tháp. Maxtreat 606 có hiệu quả trong việc kiểm soát sự hình thành lớp màng nhầy sinh học của vi khuẩn, rong tảo có trong nước tháp giải nhiệt.

 Hóa chất xử lý tình trạng rong, rêu trong tháp

Hóa chất xử lý tình trạng rong, rêu trong tháp

Quy trình dùng hóa chất xử lý nước cho tháp giải nhiệt

Quy trình sử dụng hóa chất để vệ sinh tháp giải nhiệt như sau:

  • Bước 1: Tính toán lượng nước cần thiết để vệ sinh tháp.
  • Bước 2: Pha hóa chất theo tỷ lệ khuyến cáo của nhà sản xuất. Không nên phá quá đặc hoặc quá lãng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả.
  • Bước 3: Bơm tuần hoàn dung dịch vừa pha để chúng đi khắp hệ thống.
  • Bước 4: Dùng máy bơm áp lực cao để vệ sinh đế bồn và bề mặt giải nhiệt của tháp.
  • Bước 5: Dùng nước sạch để loại bỏ hoàn toàn hóa chất trong hệ thống.
  • Bước 6: Bơm nước mới vào hệ thống và tiến hành kiểm tra độ pH của nước trong tháp. Nếu độ pH đạt chuẩn thì vận hành tháp như bình thường.

Quy tắc an toàn khi dùng hóa chất xử lý nước tháp giải nhiệt

Lựa chọn hóa chất xử lý nước cho tháp giải nhiệt có khả năng chống cặn bẩn, chống ăn mòn và ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Kiểm tra kỹ xem hóa chất có gây ra phản ứng hóa học làm gỉ sét hay ăn mòn linh kiện kim loại không.

  • Nếu muốn kết hợp nhiều loại hóa chất để gia tăng hiệu quả thì cần tham khảo ý kiến từ các chuyên gia để tránh rủi ro ngoài ý muốn.
  • Kiểm soát chặt chẽ thời gian tuần hoàn của hóa chất trong hệ thống, tránh tình trạng để quá lâu gây ăn mòn các linh kiện tháp.
  • Đảm bảo yếu tố an toàn trước khi thực hiện bằng cách ngắt điện hệ thống, đặt biển cảnh báo, trang bị đầy đủ đồ bảo hộ,...
  • Pha hóa chất theo đúng nồng độ và liều lượng chỉ dẫn; bảo quản hóa chất đúng cách.

 Các quy tắc an toàn khi dùng hóa chất vệ sinh tháp

Các quy tắc an toàn khi dùng hóa chất vệ sinh tháp

Xử lý nước cho tháp giải nhiệt là rất cần thiết, đảm bảo tuổi thọ và nâng cao hiệu quả làm việc của thiết bị. Mong rằng bài viết trên sẽ mang đến nhiều kinh nghiệm hữu ích cho các doanh nghiệp, đơn vị đang sử dụng thiết bị làm mát này.

 

Chia sẻ nhận xét của bạn về Các phương pháp xử lý nước cho tháp giải nhiệt hiệu quả

Tin liên quan
Hỗ trợ online 8:00 - 18:00 | Đặt hàng online 24.24
Hỗ trợ nhanh 24/24: 0983 530 698
icon

TP.HN: -- 0983 530 698 - 0977 658 099

TP.HCM: 0965 327 282 - 0983 113 582

icon

Email: info@trungtammuasam.vn